Khi lợi ích bị đe dọa
Hiếm có khi nào hơn 200 nghị sỹ Quốc hội Mỹ, cả của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa, lại đồng lòng như trong trường hợp liên quan đến điều luật ngăn chặn chính sách thao túng tiền tệ
Hàng triệu người Mỹ có cơ hội việc làm nếu ngăn chặn được các hành vi thao túng tiền tệ
Trong bức thư gửi Tổng thống Mỹ B. Obama, 230 Hạ nghị sỹ, trong đó có 181 Hạ nghị sỹ của đảng Dân chủ và 49 Hạ nghị sỹ Cộng hòa, đã cùng ký tên yêu cầu “dứt khoát phải đề cập tới vấn đề thao túng tiền tệ” vào nội dung đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa Mỹ, Nhật Bản và 10 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương.
Trước đó, một nhóm 8 Thượng nghị sỹ Mỹ của cả đảng Cộng hòa và Dân chủ lại một lần nữa đề xuất trước Thượng viện một dự luật liên quan tới việc thao túng tiền tệ của các nước gây bất lợi cho xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Mỹ. Dự luật nếu được thông qua sẽ sử dụng luật pháp riêng của Mỹ để trả đũa hoặc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những quốc gia hoặc thực thể nào bị Mỹ cáo buộc có hành động thao túng tiền tệ.
Lâu nay, trong Quốc hội Mỹ, người ta thường phải chứng kiến cuộc đối đầu triền miên giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa mỗi khi bàn thảo về các điều luật. Vậy điều gì ẩn chứa đằng sau vấn đề “thao túng tiền tệ” khiến hai đối thủ “con voi” và “con lừa” đồng tâm đến như vậy?
Video đang HOT
Cứ nhìn vào con số trao đổi thương mại của Mỹ là có thể hiểu. Trong báo cáo công bố tháng 12 năm ngoái, Viện Kinh tế Quốc tế Peterson cho rằng chính chính sách thao túng tiền tệ của nước ngoài đã khiến cán cân xuất nhập khẩu của Mỹ mỗi năm thâm hụt tới 500 tỷ USD và lấy mất của nước Mỹ từ 1-5 triệu việc làm. Còn theo Viện chính sách kinh tế (EPI), nếu ngăn chặn được các hành vi thao túng tiền tệ, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Mỹ mỗi năm có thể tăng từ 184,1 tỷ USD đến 387,5 tỷ USD, góp phần tạo ra khoảng 2,5 triệu việc làm.
Từ góc độ kinh tế học, bất cứ nền kinh tế của một quốc gia nào cũng phải phụ thuộc vào bốn yếu tố: mức chi tiêu của người tiêu dùng, mức đầu tư kinh doanh, chi tiêu chính phủ và “thặng dư xuất cảng”, trong đó yếu tố cuối cùng liên quan đến bên ngoài. Đây chính là điểm mà các nghị sĩ Mỹ coi là “lỗ hổng” chết người với cường quốc kinh tế số 1 thế giới hiện nay.
Cả thập kỷ nay, Mỹ luôn cáo buộc một số nước, đặc biệt là Trung Quốc, đã cố tình thao túng tiền tệ để kiếm lợi. Cách làm của Bắc Kinh là khóa cứng đồng nhân dân tệ với đồng USD ở một tỷ lệ thấp dưới giá trị thực. Đồng nhân dân tệ quá rẻ đã trở thành một thứ trợ cấp béo bở cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc, trong khi lại là thứ thuế nặng đánh lên hàng hóa của Mỹ nhập cảng vào Trung Quốc. Kết quả của chính sách thao túng tiền tệ này, phối hợp với các thủ đoạn thương mại khác đã gây nên tình trạng thâm thủng mậu dịch mãn tính của Mỹ với mức độ trầm trọng.
Giờ đây Mỹ muốn chấm dứt tình trạng trên. Không chỉ với Trung Quốc, các nghị sĩ Mỹ cũng đòi đưa điều khoản chống thao túng tiền tệ vào cuộc đàm phán về Hiệp định đối tác xuyên Đại Tây Dương dự kiến bắt đầu từ tháng 7 tới, giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Chính quyền của ông B. Obama đặt quyết tâm kết thúc đàm phán về TPP vào cuối năm nay. Các chuyên gia cho rằng việc đưa thêm bất kỳ một điều khoản hoặc vấn đề mới nào đều có nguy cơ làm chậm tiến trình đàm phán. Nhưng xem ra, khi lợi ích bị đe dọa, các nhà lập pháp Mỹ không muốn nhượng bộ.
Theo ANTD
"Các dự án của Singapore tại Việt Nam là hình mẫu về tổ chức quản lý"
Nhân dịp tham dự Đối thoại Shangri La lần thứ 12, sáng 1/6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi tiếp các doanh nghiệp của Singapore đang đầu tư tại Việt Nam, trong đó có đại diện nhiều tập đoàn lớn như Sembcorp, Keppel Land, CapitaLand, Ascendass, Ngân hàng United Overseas (UOB), Ngân hàng OCBC.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại buổi tiếp các doanh nghiệp Singapore. (ảnh: Tuấn Anh - Dân trí)
Phát biểu tại cuộc gặp, ông Teo Eng Cheong, Tổng Giám đốc Cơ quan Xúc tiến Kinh doanh và Đầu tư Nước ngoài Singapore (IE Singapore) nói: "Năm nay chúng ta kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Singapore và chúng ta vui mừng khi quan hệ giữa hai nước rất nồng ấm và thường xuyên có các cuộc trao đổi, tiếp xúc".
Ông Teo Eng Cheong cho biết, theo một khảo sát của tổ chức IE Singapore công bố đầu năm nay, Việt Nam là một trong hai nước Đông Nam Á là địa điểm thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất từ Singapore. Hiện nay Singapore là bạn hàng thương mại lớn thứ 6 của Việt Nam và kim ngạch thương mại hai nước đạt 15,8 tỉ đô la Singapore. Singapore cũng là một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt 43 tỉ đô la Singapore vào hơn 1.000 dự án. Để hỗ trợ cho việc mở rộng hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam, IE Singapore đã thiết lập hai trung tâm ở Hà Nội và TP. HCM.
Tiếp lời ông Teo Eng Cheong, ông Teo Ser Luck, Bộ trưởng Nhà nước Bộ Công thương Singapore chia sẻ: "Cuộc tiếp xúc lần này là cơ hội quý báu để các doanh nghiệp Singapore có được những thông tin hữu ích từ các vị khách quý Việt Nam về tình hình kinh tế của Việt Nam, các chính sách kinh tế mà Việt Nam đang tiến hành, cũng như chia sẻ những ý tưởng mới để đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước".
Theo ông Teo Ser Luck, đầu tư của Singapore tại Việt Nam đã được thúc đẩy bởi mô hình khu công nghiệp Singapore tại Việt Nam rất thành công, hoạt động trên cơ sở thương mại với sự hỗ trợ của chính phủ hai nước. Năm 2006, Việt Nam và Singapore đã ký kết hiệp định kết nối kinh tế giữa hai nước, là cơ sở quan trọng để hai nước tăng cường hợp tác kinh tế dựa trên sự phát huy tối đa tiềm năng, sức mạnh của mỗi bên để thúc đẩy sự thịnh vượng chung.
"Có thể nói các công ty Singapore đã có lịch sử kinh doanh, đầu tư lâu dài tại Việt Nam và cùng với sự phát triển của Việt Nam, các công ty Singapore đang tập trung vào các chuỗi giá trị cao hơn, tăng cường đầu tư vào các dịch vụ điện tử, dịch vụ, logistic... Hai nước đang đứng trước cơ hội để có thể thúc đẩy, tăng cường hợp tác hơn nữa, đặc biệt là khi Việt Nam đang tham gia vào tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Các doanh nghiệp Singapore ngày càng có nhiều cơ hội trong việc kinh doanh đầu tư tại Việt Nam khi Việt Nam tăng cường hơn nữa hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực", ông Teo Ser Luck nói.
Tại buổi tiếp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nêu rõ chính sách của Việt Nam trong việc ổn định kinh tế vĩ mô để làm nền tảng cho sự phát triển ổn định và lâu dài, thu hút đầu tư nước ngoài. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ kiên trì thực hiện chính sách nhất quán, minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam tiếp tục duy trì là điểm đến đầu tư hấp dẫn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đánh giá cao hoạt động đầu tư, kinh doanh của các tập đoàn Singapore tại Việt Nam, không chỉ là những dự án thành công về hiệu quả kinh tế mà còn đem lại những hình mẫu về mặt tổ chức quản lý như các Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP), Khu công nghiệp đô thị Singapore tại Việt Nam... Singapore tiếp tục là một trong những nhà đầu tư hàng đầu ở Việt Nam và hiệu quả của việc kết nối hai nền kinh tế đang ngày càng phát huy tác dụng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã trao đổi, giải đáp những quan tâm của các tập đoàn Singapore về quá trình tái cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, môi trường đầu tư và cơ hội kinh doanh, các chính sách ưu đãi của Việt Nam đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài và việc giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình đầu tư.
Qua buổi tiếp xúc, các tập đoàn Singapore bày tỏ vui mừng về những bước phát triển trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Singapore và Việt Nam, tin tưởng vào chính sách về đầu tư, thương mại của Chính phủ Việt Nam cũng như các cơ hội kinh doanh tại Việt Nam, đồng thời cam kết sẽ tiếp tục đầu tư nhiều dự án hơn nữa vào Việt Nam.
Theo Dantri
Phụ nữ Iran không được làm tổng thống Hội đồng Bảo vệ Hiến pháp Iran vừa đưa ra phán quyết rằng phụ nữ nước này không được phép ứng cử trong cuộc chạy đua Tổng thống dự kiến diễn ra ngày 14-6 sắp tới. Có 30 phụ nữ đăng ký ứng cử Tổng thống nhưng giải thích mới nhất này đã chấm dứt cuộc tranh luận về sự tham gia của...