Khi không thể nhẫn nhịn, hãy học ba cách sau để kiềm chế cơn nóng giận
Giận dữ là một cảm xúc vô cùng kinh khủng, nhất là khi chúng ta lại nổi nóng với chính những người thân yêu của mình.
Có những lúc chúng ta rất muốn nhẫn nhịn, kiềm chế bản thân mình nhưng dường như điều ấy tưởng dễ hóa ra lại chẳng dễ chút nào.
Nhìn nhận thấu đáo vấn đề từ góc độ khác
Khi tức giận, ai cũng nghĩ rằng những điều mình nói ra là đúng, còn lời nói của người khác đều là những lời chống đối với ý đồ xấu xa. Đến khi nguôi giận, ngẫm nghĩ lại mới thấy, người thân chỉ đang muốn tốt cho mình mà thôi, nhưng khi ấy mọi chuyện đã đi quá xa mất rồi.
Vậy nên khi chúng ta giận dữ, hãy cố gắng nghĩ rằng người khác đã lo lắng cho mình như thế nào, từ đó biết cách kiềm chế lại cơn nóng nảy và tìm hướng giải quyết tốt hơn cho vấn đề mà mình gặp phải.
Có những người luôn trách bản thân rằng: Không hiểu vì sao khi ấy tôi có thể nói ra những lời như thế? Tức giận chính là một con quỷ dữ, nó chi phối khiến bạn chẳng thể nào kiểm soát được lời nói của chính mình, đến khi bạn bình tâm lại thì những lời nói ấy cũng không thể nào rút lại được nữa.
Thế nên khi thấy mình đang bắt đầu nổi nóng, hãy học cách im lặng và có thể tránh mặt đi đâu đó cho đến khi cảm thấy bản thân mình hoàn toàn bình tĩnh. Để cảm xúc qua đi rồi mới bắt đầu câu chuyện, đó là cách hữu hiệu nhất để chúng ta giữ được hòa khí và tình cảm đối với người thân của mình.
Video đang HOT
Nhẫn nhịn không bao giờ là dễ dàng. Khi tức giận, mọi người luôn có xu hướng quát tháo, la lối và chăm chăm nhìn vào những vấn đề tiêu cực từ phía đối phương. Hiểu rõ được điều này, giáo sư Ollie Ulysses, một nhà tâm lý học người Mỹ đã đề xuất ra ba biện pháp giúp chúng ta khống chế được cơn tức giận và trấn tĩnh lòng mình:
- Hạ thấp giọng xuống
- Ưỡn ngực đứng thẳng
- Nói chậm lại
Người ta thường hay nói “Giận quá mất khôn”, thế nên đừng biến mình thành kẻ khờ dại khi cứ lấy sự giận dữ ra để bao che cho cảm xúc của mình. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ phải mất mặt hay xấu hổ khi tỏ vẻ yếu thế, nhẫn nhịn với người nhà vì tình yêu thương máu mủ ruột thịt có thể chở che cho tất cả.
Hãy học cách đối xử tử tế với người thân quanh mình, hãy giữ cho những mối quan hệ thân thích luôn được bình yên và vẹn tròn bởi gia đình chính là nơi duy nhất ta có thể đặt niềm tin và cùng chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống.
Theo Ngọc Khánh (Khám phá)
Có nên sống chung với bố mẹ chồng, câu trả lời nẳm ở những kỹ năng này!
Có nên sống chung với bố mẹ chồng, luôn là câu hỏi đau đầu với các cô nàng chuẩn bị làm dâu. Nên hay không làm dâu nhà người, với hàng trăm những lý do, những nỗi sợ không tên xuất hiện.
Để trả lời câu hỏi có nên sống chung với bố mẹ chồng? Chúng ta nên biết những điều sau, chỉ cần nắm rõ những điều này, thì việc sống chung hay không sống chung với bố mẹ chồng sẽ trở nên dễ dàng quyết định hơn. Và chúng ta sẽ có những suy nghĩ mới tích cực hơn và thoải mái hơn về mối quan hệ này.
Ứng xử với mẹ chồng là một kỹ năng giao tiếp đặc biệt
Có nên sống chung với bố mẹ chồng? Để trả lời câu hỏi này, bạn phải hiểu. Cũng như mọi kỹ năng khác, trước hết, hãy trang bị cho mình nền tảng và kiến thức nhất định về lĩnh vực này. Chịu khó đọc sách tâm lý để tìm hiểu cảm xúc, suy nghĩ của những người lớn tuổi. Thi thoảng, nếu có thời gian, hãy tham gia các diễn đàn thảo luận chuyện gia đình hoặc tìm đọc các bài báo để học tập kinh nghiệm của những người đi trước.
Có thể bạn sẽ nói với tôi rằng: Thời gian đâu mà đọc. Việc công ty, việc nhà đã đủ mệt rồi. Nhưng để hai người xa lạ bỗng dưng thân thiết, yêu thương nhau đâu phải một sớm một chiều hay tự nhiên mà có. Nhất là thời gian một năm mới về nhà chồng, bạn phải nỗ lực thật nhiều.
Xích mích, cãi vã
Mẹ chồng lúc nào cũng nói coi con dâu như con đẻ. Điều này chỉ có trong mơ mà thôi. Bởi nếu coi con dâu là con đẻ, các bà mẹ chồng đã không soi mói đủ điều để lôi ra chê trách rồi. Chính vì sự soi mói, để ý nhau đủ điều: mẹ chồng soi mói nàng dâu, nàng dâu soi mói mẹ chồng nên xích mích, cãi vã thường xuyên xảy ra là điều dễ hiểu.
Sống có chừng mực
Biết điều, sống có chừng mực và có lý lẽ sẽ khiến bố mẹ chồng luôn tôn trọng bạn như một thành viên thực sự của gia đình. Sẽ chẳng ai tự bịa ra lý do để làm khó bạn cả khi không có mâu thuẫn hay bất đồng, bởi lẽ bố mẹ chồng cũng chỉ là những người bình thường chứ không phải là người &'ngoài hành tinh' đến từ sao hoả hay sao kim nào cả.
Đừng tỏ ra quá chiếm hữu
Bạn hãy luôn nhớ rằng mình đang sống cùng con của ông bà trong chính căn nhà của ông bà nên đừng bao giờ tỏ ra chiếm hữu chồng hay chiếm hữu nhà cửa bằng cách tự mình đưa ra quyết định về mọi thứ. Thậm chí là nhiều bố mẹ chồng còn cảm thấy rằng họ đã mất đi con trai từ khi có sự xuất hiện của bạn nữa đấy.
Có nên sống chung với bố mẹ chồng ? bạn cần nhớ tuyệt đối không đối đầu
Để giữ gìn hạnh phúc gia đình, cách sống với gia đình chồng đúng đắn nhất là bạn tuyệt đối không bao giờ được đối đầu trực tiếp với bố mẹ chồng. Thay vì đối đầu, bạn hãy khéo léo tìm cách thể hiện ý kiến của mình trong sự nhẹ nhàng chứ đừng biến nó thành tranh cãi nhé.
Đôi khi thì &'im lặng là vàng'
Sự im lặng là giải pháp vô cùng quan trọng trong rất nhiều tình huống, đặc biệt là khi bạn đang cảm thấy tức giận. Nên nhớ rằng mọi chuyện chỉ có thể được giải quyết khi bạn thực sự bình tĩnh và tỉnh táo. Còn khi đã tức giận thì một lời nói không hay cũng sẽ khiến bạn phải hối hận gấp trăm ngàn lần về sau.
Thường xuyên có "cuộc họp gia đình"
Một điều rất quan trọng là xây dựng những cuộc đối thoại mở với tất cả mọi người đang sống chung dưới một mái nhà. Các cuộc họp gia đình hàng tháng sẽ giúp từng thành viên trong gia đình có thể quan tâm, hiểu nhau hơn và cũng là cơ hội để mọi người cùng nhau tháo gỡ những vấn đề còn tồn tại.
Có nên sống chung với bố mẹ chồng ? Bạn cần thiết lập thời gian riêng tư
Điều quan trọng là phải giữ được tình yêu của bạn và bạn đời luôn nguyên vẹn khi phải sống chung với đại gia đình lớn. Hãy định ra những tối hẹn hò, hoặc đề nghị bố mẹ cho tất cả mọi người có một tối tự do trong tuần ở nơi riêng tư của mình, đảm bảo không có sự phá ngang.
Ngọc Lãm (T/H)
Triệt tiêu tư tưởng "im lặng là vàng" trong đại biểu Quốc hội "Quốc hội phải luôn công khai mọi hoạt động và mở rộng cửa với báo chí", "Hoạt động của Quốc hội không nên "gói" trong 4 bức tường", "Bản thân đại biểu cần triệt tiêu tư tưởng "im lặng là vàng"...Đó là các ý kiến được chia sẻ tại toạ đàm Báo chí với hoạt động của Quốc hội. Đại biểu Quốc hội...