“Khi mắc COVID-19 phải làm gì?”

Theo dõi VGT trên

Nếu mắc COVID-19, bạn sẽ phải làm gì? Nhiều bạn chưa biết xử lý thế nào khi nhận thông tin mắc COVID-19. Để giải đáp những thắc mắc trên, Cục Quân y (Học viện Quân y) đã đưa ra 100 câu hỏi – đáp về dịch bệnh COVID-19.

Khi mắc COVID-19 phải làm gì? - Hình 1

41. Người mắc COVID-19 có biểu hiện gì?

Các triệu chứng lâm sàng ban đầu hay gặp là sốt, ho khan, mệt mỏi, đau cơ. Một số trường hợp có thể có đau họng, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy. Những trường hợp nặng xuất hiện viêm phổi; khó thở do viêm phổi nặng, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS); suy chức năng các cơ quan. Các triệu chứng của bệnh xuất hiện sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh từ 2 – 14 ngày.

42. M ắc COVID- 19 nếu không được điều trị có thể dẫn đến những hậu quả gì?

Người mắc COVID-19 có thể tiến triển ở nhiều mức độ khác nhau, nhẹ thì có thể tự khỏi, nặng có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển, suy chức năng các cơ quan dẫn tới tử vong. Theo số liệu đã công bố hiện nay, tỉ lệ tử vong khoảng trên 2%. Bệnh diễn biến nặng thường xuất hiện ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.

43. Tôi đang tự theo dõi vì nghi ngờ mình bị mắc COVID- 19, khi có dấu hiệu gì thì tôi phải báo ngay cho cơ quan y tế?

Theo qui định hiện nay của Bộ Y tế, người đến, ở và về từ nơi có dịch hoặc tiếp xúc với người nghi bị nhiễm virus SARS-CoV-2 trong vòng 14 ngày phải báo cho cơ quan y tế để được theo dõi và cách ly. Khi có dấu hiệu ho, sốt, khó thở cần đeo khẩu trang thường xuyên và đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

44. Có phải cứ ho, sốt là mắc COVID-19 hay không?

Ho, sốt là biểu hiện của nhiều bệnh lý cấp và mạn tính khác nhau liên quan đến đường hô hấp. Bệnh do COVID-19 là một bệnh viêm đường hô hấp cấp. Có nhiều nguyên nhân có thể gây viêm đường hô hấp cấp tính như các loại vi khuẩn gây bệnh; các loại virus như virus cúm mùa, virus á cúm, virus hô hấp hợp bào… Do đó, không phải cứ có ho, sốt là đều biểu hiện bị bệnh do COVID-19.

Người bệnh bị ho, sốt mà có đến, ở và về từ nơi có dịch hoặc tiếp xúc với người nghi bị nhiễm Covid-19 trong vòng 14 ngày thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và xét nghiệm chẩn đoán bệnh có do Covid-19 hay không?

45. Để khẳng định chắc chắn mắc COVID-19 thì cần làm những xét nghiệm gì?

Theo qui định hiện nay của Bộ Y tế, xét nghiệm khẳng định chắc chắn mắc COVID-19 được tiến hành tại các cơ sở y tế được Bộ Y tế cho phép thực hiện và công bố kết quả xét nghiệm.

Hiện nay, kỹ thuật xác định mắc COVID-19 gồm kỹ thuật giải trình tự gene thế hệ mới (NGS) và kỹ thuật Real time RT-PCR với bệnh phẩm là dịch đường hô hấp, đờm, dịch nội khí quản được thu thập và bảo quản trong môi trường phù hợp.

46. Nếu chỉ ho, sốt, khó thở nhẹ, tôi có phải đi bệnh viện không?

Nếu bị ho, sốt mà có khó thở dù khó thở nhẹ cũng nên đến cơ sở y tế để được khám và xác định nguyên nhân gây bệnh, vì trong khi chưa được chẩn đoán và điều trị phù hợp, khó thở nhẹ có thể tiến triển thành khó thở nặng.

Theo qui định hiện nay của Bộ Y tế, nếu sốt, ho, khó thở mà trong vòng 14 ngày trước đó, người bệnh có đến, ở và về từ nơi có dịch hoặc tiếp xúc với người nghi bị nhiễm virus SARS-CoV-2 thì ngay lập tức phải đeo khẩu trang, đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Cần gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.

Khi mắc COVID-19 phải làm gì? - Hình 2

47. Để cho yên tâm tôi có nên đến thẳng các bệnh viện lớn tuyến trung ương để khám và làm xét nghiệm không?

Nói chung, khi bị mắc bệnh, người bệnh cần đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, tiên lượng bệnh và điều trị. Nếu cần thiết, người bệnh sẽ được chuyển tuyến trên.

Đối với bệnh do COVID-19, theo quy định của Bộ Y tế và tình hình dịch như hiện nay, người bệnh nghi ngờ mắc viêm đường hô hấp cấp tính do COVID-19 được tiếp nhận và theo dõi cách ly triệt để, điều trị ở bệnh viện tuyến huyện trở lên; khi cần thiết, người bệnh sẽ được chuyển tuyến trên. Do đó, nếu nghi bị mắc bệnh do COVID-19, người bệnh nên đến bệnh viện tuyến huyện trở lên gần nhất, không nhất thiết phải đến thẳng các bệnh viện lớn tuyến trung ương để khám và làm xét nghiệm.

Nếu tình hình dịch diễn biến phức tạp hơn, tùy theo cấp độ dịch, Bộ Y tế và Cục Quân y có thể sẽ đưa ra các qui định khác về phân tuyến, chuyển tuyến cách ly và điều trị người bệnh.

48. Hiện nay đã có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh COVID-19 chưa?

Video đang HOT

Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới và các tổ chức y tế khác chưa có khuyến cáo thuốc điều trị đặc hiệu nào cho viêm phổi do COVID-19. Một số thuốc kháng virus đang được nghiên cứu về hiệu quả điều trị và tính an toàn cho bệnh nhân mắc COVID-19.

49. Thông tin về thuốc điều trị HIV chữa được COVID-19 là đúng hay sai?

Hiện nay, các nhà khoa học Trung Quốc và một số nước trên Thế giới đang nghiên cứu hiệu quả điều trị và tính an toàn của thuốc điều trị HIV (Antiretroviral – ARV) để điều trị COVID-19. Tuy nhiên chưa có công bố chính thức về các kết quả nghiên cứu này.

50. Hiện nay các biện pháp chính để điều trị bệnh do COVID-19 là gì?

Do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nên việc điều trị hỗ trợ nâng đỡ thể trạng, sức đề kháng và điều trị triệu chứng là chủ yếu. Cần theo dõi và phát hiện sớm, xử lý kịp thời các ca bệnh nặng, nguy kịch như suy hô hấp hoặc suy các tạng khác.

Mời độc giả đón đọc phần 6: “Ai phải cách ly, cách ly thế nào trong dịch COVID-19?” trên Lao Động điện tử vào 9h30 ngày 1.4

PGS.TS.BS LÊ VĂN ĐÔNG (HỌC VIỆN QUÂN Y) – TỔ TRƯỞNG TỔ BIÊN SOẠN

100 câu hỏi đáp hữu ích về dịch bệnh COVID-19 (Phần 1)

Dịch COVID-19 đang xảy ra tại nhiều nước trên thế giới. Nhiều người lo lắng dịch sẽ kéo dài bao lâu? Để giải đáp những câu hỏi xung quanh dịch bệnh, Cục Quân y (Học viện Quân y) đã đưa ra 100 câu hỏi - đáp về dịch bệnh COVID-19.

Được phép của nhóm biên soạn, Báo Lao Động xin đăng từng phần, mỗi phần 10 câu hỏi - đáp, bắt đầu khởi đăng từ 27.3. Mời bạn đọc đón xem.

100 câu hỏi đáp hữu ích về dịch bệnh COVID-19 (Phần 1) - Hình 1

Xét nghiệm xác định mắc COVI-19. Ảnh: Sơn Tùng.

1. Thế nào là bệnh truyền nhiễm?

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Ví dụ: Bệnh cúm mùa lây trực tiếp từ người sang người, bệnh sốt xuất huyết lây từ người sang người qua muỗi đốt, bệnh cúm gia cầm lây từ gia cầm sang người.

2. Thế nào là dịch bệnh truyền nhiễm?

Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 quy định "Dịch là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định". Tuy nhiên, khái niệm trên được hiểu với những bệnh đã từng xảy ra trước đó (điển hình là cúm và sốt xuất huyết).

Trường hợp hội chứng viêm đường hô hấp cấp nặng (SARS) xuất hiện năm 2002 hay hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) xuất hiện năm 2012 và dịch COVID-19 lần này là những bệnh mới, lần đầu tiên xuất hiện thì các cơ quan y tế sẽ căn cứ vào khả năng lây lan, mức độ gây tử vong, đã có thuốc đặc trị và vắc xin chưa để cân nhắc xác định dịch.

3. Dịch COVID-19 là gì?

Dịch COVID-19 viết tắt của cụm từ "Coronavirus disease 2019", là dịch bệnh do virus Corona gây ra và xuất hiện lần đầu năm 2019. Dịch bệnh này xuất hiện đầu tiên ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, trong đó nhiều người cùng bị viêm đường hô hấp cấp.

Tác nhân gây bệnh sau đó được xác định là một chủng mới của virus Corona. Chủng virus mới này được tìm ra năm 2019 nên được ký hiệu là 2019-nCoV (viết tắt của cụm từ "2019 Novel Coronavirus"). Vì thế, ban đầu dịch bệnh này có tên là "Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona 2019-nCoV".

Tên dịch bệnh vừa mô tả biểu biện bệnh và tác nhân gây bệnh nên thường rất dài. Để ngắn gọn, trong thời gian đầu giới chuyên môn và các phương tiện truyền thông ở nước ta thường gọi tắt dịch bệnh này là:

- Dịch viêm đường hô hấp cấp do "virus Corona mới" hoặc "virus Corona chủng mới" hoặc "chủng mới của virus Corona" (vì trước đây đã có các dịch viêm đường hô hấp cấp do các chủng virus Corona khác gây ra); hoặc

- Dịch viêm đường hô hấp cấp do 2019-nCoV (chỉ nêu tác nhân gây bệnh); hoặc

- Dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV (nêu ngắn gọn tác nhân gây bệnh nCoV đã đủ để phân biệt với tất cả các chủng virus khác đồng thời dễ phát âm hơn 2019-nCoV).

Vấn đề gọi tên dài dòng, phức tạp và khó phát âm (nhất là cụm từ "2019-nCoV") không chỉ xảy ra trong tiếng Việt mà ngay cả trong các ngôn ngữ quốc tế khác. Bên cạnh đó, chủng virus này còn được một số phòng thí nghiệm khác ký hiệu là SARS-CoV-2.

Sau khi thống nhất các chuyên gia toàn cầu, ngày 11 tháng 2 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức gọi tên bệnh này là COVID-19 (viết tắt của cụm từ "Coronavirrus disease 2019") với ý nghĩa là bệnh do virus Corona gây ra và xuất hiện lần đầu năm 2019.

Phương thức đặt tên mới này cũng được WHO xác định làm công thức chuẩn để đặt tên những bệnh mới khác có thể xuất hiện trong tương lai, trong đó có quan tâm cả vấn đề dễ phát âm, đầy đủ thông tin, bỏ qua các yếu tố địa danh để tránh nguy cơ phát sinh sự kỳ thị.

4. Khi nào nước ta công bố dịch bệnh?

Điều 30 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 quy định nguyên tắc, thẩm quyền, thời hạn và điều kiện công bố dịch như sau:

1. Việc công bố dịch được thực hiện theo nguyên tắc sau đây: a) Mọi trường hợp có dịch đều phải được công bố.

b) Việc công bố dịch và hết dịch phải công khai, chính xác, kịp thời và đúng thẩm quyền.

2. Thẩm quyền công bố dịch được quy định như sau:

a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố dịch theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và nhóm C.

b) Bộ trưởng Bộ Y tế công bố dịch theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và đối với một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B khi có từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên đã công bố dịch.

c) Thủ tướng Chính phủ công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.

3. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị công bố dịch, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này quyết định việc công bố dịch.

4. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể điều kiện công bố dịch.

5. Có phải dịch COVID-19 nguy hiểm hơn các dịch bệnh khác nên Thủ tướng Chính phủ công bố dịch?

Việc Thủ tướng Chính phủ công bố dịch bệnh này là thực hiện theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 (xem câu 4) vì COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A (nhóm đặc biệt nguy hiểm), đồng thời lại là bệnh mới xuất hiện, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin.

6. Dịch COVID-19 nguy hiểm như thế nào?

Theo Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, các bệnh truyền nhiễm được phân chia làm 3 nhóm:

- Nhóm A: Là những bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, lây truyền nhanh; phát tán rộng; tỉ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

- Nhóm B: Là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.

- Nhóm C: Là các bệnh ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh và ít gây tử vong.

Trên cơ sở đó, dịch COVID-19 được Bộ Y tế xếp vào nhóm A - nhóm đặc biệt nguy hiểm vì bệnh có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và cũng chưa có vắc xin phòng bệnh, tỉ lệ tử vong ban đầu được dự báo tới 5% - trên thực tế tại thời điểm này (17.2.2020) đang ở mức khoảng 2%.

7. Dịch COVID-19 xuất hiện như thế nào?

Do những người đầu tiên bị bệnh đều có liên quan đến một địa điểm mua bán động vật hoang dã ở Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc và tác nhân gây bệnh được tìm thấy ở người bệnh là virus Corona - loại virus phổ biến gây bệnh ở động vật; mặt khác chủng virus này hoàn toàn mới nên được cho là 15 virus Corona vốn lưu hành ở động vật đã biến đổi (tiến hóa) thành virus gây bệnh cho người (tương tự virus Corona gây bệnh SARS lây từ cầy hương sang người, virus Corona gây bệnh viêm đường hô hấp Trung Đông lây từ lạc đà sang người).

Tiếp đó người hoặc những người đầu tiên nhiễm virus từ động vật lại trở thành nguồn phát tán và lây nhiễm virus sang người khác, làm cho bệnh trở thành dịch bệnh lây truyền từ người sang người.

Một bệnh nếu chỉ lây từ động vật sang người rồi dừng lại ở người bị nhiễm bệnh từ động vật, không tiếp tục lây từ người sang người (như cúm gia cầm) thì việc kiểm soát còn tương đối thuận lợi (cách ly, thậm chí tiêu hủy toàn bộ nguồn phát tán mầm bệnh là động vật).

Khi bệnh từ động vật lây sang người rồi lại tiếp tục lây từ người sang người thì việc kiểm soát sẽ trở nên vô cùng khó khăn như SARS, MERS và COVID-19 hiện nay. Như vậy, sau dịch SARS do virus SARS-CoV-2 lây từ cầy hương sang người, dịch viêm đường hô hấp Trung Đông do virus MERS-CoV lây từ lạc đà sang người; nay dịch COVID-19 cũng do virus Corona lây từ động vật hoang dã (nhiều khả năng từ dơi hoặc tê tê hoặc rắn) sang người, càng có thêm cơ sở để khuyến cáo người dân tránh tiếp xúc với động vật hoang dã.

Đặc biệt, việc mua bán, giết thịt động vật hoang dã có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao do con người tiếp xúc trực tiếp với các chất bài tiết và thịt sống của động vật hoang dã.

8. Dịch COVID-19 lan truyền bằng cách nào?

Hiện nay, phương thức lây truyền chính xác từ động vật sang người còn chưa rõ; điều chắc chắn là người (hoặc những người) đầu tiên nhiễm virus từ động vật truyền sang có tiếp xúc với nguồn chứa virus do động vật phát tán (chất thải, dịch tiết, thịt sống...).

Từ những nguồn này virus gây bệnh COVID-19 đã nhiễm vào các tế bào ở đường hô hấp của người nhiễm mầm bệnh. Tại đây, virus nhân lên gây bệnh cho đường hô hấp, đồng thời phát tán ra ngoài qua đường hô hấp trên của người bệnh để rồi lây truyền từ người này sang người khác.

Virus lây truyền từ người sang người qua ba đường chính: Giọt bắn, không khí và tiếp xúc bề mặt có virus. Từ trong đường hô hấp của người nhiễm mầm bệnh (có thể có triệu chứng bị bệnh hoặc không), virus SARS-CoV-2 được phát tán ra bên ngoài khi người mang mầm bệnh ho, hắt hơi (mà không đeo khẩu trang) làm bắn ra các giọt chất lỏng kích thước từ 5m (micromet) trở lên gọi là giọt bắn làm người xung quanh hít phải các giọt bắn chứa virus và nhiễm bệnh; khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc được chăm sóc y tế bằng các thủ thuật hút đờm dãi hoặc khí dung, virus từ đường hô hấp được phát tán ra trong các giọt có kích thước dưới 5m vào không khí làm người xung quanh hít phải không khí chứa virus và nhiễm bệnh; virus từ các giọt bắn hoặc không khí bám vào các bề mặt (khẩu trang, quần áo, đồ dùng xung quanh...), sau đó người khác chạm vào bề mặt này và nhiễm virus gây bệnh.

Từ ba đường lây chính này, các biện pháp dự phòng được khuyến cáo là đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát trùng.

- Đối với người bệnh có triệu chứng hoặc người mang mầm bệnh không triệu chứng (mới bị nhiễm còn đang ở giai đoạn ủ bệnh hoặc người mang mầm bệnh không triệu chứng thực thụ), đeo khẩu trang là cách hiệu quả để ngăn phát tán giọt bắn ra môi trường xung quanh khi ho hoặc hắt hơi. Những người này cần đeo khẩu trang và cách ly là thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, giúp hạn chế nguồn tác nhân gây bệnh truyền nhiễm ra cộng đồng.

- Người chưa nhiễm virus đeo khẩu trang y tế thông thường đúng cách đã có thể ngăn ngừa một cách hiệu quả đường lây nhiễm do giọt bắn.

- Lây qua đường không khí thường chỉ gặp trong tình huống chăm sóc y tế có tiến hành các thao tác khí dung hoặc hút đờm dãi, do vậy chỉ nhân viên y tế hoặc người nhà chăm sóc người bệnh mới cần các loại khẩu trang y tế chuyên dụng như N95.

- Rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi tiếp xúc với các bề mặt có nguy cơ cao (che miệng khi ho, hắt hơi; chạm tay vào khẩu trang đã sử dụng, ống tay áo che mũi/miệng khi ho, hắt hơi; tay nắm cửa, nút bấm thang máy, điện thoại di động...), đồng thời tập thói quen không cho tay bẩn vào miệng, mũi, mắt là cách hiệu quả nhất để ngăn cản đường lây qua tiếp xúc bề mặt có virus.

9. Dịch COVID-19 so với dịch SARS và dịch viêm đường hô hấp Trung Đông (MERS), dịch nào nguy hiểm hơn?

Dịch nào nguy hiểm hơn còn tùy thuộc vào tiêu chí đánh giá:

- Tỉ lệ tử vong: Tỉ lệ tử vong do SARS là 9,6%, do MERS trên 30% cao hơn so với COVID-19 (hiện tại khoảng 2%).

- Mức độ lây lan và số người nhiễm: COVID-19 có mức độ lây lan nhanh hơn và số người nhiễm nhiều hơn.

Từ hai tiêu chí trên cho thấy, với cá nhân một người bị nhiễm bệnh thì SARS và MERS nguy hiểm hơn; với cộng đồng thì COVID-19 nguy hiểm và gây thiệt hại nhiều hơn. Nói cách khác, bệnh SARS, bệnh MERS nguy hiểm hơn bệnh COVID-19; còn dịch COVID-19 nguy hiểm hơn dịch SARS và dịch MERS.

Điều này cho thấy mỗi cá nhân đều phải có trách nhiệm lớn trong việc bảo vệ cộng đồng.

10. Dịch COVID-19 sẽ kéo dài bao lâu?

Muốn hết dịch thì cần phải thực hiện tổng hợp tất cả các biện pháp để cắt đứt sự lây nhiễm, không để xuất hiện những ca nhiễm mới. Ngoài các giải pháp do con người thực hiện, điều kiện thời tiết cũng ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại của mầm bệnh ở môi trường và sức đề kháng của con người với mầm bệnh.

Dựa vào diễn biến thời tiết và các kết quả thu được từ các biện pháp phòng chống dịch hiện nay, một số nhà dịch tễ học dự đoán dịch sẽ kéo dài khoảng 2 - 3 tháng nữa. Tuy nhiên yếu tố con người vẫn có vai trò quyết định mức độ thiệt hại do dịch bệnh gây ra, đòi hỏi các chính phủ phải triển khai tích cực các biện pháp phòng chống dịch và mỗi người dân phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch được triển khai.

PGS.TS.BS LÊ VĂN ĐÔNG (HỌC VIỆN QUÂN Y) - TỔ TRƯỞNG TỔ BIÊN SOẠN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nam sinh 17 tuổi mắc bệnh gút mạn mà không hề hay biếtNam sinh 17 tuổi mắc bệnh gút mạn mà không hề hay biết
04:57:04 18/01/2025
Chuyên gia: Bệnh suy thận mạn tính ngày càng trẻ hóaChuyên gia: Bệnh suy thận mạn tính ngày càng trẻ hóa
20:08:11 16/01/2025
Những loại dầu ăn nào bị coi là có hại cho sức khỏe?Những loại dầu ăn nào bị coi là có hại cho sức khỏe?
21:37:17 16/01/2025
Ăn cam, quýt có giúp giải rượu?Ăn cam, quýt có giúp giải rượu?
19:58:43 16/01/2025
Nhiễm trùng nặng vì bôi cao sim chữa bỏng bô xe máyNhiễm trùng nặng vì bôi cao sim chữa bỏng bô xe máy
04:27:51 18/01/2025
Suy tim, đột quỵ vì không tuân thủ điều trị bệnh cơ timSuy tim, đột quỵ vì không tuân thủ điều trị bệnh cơ tim
05:02:08 18/01/2025
5 thói quen vào buổi sáng để khắc phục tình trạng gan nhiễm mỡ5 thói quen vào buổi sáng để khắc phục tình trạng gan nhiễm mỡ
20:17:43 16/01/2025
Hai bài tập thở loại bỏ độc tố giúp cơ thể khỏe đẹpHai bài tập thở loại bỏ độc tố giúp cơ thể khỏe đẹp
21:36:05 16/01/2025

Tin đang nóng

Clip bà xã Cường Đô La mang xấp tiền mặt gần 300 triệu đưa tận tay cho người này, mối quan hệ gây bất ngờClip bà xã Cường Đô La mang xấp tiền mặt gần 300 triệu đưa tận tay cho người này, mối quan hệ gây bất ngờ
12:07:24 18/01/2025
Tăng giá nhiều tỷ đồng sau AFF Cup, Nguyễn Xuân Son đi vào lịch sử đội tuyển Việt NamTăng giá nhiều tỷ đồng sau AFF Cup, Nguyễn Xuân Son đi vào lịch sử đội tuyển Việt Nam
12:45:42 18/01/2025
Phương Oanh hé lộ khoảnh khắc đời thường của cặp sinh đôi, biểu cảm 2 nhóc tì ra sao mà khiến netizen "đổ rầm rầm"?Phương Oanh hé lộ khoảnh khắc đời thường của cặp sinh đôi, biểu cảm 2 nhóc tì ra sao mà khiến netizen "đổ rầm rầm"?
13:52:18 18/01/2025
Sao nữ hạng A và chồng đại gia chính thức kết thúc cuộc hôn nhân giả tạo sau 18 ngày hàn gắn trên truyền hìnhSao nữ hạng A và chồng đại gia chính thức kết thúc cuộc hôn nhân giả tạo sau 18 ngày hàn gắn trên truyền hình
11:58:30 18/01/2025
Song Joong Ki lâm khủng hoảng trầm trọng: Bị soi thô lỗ với vợ, khóc lóc giả tạoSong Joong Ki lâm khủng hoảng trầm trọng: Bị soi thô lỗ với vợ, khóc lóc giả tạo
11:49:41 18/01/2025
Truyền thông bóc chi tiết rùng mình Triệu Lộ Tư bị cưỡng ép trở lại giữa lúc kiệt quệ, tất cả đều vì số tiền 350 tỷTruyền thông bóc chi tiết rùng mình Triệu Lộ Tư bị cưỡng ép trở lại giữa lúc kiệt quệ, tất cả đều vì số tiền 350 tỷ
14:02:43 18/01/2025
Thiên An nói gì khi bị réo tên vào vụ cô gái lên bài "bóc phốt" Jack 4 năm trước bất ngờ tiết lộ người đứng sau dàn dựng?Thiên An nói gì khi bị réo tên vào vụ cô gái lên bài "bóc phốt" Jack 4 năm trước bất ngờ tiết lộ người đứng sau dàn dựng?
13:42:36 18/01/2025
Hoa hậu Thanh Thuỷ và SOOBIN đính chínhHoa hậu Thanh Thuỷ và SOOBIN đính chính
13:57:10 18/01/2025

Tin mới nhất

Các loại quả ít nguy cơ tồn dư thuốc trừ sâu nhất

Các loại quả ít nguy cơ tồn dư thuốc trừ sâu nhất

08:43:51 18/01/2025
Vỏ bơ dày và không ăn được đóng vai trò như một rào chắn tự nhiên, ngăn thuốc trừ sâu xâm nhập vào phần bên trong. Mặc dù vậy, bạn vẫn nên rửa sạch vỏ bơ để tránh vi khuẩn hoặc chất ô nhiễm từ vỏ chuyển sang các phần khác khi cắt.
Bệnh dại có nguy cơ gia tăng dịp Tết

Bệnh dại có nguy cơ gia tăng dịp Tết

08:32:40 18/01/2025
Dù có vắc-xin phòng bệnh, tỷ lệ tiêm phòng cho chó mèo ở một số khu vực vẫn thấp, đặc biệt là ở các quốc gia có tỷ lệ tiêm phòng cho động vật nuôi thấp như Đông Nam Á.
Thưởng thức trà shan tuyết thế nào để tránh tác dụng phụ?

Thưởng thức trà shan tuyết thế nào để tránh tác dụng phụ?

08:29:39 18/01/2025
Uống trà shan tuyết quá đặc có thể dẫn đến ngộ độc trà, dẫn đến mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn và tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch và huyết áp. Nên thưởng thức trà pha ở nồng độ nhẹ hoặc vừa phải để tránh những tác dụng phụ tiềm ẩn...
3 loại hạt tốt cho tim mạch lại không lo tích mỡ bụng

3 loại hạt tốt cho tim mạch lại không lo tích mỡ bụng

06:28:12 18/01/2025
Hạt hướng dương chứa nhiều chất xơ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm cholesterol, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và giảm cảm giác thèm ăn, từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Một loại củ được xem là 'mỏ vàng' dinh dưỡng và được bác sĩ khuyên dùng

Một loại củ được xem là 'mỏ vàng' dinh dưỡng và được bác sĩ khuyên dùng

06:26:02 18/01/2025
Beta-carotene là một chất chống oxy hóa mà cơ thể chuyển hóa thành vitamin A. Chất này có rất nhiều trong khoai lang giúp duy trì thị lực tốt và tránh các bệnh như quáng gà.
5 bí quyết phòng ngừa bệnh loét dạ dày tá tràng

5 bí quyết phòng ngừa bệnh loét dạ dày tá tràng

05:24:01 18/01/2025
Loét dạ dày tá tràng là tình trạng những vết loét phát triển trên niêm mạc của dạ dày và đoạn đầu của ruột non, thường xảy ra do vi khuẩn HP và thói quen sinh hoạt không lành mạnh.
Đau đầu đột ngột: Cảnh báo căn bệnh nguy cơ tử vong nhanh chóng

Đau đầu đột ngột: Cảnh báo căn bệnh nguy cơ tử vong nhanh chóng

05:20:41 18/01/2025
Dị dạng mạch máu não ở người trẻ gây những hệ quả vô cùng nặng nề, có thể để lại di chứng suốt đời.
Nam sinh 15 tuổi tử vong vì đột quỵ

Nam sinh 15 tuổi tử vong vì đột quỵ

05:18:33 18/01/2025
Mặc dù đã được hồi sức tích cực tại Trung tâm Đột quỵ nhưng tình trạng bệnh nhân diễn biến nhanh, tiên lượng rất nặng. Sau 2 ngày cấp cứu, bác sĩ giải thích không còn khả năng cứu chữa, bệnh nhân được đưa về nhà và tử vong sau đó.
Dây đeo đồng hồ thông minh chứa hóa chất độc hại

Dây đeo đồng hồ thông minh chứa hóa chất độc hại

05:15:07 18/01/2025
Một nghiên cứu của Đại học Notre Dame phát hiện dây đeo đồng hồ thông minh và các thiết bị theo dõi sức khỏe khác chứa hàm lượng cao nhiều chất PFAS độc hại có thể thẩm thấu qua da đi vào cơ thể.
Phòng tránh biến chứng loét bàn chân, người bệnh đái tháo đường cần chăm sóc bàn chân như thế nào?

Phòng tránh biến chứng loét bàn chân, người bệnh đái tháo đường cần chăm sóc bàn chân như thế nào?

04:45:31 18/01/2025
Người bệnh mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc nhiều biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là ở bàn chân.
Cô gái sơ ý nuốt cả viên thuốc còn nguyên vỏ sắc cạnh

Cô gái sơ ý nuốt cả viên thuốc còn nguyên vỏ sắc cạnh

04:43:31 18/01/2025
Bác sĩ khuyến cáo cả người lớn lẫn trẻ nhỏ phải luôn cẩn thận trong việc uống thuốc và dùng các thực phẩm. Nên kiểm tra và đọc kỹ đường dùng thuốc, khi uống thuốc không nên cười đùa hay la hét để tránh tình trạng nuốt phải thuốc chưa bó...
Nhiều người phải cấp cứu vì viêm phổi

Nhiều người phải cấp cứu vì viêm phổi

04:30:16 18/01/2025
Ngay khi nhập viện, bệnh nhân đã được đặt ống thở máy để duy trì hô hấp. Các bác sĩ cũng sử dụng kháng sinh phổ rộng để chống nhiễm trùng và thuốc kháng nấm để tiêu diệt nấm phổi.

Có thể bạn quan tâm

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 18/01: Song Tử khó khăn, Nhân Mã chậm trễ

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 18/01: Song Tử khó khăn, Nhân Mã chậm trễ

Trắc nghiệm

16:33:48 18/01/2025
Xem tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 18/01 về sự nghiệp, tài lộc, tình yêu. Hôm nay, Song Tử hãy tin tưởng vào bản thân, Nhân Mã cần tập trung hơn.
Bùng nổ làn sóng 'tị nạn kỹ thuật số' khi TikTok bị cấm ở Mỹ

Bùng nổ làn sóng 'tị nạn kỹ thuật số' khi TikTok bị cấm ở Mỹ

Thế giới

16:16:34 18/01/2025
Cụm từ này được đặt ra để chỉ phong trào tự cường ở Trung Quốc vào cuối thế kỷ 19 - một nỗ lực cải cách nhằm hiện đại hóa Trung Quốc bằng cách áp dụng các công nghệ, kiến thức và giá trị của phương Tây.
Lễ ăn hỏi của doanh nhân Minh Hoàng và á hậu Phương Nhi hot nhất mạng xã hội

Lễ ăn hỏi của doanh nhân Minh Hoàng và á hậu Phương Nhi hot nhất mạng xã hội

Sao việt

16:09:32 18/01/2025
Sau sự kiện đám hỏi của á hậu Phương Nhi và doanh nhân Phạm Nhật Minh Hoàng, những thông tin xoay quanh cặp đôi này khiến netizen không ngừng tìm kiếm.
Mỹ nhân Trung Quốc đẹp như tiên nữ giáng trần được khen khắp MXH, netizen khẳng định quá hợp với cổ trang

Mỹ nhân Trung Quốc đẹp như tiên nữ giáng trần được khen khắp MXH, netizen khẳng định quá hợp với cổ trang

Sao châu á

15:59:46 18/01/2025
Mới đây, loạt hình ảnh của Cúc Tịnh Y ở chương trình Xuân vãn 2025 đài Giang Tô đã được chia sẻ lên mạng xã hội, thu hút nhiều sự chú ý.
Nhà mình lạ lắm - Tập 12: Kim nghi ngờ Thành thuê người giết gia đình chiếm tài sản

Nhà mình lạ lắm - Tập 12: Kim nghi ngờ Thành thuê người giết gia đình chiếm tài sản

Phim việt

15:55:21 18/01/2025
Trong Nhà mình lạ lắm tập 12, việc Hương có bầu khiến không khí trong gia đình thay đổi căng thẳng. Bé Thanh Mỹ lo lắng sẽ không được bố mẹ yêu thương nữa, bị bỏ rơi nếu em bé ra đời.
Tình hình căng thẳng gì đang xảy ra với Hằng Du Mục và các con riêng của Tôn Bằng?

Tình hình căng thẳng gì đang xảy ra với Hằng Du Mục và các con riêng của Tôn Bằng?

Netizen

15:46:29 18/01/2025
Dù đã chia tay từ tháng 8/2024, song ồn ào liên quan đến Hằng Du Mục (tên thật: Nguyễn Thị Thái Hằng, SN 1995) và chồng cũ Tôn Bằng vẫn chưa chấm dứt. Cứ vài ba hôm, Tôn Bằng lại xuất hiện trên mạng đăng bài chêvợ cũ,
Sự bứt phá của phim truyền hình Hàn Quốc trong kỷ nguyên trực tuyến

Sự bứt phá của phim truyền hình Hàn Quốc trong kỷ nguyên trực tuyến

Hậu trường phim

15:44:09 18/01/2025
Phim truyền hình Hàn Quốc đang có sự chuyển mình mạnh mẽ khi các đài truyền hình bắt tay với các nền tảng trực tuyến (OTT).
Phi vụ nghìn cân: Chuyến phưu lưu đầy cảm xúc đầu năm mới

Phi vụ nghìn cân: Chuyến phưu lưu đầy cảm xúc đầu năm mới

Phim âu mỹ

15:40:08 18/01/2025
Phi vụ nghìn cân (tựa gốc: Hitpig!) hé lộ chuyến phiêu lưu đầy cảm xúc của đội thú cầm đầu là chú heo săn tiền thưởng.
Wxrdie: Người tài năng nhất thế hệ là tlinh, trình của một rapper không nằm ở yếu tố kỹ thuật hay sự nổi tiếng

Wxrdie: Người tài năng nhất thế hệ là tlinh, trình của một rapper không nằm ở yếu tố kỹ thuật hay sự nổi tiếng

Nhạc việt

14:44:48 18/01/2025
Với anh chàng rapper 24 tuổi, xuất xưởng được album đầu tay có số tracks bằng số tuổi, có dung lượng dài nhất trong số các album Hip-hop tại Việt Nam, là một thành công lớn với chính Wxrdie lẫn ekip.
Cựu Bí thư, cựu Chủ tịch tỉnh Thanh Hoá hưởng án treo

Cựu Bí thư, cựu Chủ tịch tỉnh Thanh Hoá hưởng án treo

Pháp luật

14:07:07 18/01/2025
Sau ba ngày xét xử liên tục vụ án Hạc Thành Tower, sáng 18/1, Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hoá tuyên án 11 bị cáo, trong đó cựu Bí thư Tỉnh uỷ Trịnh Văn Chiến và cựu Chủ tịch tỉnh Thanh Hoá Nguyễn Đình Xứng và nhiều đồng phạm hưởng án tre...
Huyền thoại Man Utd qua đời sau 3 năm mất trí nhớ

Huyền thoại Man Utd qua đời sau 3 năm mất trí nhớ

Sao thể thao

13:07:16 18/01/2025
Chúng tôi vô cùng đau buồn khi thông báo với các bạn rằng cha của chúng tôi, ông Denis Law đã qua đời. Ông đã chiến đấu trong một trận chiến khó khăn nhưng cuối cùng đã được an nghỉ , CLB Mạnchester United đưa ra thông báo