Khi lương không còn cơ chế đặc thù
“Nhất quyết phải cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2022 và loại bỏ hoàn toàn cơ chế đặc thù, không có công chức loại 1, 2, 3″.
Đây là một trong những phát biểu chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Phiên họp thứ 2 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2022 diễn ra ngày 17/8.
Phiên họp thứ hai của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV chiều 17/8. (Ảnh: Quochoi.vn)
Cải cách tiền lương không đơn thuần là chuyện tăng lương cơ bản mà quan trọng hơn phải tạo ra sự công bằng cho các đối tượng thụ hưởng, không có đặc thù trong vấn đề thụ hưởng giữa những công chức hưởng lương.
Và tại phiên họp thứ 2 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bàn về vấn đề nguyên tắc, tiêu chí phân bổ chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2022, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chỉ đạo phải dứt khoát cải cách tiền lương, bãi bỏ tất cả các cơ chế đặc thù là một thông điệp mạnh mẽ được đông đảo cán bộ, công chức, người lao động đón nhận, ủng hộ.
Về vấn đề tiền lương, cơ chế đặc thù gắn với chức danh, tôi nhớ có lần ngồi dự tiệc cuối năm, ở đó có khá nhiều người không quen biết, nên anh bạn tôi đứng lên giới thiệu một vòng. Đại loại, xin giới thiệu đây là anh D, trưởng ban hàm vụ trưởng; đây là anh C chuyên viên cao cấp bộ T.C; còn đây là chị C vừa được đón tin vui, chính thức trở thành chuyên viên chính bộ G.T…
Nghĩ cũng kỳ, gặp nhau thì chỉ cần giới thiệu công tác ở cơ quan nào cho xã giao là xong, cần gì phải chi tiết hóa đến từng chức vụ, ngạch bậc. Song vì thấy lạ nên khi về bỏ thời gian nghiên cứu xem tại sao lại như thế.
Sau khi tìm hiểu, hóa ra ở nước ta hiện đang quy định đối với cấp hàm, ngoài bộ, ngành, ban của Đảng quy định hàm vụ trưởng, vụ phó, thì các cơ quan ngang bộ, các chức vụ trưởng ban, phó trưởng ban cũng tương đương hàm vụ trưởng, vụ phó. Trong các quyết định bổ nhiệm cán bộ cơ quan ngang bộ, bao giờ cũng ghi, ví dụ: “Quyết định bổ nhiệm đồng chí L.Đ chức trưởng ban… hàm vụ trưởng”. Không những thế, đối với những cơ quan trước đây thuộc Chính phủ (cơ quan ngang bộ), nay trực thuộc bộ.
Video đang HOT
Còn về ngạch, theo quy định, công chức hiện nay đang chia thành 4 loại A, B, C, D, gồm: Chuyên viên cao cấp; chuyên viên chính; chuyên viên; ngạch cán sự và nhân viên. Chính những quy định trên đã dẫn đến hệ số lương và hệ số phụ cấp cũng khác nhau.
Xét về tổng thể, cơ chế cấp hàm tương đương và ngạch, bậc công chức cũng có những mặt tích cực là phân biệt rõ ràng thứ bậc trong cơ quan Nhà nước, song xét về mặt năng suất lao động thì chưa chắc đã tốt. Một trong những điểm nghẽn của chúng ta hiện nay chính là năng suất lao động chưa cao. Vì vậy, đối với các cơ quan hưởng lương ngân sách muốn tăng năng suất lao động, kích thích cán bộ, công chức dám nghĩ, dám làm chỉ còn cách trả lương theo vị trí việc làm.
Tuy vậy, trong cơ cấu ngạch, bậc công chức hiện nay, anh đã là chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp thì lương và hệ số phụ cấp khá cao, chẳng biết công việc anh hoàn thành ra sao. Trừ khi bị kỷ luật, mới tính đến vấn đề hạ ngạch, bậc còn không cứ thế hưởng lương từ lúc được bổ nhiệm cho đến khi về hưu.
Do đó, để phù hợp với thực tiễn cuộc sống, để góp phần tăng năng suất lao động, hạn chế tối đa về bất cập trong chính sách tiền lương, việc tiến hành cải cách tiền lương từ 1/7/2022 gắn với bãi bỏ cơ chế đặc thù chắc chắn sẽ tạo bước đột phá.
Chủ tịch Quốc hội: 'Dù dịch bệnh vẫn dứt khoát tăng lương'
Ông Vương Đình Huệ yêu cầu Chính phủ có thể bị ảnh hưởng vì dịch bệnh nhưng phải quyết tâm tính toán cải cách tiền lương từ 1/7/2022.
Quan điểm này được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu tại phiên thảo luận của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Nghị quyết tiêu chí, định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2022, chiều 17/8.
"Dứt khoát phải cải cách tiền lương vào 1/7/2022, không thể chậm được vì lương là để kích thích kinh tế, đầu tư. Có thể dịch bệnh ảnh hưởng nhưng quyết tâm vẫn làm được, vì vẫn còn nguồn dư cho cải cách tiền lương", ông Huệ nhấn mạnh.
Theo Nghị quyết 27 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, lương cơ sở điều chỉnh từ 1/7/2020, nhưng do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên đã không tăng theo lộ trình. Hiện mức lương cơ sở áp dụng là 1,49 triệu đồng một tháng.
Tuy nhiên, theo Nghị quyết kế hoạch tài chính và vay trả nợ 5 năm (2021-2025) được thông qua ngày 28/7, Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ tập trung nguồn lực để tăng lương hưu, lương cơ sở từ 1/7/2022.
Ông Vương Đình Huệ - Chủ tịch Quốc hội, phát biểu tại phiên họp thứ 2 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, chiều 17/8. Ảnh: Hoàng Phong
Giải trình thêm về nguồn cải cách tiền lương, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, các địa phương hiện còn 252.000 tỷ đồng còn dư cho tăng lương. "Nguồn để dành tăng lương từ tháng 7 năm 2022 đã sẵn sàng", ông Phớc khẳng định.
Bộ trưởng Tài chính thông tin thêm, vừa qua 7 tỉnh, thành phố đề nghị được dùng tiền này cho hoạt động chống dịch Covid-19, nhưng bộ không đồng ý.
"Chúng tôi yêu cầu các địa phương dành nguồn lực khác như giảm nhiệm vụ chi chưa cần thiết, tiết kiệm chi thường xuyên... Còn nguồn cải cách tiền lương thì phải để dành để chi tăng lương cho năm sau", ông Phớc nhấn mạnh.
Một vấn đề khác, Chính phủ đề xuất, các đơn vị đang thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở một số cơ quan sẽ tiếp tục được thực hiện trong năm 2022 cho đến khi thực hiện cải cách tiền lương vào 1/7/2022.
Thẩm tra vấn đề này, Ủy ban Tài chính Ngân sách đề nghị Chính phủ giải trình rõ hơn để bảo đảm tính khả thi và phù hợp giữa mục tiêu thực hiện cải cách tiền lương.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, nghị quyết của Trung ương đã khẳng định việc cải cách tiền lương nhất quyết phải tiến hành vào 1/7/2022, theo đó, tất cả cơ chế đặc thù phải được bãi bỏ, không thể có công chức loại 1, loại 2, loại 3 nữa.
"Các địa phương lúc nào cũng khẳng định là có đủ nguồn cho cải cách tiền lương nhưng nếu sau này không đảm bảo được thì ai là người chịu trách nhiệm. Lúc nào Bộ Tài chính cũng kêu không có nguồn cải cách tiền lương nhưng vẫn duyệt cho chi từ nguồn cải cách tiền lương", ông Huệ nói.
Giải trình thêm, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng, cơ chế đặc thù về tiền lương và thu nhập một số cơ quan thì xin được tiếp tục phân bổ cho tới hết 1/7/2022 là thời điểm thực hiện cải cách tiền lương.
Theo tờ trình của Chính phủ, dự toán chi thường xuyên từ ngân sách hàng năm của các bộ, cơ quan trung ương sẽ phân bổ theo chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc, thay vì theo tiêu chí biên chế như trước đây. Tức là phân bổ ngân sách của các bộ, ngành sẽ theo tiêu chí đầu ra, thay vì đầu vào.
Nhưng thẩm tra nội dung này, ông Nguyễn Phú Cường - Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách cho rằng, cách thức, phương pháp thực hiện phân bổ theo tiêu chí đầu ra (khối lượng việc làm, chức năng, nhiệm vụ...) chưa được nêu chi tiết, bảo đảm việc phân bổ ngân sách công khai, minh bạch và công bằng.
Cũng theo ông Cường, có ý kiến trong Uỷ ban Tài chính ngân sách cho rằng, việc lượng hóa các chỉ tiêu kết quả thực hiện nhiệm vụ, khối lượng, quy mô, tính chất nhiệm vụ được giao là rất phức tạp, nên cần thí điểm tại một số bộ, cơ quan Trung ương. Sau khi tổng kết, đánh giá thì áp dụng thống nhất với tất cả bộ, ngành, cơ quan Trung ương.
Góp ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói tiêu chí phân bổ ngân sách tại các bộ, cơ quan Trung ương theo dự thảo nghị quyết của Chính phủ chưa hợp lý. Ông phân tích, Chính phủ xây dựng theo tiêu chí chức năng, nhiệm vụ, khối lượng, quy mô, tính chất nhiệm vụ được giao thay vì định mức phân bổ theo biên chế, nhưng thực tế vẫn là theo đầu vào khi vẫn lấy chi thực tế của năm trước liền kề làm căn cứ dự toán chi.
Chủ tịch Quốc hội gợi ý, phân bổ ngân sách năm 2022 cho các bộ, ngành, cơ quan Trung ương vẫn nên lấy tiêu chí chính là theo biên chế, nhưng bổ sung thêm một số tiêu chí phụ khác, như điều chỉnh theo khối lượng công việc đặc thù, đột xuất theo từng thời kỳ. Tức là kết hợp một phần đầu ra, thì hợp lý hơn.
Ở khía cạnh này, thường trực Uỷ ban Tài chính ngân sách cũng đề nghị, định mức phân bổ ngân sách năm 2022 cho các bộ, ngành, cơ quan Trung ương vẫn dựa trên tiêu chí số lượng biên chế, theo nguyên tắc ưu tiên hệ số phân bổ cao hơn cho các cơ quan có số lượng biên chế thấp, có nhiệm vụ đặc thù để phù hợp với thực tiễn. Việc này, theo Uỷ ban Tài chính ngân sách sẽ bảo đảm tính công khai, minh bạch, tránh cơ chế xin - cho.
Về định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tiêu chí chính đưa ra là theo dân số. Uỷ ban Tài chính ngân sách trong báo cáo thẩm tra cho rằng, việc sử dụng "tiêu chí dân số" thời gian qua cho thấy chưa hoàn toàn hợp lý, nhất là với một số lĩnh vực chi quốc phòng, chi phát thanh truyền hình, duy tu bảo trì đường bộ... Do đó, Uỷ ban Tài chính ngân sách đề nghị, ngoài tiêu chí dân số để tính định mức phân bổ ngân sách, cần bổ sung thêm các tiêu chí phụ như mật độ dân số, dân số vãng lai, số đơn vị hành chính cấp huyện... đảm bảo tính đặc thù từng địa phương, lĩnh vực.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đồng tình với đề nghị này của cơ quan thẩm tra. Ông nói, nếu không tính các yếu tố bổ sung, đặc thù địa phương ngoài tiêu chí dân số, thì một số địa phương thiệt có đông người lao động vãng lai, áp lực hạ tầng lớn như TP HCM, các tỉnh phía Nam có nhiều khu công nghiệp lớn... sẽ bị thiệt.
Kết luận phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Uỷ ban Tài chính ngân sách tiếp thu ý kiến, cùng Uỷ ban Pháp luật, Bộ Tài chính rà soát thống nhất, hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết. Sau đó, cơ quan thẩm tra xin ý kiến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, trình Chủ tịch Quốc hội ký, ban hành.
Thế Giới Di Động giảm phân nửa cổ tức vì dịch bệnh Đứng trước rủi ro dịch Covid-19 tiếp tục kéo dài, MWG đã thực hiện giảm tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt từ 10% xuống còn 5%. Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) vừa thông báo quyết định thay đổi tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt dựa trên kết quả kinh doanh năm 2020....