Khi lái xe nên giữ khoảng cách bao xa với ô tô phía trước?
Đây là câu hỏi mà nhiều lái mới hay hỏi bởi vì việc giữ khoảng cách thích hợp với xe phía trước chính là chìa khóa để bạn có một chuyến hành trình an toàn.
Khi lái xe trên đường, chiếc xe của bạn không phải là phương tiện duy nhất được quyền tham gia mà còn rất nhiều các phương tiện khác. Chính vì vậy, bạn phải chú ý đến môi trường xung quanh mỗi khi cầm lái.
Thông thường, khi đang lái xe và nhìn thấy đằng sau cũng đang có một chiếc xe khác, bạn sẽ không mấy bận tâm, miễn là chiếc xe phía sau kia chạy đủ nhanh. Nhưng với một chiếc xe khác đang ở phía trước xe của bạn, bạn sẽ cần phải duy trì một khoảng cách an toàn.
Vậy khoảng cách đó là bao nhiêu? Điều này phụ thuộc vào chiếc xe của bạn đang đứng yên, di chuyển trong điều kiện bình thường hay đang lái xe trong điều kiện đường trơn trượt.
Khi đứng yên
Khi xe phía trước và xe của bạn đi phía sau cùng đến chỗ đèn đỏ, điều đó có nghĩa là cả hai xe đều phải dừng lại. Khoảng cách lý tưởng là khi bạn vẫn có thể nhìn thấy con đường phía trước với phần mép đầu của nắp capo, tương ứng khoảng hơn 2 mét.
Điều này giúp bạn có đủ không gian để lách khỏi xe phía trước trong trường hợp xe phía trước vì một lý do nào đó như thủng lốp, hỏng động cơ hoặc cấp cứu mà không thể di chuyển.
Khoảng cách đó cũng làm giảm khả năng xe bạn va chạm với xe phía trước nếu có một xe khác tông vào từ phía sau, nhờ đó xe bạn sẽ giảm thiểu hư hại nếu có va chạm xảy ra.
Hãy nhớ nếu bạn không thể nhìn thấy phần đường trước đầu xe bạn hoặc cản sau của xe phía trước thì xe của bạn đang ở quá gần với xe phía trước.
Lái xe trong điều kiện bình thường
Video đang HOT
Khi học lái xe, bạn đã được dạy cách quan sát khoảng cách bằng 3 lần chiều dài thân xe so với xe phía trước. Nhưng rắc rối của phương pháp này là nó giả định tất cả các xe đều có cùng kích thước.
Nhưng thực tế, các xe tham gia giao thông lại đa dạng kích thước từ mẫu xe hatchback cỡ nhỏ, sedan cỡ vừa, SUV cỡ trung cho đến xe bán tải cỡ lớn…, chưa kể còn các xe tải siêu trường siêu trọng. Vì vậy, điều này khiến việc xác định loại phương tiện nào sẽ được sử dụng làm cơ sở để đo lường là một thách thức.
Một phương pháp khác là đo khoảng cách theo mét. Nếu vận tốc xe dưới 60 km/h, khoảng cách an toàn phụ thuộc vào mật độ phương tiện và tình hình giao thông thực tế.
Còn từ trên 60 km/h, bạn có thể áp dụng quy tắc 30, nghĩa là lấy số vận tốc từ đi 30, ví dụ ở vận tốc 80 km/h sẽ là 50 mét (80-30=50). Thế nhưng, cách này khiến người lái xe phải ước tính trong đầu và có khả năng khiến bạn mất tập trung vào công việc quan trọng là điều khiển vô lăng.
Tiêu chuẩn được chấp nhận hiện nay là sử dụng phép đo dựa trên thời gian để đo khoảng cách giữa 2 xe, nói cách khác là quy tắc 3 giây.
Để áp dụng quy tắc 3 giây, đầu tiên hãy chọn một điểm cố định bên đường như biển báo hoặc cây xanh làm điểm tham chiếu. Khi xe phía trước chạy qua cột mốc, bạn bắt đầu đếm.
Nếu 3 giây sau, xe bạn chạy đến cột mốc này nghĩa là xe bạn đang duy trì đúng khoảng cách 3 giây với xe phía trước. Ngược lại, xe bạn đến cột mốc chưa đến 3 giây thì xe bạn đang ở gần với xe phía trước.
Lái xe trong điều kiện trời mưa
Khi chạy xe trong điều kiện trời mưa, các biện pháp phòng ngừa sẽ cần tăng lên gấp đôi, thậm chí là gấp ba lần so với lúc chạy xe trong điều kiện khô ráo.
Lý do là đường ướt ảnh hưởng đến khả năng bám đường và sự cơ động của xe bạn, vì vậy xe sẽ cần khoảng cách dừng lớn hơn một chút. Chưa kể đến việc tầm nhìn của người lái bị ảnh hưởng cũng tác động lớn đến phản ứng của xe bạn với xe phía trước.
Nếu 3 giây là khoảng cách tiêu chuẩn giữa xe phía trước và xe bạn trong điều kiện đường khô ráo, hãy dành ít nhất 6 giây khi xe bạn đang đi trên mặt đường ướt sũng nước mưa.
Khoảng cách tăng thêm đó sẽ hữu ích khi xe phía trước đột ngột dừng lại do một số nguy hiểm mà bạn không thể nhìn thấy. Điều này giúp bạn có thời gian để giảm tốc độ và di chuyển tránh một cách an toàn, thay vì đâm vào xe đó và tăng khả năng bị thương.
Hiện tại, để giúp cho người lái xe có thể giữ khoảng cách an toàn mà không phải tự tính toán, bạn cũng có thể lắp thêm thiết bị cảnh báo va chạm sớm như Mobileye hay Movon. Chỉ có điều giá bán cao từ 9,5 – 15 triệu đồng khiến các thiết bị này chưa được phổ biến.
Kỹ năng lái xe ô tô an toàn qua vùng ngập nước
Miền Bắc đang bước vào mùa mưa, đặc biệt trong những ngày gần đây Hà Nội có những cơn mưa lớn kéo dài gây ngập nhiều tuyến đường, phố khiến nhiều ô tô bị ngập nước hoặc không thể lưu thông.
Nếu không biết cách lái xe ô tô qua đường ngập nước xe có thể bị chết máy giữa đường, nước tràn vào động cơ gây hư hại nghiêm trọng.
Quan sát kỹ càng, ước lượng mức độ ngập nước
Không nên vội vàng cho xe phi vào vũng nước như kiểu nhanh chóng "thoát thân". Bất cứ đoạn đường ngập nước nào cũng ẩn chứa những hiểm họa không lường trước. Việc của bạn là dừng xe để quan sát. Hãy theo dõi những chiếc xe đi trước để ước lượng mực nước ngập trên đường. Nếu thấy những chiếc xe có có cấu hình tương tự di chuyển qua vùng ngập nước dễ dàng thì bạn nên cho chiếc xe lăn bánh theo.
Vận hành trên đường ngập nước thì những dòng xe gầm cao như bán tải, SUV, Crossover có lợi thế hơn so dòng sedan, hatchback. Do đó, tùy vào mực nước trên mặt đường mà bạn có thể quyết định đi tiếp hay quay đầu tìm đường khác để đi.
Không nên vội vàng cho xe phi vào vũng nước như kiểu nhanh chóng "thoát thân"
Đi số thấp, đừng quên tắt điều hòa
Những chiếc xe sử dụng dẫn động bánh trước hoặc dẫn động bánh sau nên duy trì vận tốc ở cấp số thấp nhất. Những xe sử dụng dẫn động 4 bánh thì nên sử dụng chế độ dẫn động 2 cầu chậm (4L), chế độ này giúp xe hoạt động ở cấp số thấp, truyền năng lượng từ động cơ đến 4 bánh và duy trì tốc độ thấp hơn ở tốc độ tua máy tối ưu.
Nên nhớ di chuyển đều chân ga nhằm ngăn nước xâm nhập vào buồng đốt hoặc chui vào ống xả. Hãy tắt điều hòa để nhiệt độ không ảnh hưởng tới công suất vận hành. Tuyệt đối không được dừng xe đột ngột giữa vùng nước sâu.
Di chuyển chậm, giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước
Cho xe di chuyển qua đoạn đường ngập nước một cách từ từ để không tạo sóng nước vỗ dồn dập vào xe. Hãy cố gắng duy trì làn sóng nhỏ hình vòng cung phía trước mũi xe và không cho nước tràn qua mui xe.
Mọi thao tác phải diễn ra từ từ, ngay cả tốc độ di chuyển. Tuyệt đối không được tăng tốc đột ngột và rà nhẹ chân ga. Khi đã thoát khỏi vùng ngập nước, hãy cố gắng duy trì tốc độ 7 km/h.
Cho xe di chuyển qua đoạn đường ngập nước một cách từ từ để không tạo sóng nước vỗ dồn dập vào xe
Những người có kinh nghiệm lái xe ô tô cho biết, người điều khiển xe nên giữ khoảng cách an toàn với những chiếc xe khác và không nên đi gần những xe có trọng tải lớn, dễ đối diện với làn sóng nước mạnh do chiếc xe đó tạo ra, khiến nước tràn vào họng hút gió và xâm nhập vào khoang động cơ.
Kiểm tra xe sau sau khi đi qua vùng ngập nước
Hãy dành chút thời gian để kiểm tra toàn diện chiếc xe trước khi tiếp tục cho xe lăn bánh. Bên cạnh việc kiểm tra lại phanh, hệ thống trợ lực lái, bạn cần quan sát và loại bỏ rác, cành cây mắc phải xe. Đánh giá xe nước đã bị chui vào khoang lái hay chưa. Chắc ăn hơn, hãy đưa xe tới gara để sấy khô xe trước khi bắt đầu hành trình mới.
Kiểu điều khiển xe không an toàn trên cao tốc Không giữ khoảng cách an toàn, phóng nhanh và phanh gấp, đảo làn liên tục... là kiểu điều khiển xe mà tài xế có thể gặp phải nguy hiểm khi lái xe trên cao tốc. Phóng nhanh và phanh gấp Phóng nhanh, phanh gấp chưa bao giờ là cách điều khiển xe khôn ngoan. Rất nhiều tai nạn đáng tiếc đã xảy ra...