Khi hiểm họa môi trường “sánh ngang” chiến tranh sinh học

Theo dõi VGT trên

Nhân loại vẫn hằng lo ngại rằng chiến tranh sinh học, vũ khí sinh học với những đặc tính của mình sẽ gây mầm bệnh hay cái chết cho con người, cho động vật hoặc cây trồng, phá hoại mùa màng, gây ô nhiễm môi trường sinh thái, đưa đến những hậu quả không thể lường trước được.

Tuy nhiên, mọi người lại quên mất rằng, những hiểm họa môi trường đã và đang đe dọa tương lai của nhân loại cũng thảm khốc không khác gì một cuộc chiến tranh sinh học toàn cầu.

Khi hiểm họa môi trường sánh ngang chiến tranh sinh học - Hình 1

Băng Bắc Cực tan chảy, nguy cơ giải phóng mầm bệnh nguy hại

Trẻ em là nạn nhân đầu tiên của hiểm họa môi trường

Năm 2019, nhân dịp kỷ niệm 30 năm Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em, bà Henrietta Fore, Giám đốc Điều hành UNICEF đã viết một bức thư gửi tới trẻ em thế giới của. Trong bức thư, bà Henrietta Fore nói về 8 lý do khiến bà lo lắng cho tương lai của trẻ em thế giới và một trong số đó là nỗi lo lắng với việc trẻ em sẽ phải đối mặt với hiểm họa môi trường.

“Trẻ em cần nước sạch, không khí sạch và môi trường khí hậu sạch” – bà Henrietta Fore viết – “Tổ chức Nông Lương Liên Hợp quốc (FAO) cho biết, biến đổi khí hậu đang trở thành nguyên nhân chính dẫn đến việc gia tăng nạn đói trên thế giới. Nạn hạn hán và lũ lụt gia tăng làm giảm sút sản xuất lương thực, thế hệ trẻ em tương lai sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của nạn đói và suy dinh dưỡng.

Chúng ta đã và đang chứng kiến rõ ràng hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu đang gây ra thiên tai với cường độ thường xuyên hơn với khả năng tàn phá nặng nề hơn. Mặc dù có nhiều dự báo khác nhau, theo Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), số người di cư do môi trường sống dự kiến lên tới 200 triệu người đến năm 2050, có ước tính cho thấy lên tới 1 tỷ người.

Khi nhiệt độ tăng lên và nước trở nên khan hiếm, chính trẻ em là người sẽ cảm nhận rõ rệt tác động chết người của những bệnh tật lây lan liên quan đến nguồn nước nhiễm bẩn. Ngày nay, hơn năm trăm triệu trẻ em sống tại những khu vực thường xuyên xảy ra lũ lụt. Gần 160 triệu trẻ em phải sống ở những khu vực hạn hán nghiêm trọng.

Những khu vực như Sahel, đặc biệt phụ thuộc vào nông nghiệp, chăn thả gia súc và đánh bắt thủy sản, đặc biệt dễ bị tổn thương và ảnh hưởng bởi các tác động của biến đổi khí hậu. Ở vùng đất khô cằn này, dự báo lượng mưa sẽ ít hơn và khó dự đoán trong tương lai, đáng báo động hơn, khu vực này cũng đang nóng dần lên với tốc độ nhanh hơn 1.5 lần so với mức trung bình của thế giới.

Những thách thức càng thêm nặng nề bởi tác động của ô nhiễm không khí, chất thải độc hại và ô nhiễm nước ngầm đang tàn phá sức khỏe của trẻ em. Năm 2017, khoảng 300 triệu trẻ em phải sống ở những nơi có mức độ ô nhiễm không khí ngoài trời độc hại nhất – cao hơn gấp 6 lần hoặc cao hơn nữa so với các tiêu chuẩn quốc tế, góp phần là nguyên nhân gây tử vong khoảng 600.000 trẻ em dưới 5 tuổi. Còn nhiều trẻ em hơn sẽ gánh chịu sự hủy hoại lâu dài đến sự phát triển não bộ và phổi còn đang phát triển của mình.

Đến năm 2040, một trong bốn trẻ em sẽ phải sống ở những khu vực thiếu nước nghiêm trọng và hàng nghìn trẻ em sẽ mắc bệnh từ nguồn nước ô nhiễm. Việc quản lý và bảo vệ nguồn cung nước ngầm sạch, dồi dào và dễ tiếp cận, cũng như việc quản lý rác thải nhựa nhanh chóng trở thành những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em trong thời đại của chúng ta”.

Viễn cảnh đen tối khi các quốc gia bị xóa sổ, dịch bệnh tràn lan

Những điều lo lắng của bà Henrietta Fore không phải không có lý khi 10 hiểm họa môi trường đe dọa nhân loại đã được các nhà khoa học chỉ ra. Đó là: Đất đai bị suy thoái; Sự biến đổi khí hậu, cạn kiệt nguồn năng lượng và hiệu ứng nhà kính đang đe doạ toàn nhân loại; Giảm tính đa dạng động thực vật; Diện tích rừng giảm sút; Ô nhiễm hoá chất; Đô thị hoá vô tổ chức; Diện tích mặt biển và đại dương sẽ tăng quá mức; Không khí bị ô nhiễm nặng nề; Lỗ thủng tầng ozon ngày càng rộng ra ở vùng cực.

Chưa cần các nhà khoa học đưa ra dự báo thì một loạt các hiểm họa môi trường cũng đã và đang diễn ra ảnh hưởng đến chất lượng sống của nhân loại. Đó là việc những dịch bệnh nguy hiểm xuất hiện có nguồn gốc từ động vật như đợt đại dịch virus Corona xuất hiện tại chợ hải sản Vũ Hán thời gian qua. Lý giải của khoa học về vấn đề tại sao còn người ngày nay lại lây nhiễm bệnh của động vật cho thấy, sự biến đổi về môi trường và khí hậu đang khiến môi trường sống của động vật trở nên khác đi hoặc biến mất.

Động vật thay đổi cách sống, nơi sống và cả thức ăn. Việc đô thị hóa vô tổ chức khiến 55% dân số thế giới hiện sống ở thành thị, tỷ lệ này 50 năm trước chỉ là 35%. Động vật mất môi trường sống và các thành phố lớn trở thành nơi trú ẩn mới cho động vật hoang dã như dơi, chuột, gấu mèo, sóc, cáo, chim, chó rừng và khỉ. Và vì thế chúng để lại những chất thải ở khắp nơi, khiến cho không gian đô thị xuất hiện thêm rất nhiều bệnh mới.

Thời gian gần đây một thông tin đưa ra khiến nhiều người lo ngại đó là hiện tượng ấm lên toàn cầu khiến băng tan gây nên sự biến mất một hoặc toàn phần của các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam và qua đó đã giải phóng những virus cổ đại mà con người chưa hề biết đến, đồng nghĩa với việc không có cách phòng chống.

Khi hiểm họa môi trường sánh ngang chiến tranh sinh học - Hình 2
Thảm họa môi trường đe dọa trẻ em toàn cầu

Hiện tượng ấm lên toàn cầu cùng với hoạt động của con người đang làm tan lớp đất đóng băng vĩnh cửu, đánh thức mầm bệnh và virus khổng lồ cổ đại. Sau khi các nhà khoa học xem xét hai lõi băng nguyên thủy được thu thập từ sông băng Guliya vào năm 1992 và 2015 có nguồn gốc từ việc băng tan chảy trên cao nguyên Tây Tạng do biến đổi khí hậu, đã phát hiện 33 loài virus khoảng 520 – 15.000 năm tuổi mắc kẹt bên trong, trong đó có 28 loài chưa từng được biết tới. “Băng tan còn tiềm ẩn nguy cơ giải phóng một loạt mầm bệnh vào môi trường mà thế giới hiện nay chưa được chuẩn bị để đối phó”, nhóm nghiên cứu bày tỏ lo ngại.

Sự đa dạng của các loại động vật có tác dụng cân bằng sinh thái môi trường, thế nhưng hiện nay nhiều loài động vật đã và đang bị đe dọa bởi sự biến mất của môi trường sống, nhiệt độ đại dương gia tăng, hạn hán hay cháy rừng do biến đổi khí hậu gây ra.

Đơn cử như, loài hổ sống chủ yếu ở các khu rừng nhiệt đới châu Á đang dần biến mất bởi nạn săn bắt, buôn bán trái phép và môi trường sống bị thu hẹp dần do nạn phá rừng và tốc độ đô thị hóa nhanh chóng. Loài báo tuyết sống ở vùng núi Himalaya và cao nguyên Tây Tạng số lượng hiện đang giảm nhanh chóng do biến đổi khí hậu và môi trường sống bị xâm lấn. Chim cánh cụt Galapagos bị đe dọa vì biến đổi khí hậu làm nhiệt độ tăng, dịch bệnh, tràn dầu…

Những niềm hy vọng

Như lẽ thường, mọi điều đều có thể thay đổi được nếu chúng ta sớm nhận diện được vấn đề và hành động. Với những hiểm họa môi trường được ví nguy hiểm như cuộc chiến tranh sinh học toàn cầu cũng vậy. Do đó, bên cạnh nỗi lo lắng, bà Henrietta Fore, Giám đốc Điều hành UNICEF cũng bày tỏ hy vọng của mình.

Theo bà Henrietta Fore, đã và đang có những ưu tiên cao nhất cho những nỗ lực tìm cách thích ứng để giảm những tác động về môi trường đối với trẻ em.

Cụ thể, UNICEF nỗ lực hạn chế tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan như thiết kế các hệ thống nước có thể chống chịu được lốc xoáy và xâm nhập mặn; tăng cường cấu trúc của trường học và hỗ trợ diễn tập chuẩn bị ứng phó; và hỗ trợ các hệ thống y tế cộng đồng. Những sáng kiến như Quản lý Dự trữ Tầng ngậm nước (MAR) – nếu được sử dụng trên quy mô lớn – có khả năng bảo toàn được nguồn nước sạch, bảo vệ hàng triệu trẻ em khỏi nguy cơ thiếu nước và bệnh tật.

Khi hiểm họa môi trường sánh ngang chiến tranh sinh học - Hình 3
Nạn phá rừng đẩy động vật hoang dã sống gần với con người, gián tiếp gây nên bệnh tật

Rất nhiều chính phủ đã hành động để hạn chế ô nhiễm từ các nhà máy năng lượng, khu công nghiệp và phương tiện giao thông đường bộ bằng cách đưa ra nhiều quy định khắt khe. Một nghiên cứu năm 2011 của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ cho thấy Đạo luật Không khí sạch năm 1990 của Hoa Kỳ đã đem lại cho người dân những lợi ích về sức khỏe giá trị 30 đô la Mỹ từ mỗi đồng đô la đã đầu tư. Những chính sách như vậy đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ phổi và não bộ của trẻ em khỏi sự tàn phá của những chất gây ô nhiễm trong không khí và ô nhiễm bụi mịn.

Thủ đô U-lan Ba-to của Mông Cổ là một trong những nơi ô nhiễm không khí nhiều nhất trên thế giới vào mùa đông. Nguyên nhân gây ô nhiễm lớn nhất là từ hoạt động đốt than mà 60% dân số U-lan Ba-to sử dụng.

Các chuyên gia đổi mới sáng tạo của UNICEF cùng với cộng đồng, chính phủ, giới nghiên cứu và khu vực tư nhân đã bắt đầu thiết kế và thực hiện các giải pháp năng lượng hiệu quả thay thế cho năng lượng truyền thống mà các gia đình đang sử dụng nhằm giảm lượng tiêu thụ than đá và cải thiện chất lượng không khí, trong đó có việc thiết kế “Lều tròn của người Mông Cổ thế kỷ 21.

Bên cạnh đó, nhân loại cũng đang nghiên cứu tìm giải pháp để tái chế và tái sử dụng nhựa một cách sáng tạo, giảm chất thải độc hại và biến rác thải thành những vật dụng hữu ích. Conceptos Plasticos, một doanh nghiệp xã hội của Colombia, phát minh một công nghệ sản xuất gạch từ nhựa không PVC có giá thành rẻ hơn, nhẹ hơn và bền hơn các loại gạch truyền thống và đã sử dụng gạch này để xây dựng các lớp học.

Lớp học đầu tiên ở châu Phi xây dựng từ nhựa tái chế đã hoàn thành đầu năm nay ở Côte d’Ivoire, thời gian xây dựng chỉ trong vài tuần. Giá thành xây dựng bằng loại vật liệu này rẻ hơn 30% so với những lớp học xây bằng vật liệu truyền thống.

Sáng kiến biến chất thải nhựa thành gạch xây dựng có khả năng sẽ biến khó khăn trong quản lý chất thải nhựa thành cơ hội, thông qua việc thực hiện quyền được giáo dục của trẻ em với việc xây dựng trường, tăng quyền năng cho các cộng đồng, đồng thời giúp làm sạch môi trường…

Hồng Minh

Theo baophapluat.vn

Chu Nguyên Chương - kẻ ăn mày trở thành hoàng đế gây tranh cãi trong lịch sử trung hoa

Từ một người ăn xin không tất đất, không ai ngờ Chu Nguyên Chương có thể đẩy người Mông Cổ ra khỏi Trung Hoa và tự mình xây dựng nên cả một vương triều trên lãnh thổ rộng lớn.

Tuy nhiên, những gì ông làm ngay sau khi kiến lập vương triều lại khiến cho những người biết về ông cảm thấy băn khoăn: "Rốt cục nên coi ông là một bậc minh quân vì đã có công đánh đuổi ngoại tộc Mông Cổ, đòi lại giang sơn cho người Hán, hay coi ông là một bạo chúa vì những cuộc thanh trừng đẫm máu của ông đối với công thần?".

Minh Thái Tổ (21/10/1328 - 24/6/1398), tên thật là Chu Nguyên Chương, còn gọi là Hồng Vũ Đế, Hồng Vũ Quân hay Chu Hồng Vũ. Ông là vị hoàng đế khai quốc của vương triều nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 1368 đến 1398.

Các sử gia gọi thời kỳ cai trị của ông là "Hồng Vũ chi trị" và ông được xem như là một trong các hoàng đế vĩ đại nhất của Trung Quốc nhờ các công trạng của mình với đất nước.

Chu Nguyên Chương: Vị Hoàng đế xuất thân từ ăn mày

Chu Nguyên Chương được coi là một trong những vị Hoàng đế có xuất thân khiêm nhường nhất trong lịch sử Trung Hoa. Ông sinh ra trong một gia đình bần nông ở Tứ Châu (nay là huyện Hu Dị, tỉnh Giang Tô).

Do kế sinh nhai thúc bách nên cả gia đình ông phải trôi nổi nhiều nơi. Bố mẹ ông có 8 người con nhưng 2 người không may chết yểu, còn 4 nam 2 nữ. Chu Nguyên Chương là con út, thuở nhỏ gọi là Trùng Bát, ngay cả tên họ chính thức cũng không có.

Chu Nguyên Chương - kẻ ăn mày trở thành hoàng đế gây tranh cãi trong lịch sử trung hoa - Hình 1

Hoàng đế Chu Nguyên Chương, người khai quốc của vương triều nhà Minh trong lịch sử Trung Hoa.

Năm 16 tuổi, Chu Nguyên Chương đi chăn gia súc thuê nhưng không lâu sau đã bị chủ đuổi vì dám lén thui một con gia súc trong đàn để ăn. Cũng cùng năm đó, một bệnh dịch đã cướp đi sinh mạng của cha mẹ và anh chị của ông, khiến ông phải tá túc làm sư trong một ngôi chùa.

Tuy nhiên, do chùa cũng không thể nuôi hết các sư nên ông phải rời chùa, đi ăn mày kiếm miếng cơm lót dạ trong vòng 3 năm. Sau đó, ông lại trở về chùa làm sư trong 3 năm nữa và trong thời gian này ông mới bắt đầu học đọc và viết.

Năm 1352, khi khí vận triều Nguyên sắp tận, Chu Nguyên Chương gia nhập Hồng Cân quân (quân khăn đỏ) của Quách Tử Hưng, được Tử Hưng tin cậy, nhậm chức Tả phó Nguyên soái nghĩa quân.

Sau đó, từ một kẻ vô danh tiểu tốt, Chu Nguyên Chương đã trở thành người đứng đầu quân doanh, xuất quân Bắc phạt.

Chu Nguyên Chương - kẻ ăn mày trở thành hoàng đế gây tranh cãi trong lịch sử trung hoa - Hình 2

Tạo hình Chu Nguyên Chương trên phim.

Tháng giêng năm 1368, Chu Nguyên Chương xưng đế, khai quốc vương triều nhà Minh. Cùng năm đó, ông công phá Đại Đô (Bắc Kinh), lật đổ ách thống trị của nhà Nguyên, từng bước thực hiện thống nhất đất nước. Năm 1398, Minh Thái Tổ bệnh mất, hưởng thọ 70 tuổi.

Chu Nguyên Chương: Bạo quân đối xử tàn độc với phi tần cung nữ

Những công lao của Chu Nguyên Chương đối với lịch sử và xã tắc thời bấy giờ là không thể phủ nhận được, nhưng nếu lấy tố chất đạo đức ra để bàn thì ông thực sự là một.... vị vua hạ đẳng.

Cho tới ngày nay, bên cạnh những công trạng của ông, sử sách Trung Quốc vẫn còn lưu lại những ghi chép cho thấy Chu Nguyên Chương là một ông vua tàn bạo, máu lạnh

Theo các sử liệu ghi lại, Chu Nguyên Chương và Mã Hoàng hậu có tình cảm rất sâu đậm, cả hai đều dành cho nhau sự tôn trọng. Tuy nhiên, vị Hoàng đế khai sáng nhà Minh này vẫn có tam cung lục viện với 42 phi tần, chưa kể đến các Quý nhân, Chiêu nghi, Tiệp dư khác.

Mặc dù vậy, chỉ có 2 trong số 42 phi tần của Chu Nguyên Chương được an táng tử tế, số còn lại bị bức tới chết rồi tùy táng (chôn theo Hoàng đế).

Trong thời phong kiến ngày xưa, tính mạng của người phụ nữ thật rẻ rúng và trong mắt Chu Nguyên Chương điều đó còn được thấy rõ nét hơn. Ông ta cho rằng đàn bà bị đàn ông chà đạp là lẽ thường tình và chính vì lẽ đó mà ông đối xử rất tàn nhẫn với phụ nữ.

Một khi Chu Nguyên Chương nghi ngờ vị phi tần nào không chung thủy dù chẳng có bất kỳ chứng cứ, bằng chứng nào, thì vị phi tần đó sẽ có kết cục vô cùng thảm khốc.

Theo quy định của Chu Nguyên Chương đề ra, những phi tần một lòng hai dạ sẽ bị dùng hình phạt thiết quần (một cái váy bằng sắt hay đai trinh tiết thời xưa).

Để thực hiện hình phạt này, các phi tần được coi là bất trung sẽ phải mặc một cái váy bằng sắt rồi nung cháy đỏ trên lửa, khiến da thịt phạm nhân bị nướng chín, đau đớn đến chết.

Chu Nguyên Chương - kẻ ăn mày trở thành hoàng đế gây tranh cãi trong lịch sử trung hoa - Hình 3

Một khi Chu Nguyên Chương nghi ngờ vị phi tần nào ngoại tình dù không có chứng cứ, vị phi tần đó chỉ có con đường chết.

Không chỉ vậy, ngay cả những người có thai với Chu Nguyên Chương nhưng nếu không sinh đủ ngày đủ tháng cũng bị ông kết tội tư thông với kẻ khác và tặng cho cái chết.

Năm Hồng Vũ 14 (1381), người ta phát hiện trên con sông chạy ngang qua hậu cung Minh Triều có một xác trẻ con. Sau khi nghe tin này, Chu Nguyên Chương nổi giận lôi đình, nhất quyết cho rằng một phi tần nào đó đã vụng trộm sau lưng ông.

Suy đi tính lại vài ngày, Chu Nguyên Chương một mực cho rằng Hồ Xung Phi chính là "tác giả" của xác trẻ con trôi trên sông nên đã sai người diệt bà. Tuy nhiên, điều đáng buồn cười là khi đó vị phi tần này đã ngoài 50 tuổi, về cơ bản rất khó có con.

Ghê gớm cả với vợ của bề tôi

Không chỉ đối xử tàn ác với những người phụ nữ của mình, vị vua họ Chu cũng xử tệ với cả những người không thuộc về mình.

Theo sử sách ghi lại, vào một năm Chu Nguyên Chương đích thân cầm quân ra trận, trong dòng tộc có một người cháu trai muốn lấy lòng vua nên liền dâng tặng cho ông một mỹ nữ.

Lúc này, Chu Nguyên Chương nói rằng thiên hạ còn chưa bình định, không nên gần đàn bà. Bởi theo quan điểm thời xưa, nếu trong doanh trại có đàn bà hay quan hệ với đàn bà trước khi xuất chinh thì trận chiến đó chắc chắn sẽ đại bại.

Chu Nguyên Chương - kẻ ăn mày trở thành hoàng đế gây tranh cãi trong lịch sử trung hoa - Hình 4

Mộc Lư - ngồi ngựa gỗ - một trong những hình phạt tra tấn phụ nữ ngoại tình thời nhà Minh.

Thông thường, nếu không có nhu cầu, Chu Nguyên Chương có thể trả lại hoặc để cô gái kia đi nhưng ông ta không "nỡ lòng" xử đơn giản như vậy. Khi đó, Chu Nguyên Chương đã sai người đưa mỹ nữ đi xử tử.

Dưới trướng Chu Nguyên Chương có một vị tướng tên là Thường Ngộ Xuân, không có con trai nối dõi. Như một cách ban thưởng cho người có công, Chu nguyên Chương đã tặng cho bề tôi vài cung nữ.

Vợ của vị công thần ghen tức nên tìm cách đưa người trả về cung. Biết chuyện, Chu Nguyên Chương đã khiến bà chết không toàn thây.

Vợ của danh tướng Từ Đạt cũng có kết cục bi thảm không kém. Trong một lần nói chuyện với Mã Hoàng hậu, vì lỡ oán than, khen Hoàng hậu sung sướng hơn mình, người phụ nữ đó cũng mất mạng vì bị vua cho rằng "có dã tâm".

Theo người nổi tiếng, soha

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Trùm tội phạm bị tịch thu nhà để bồi thường cho 39 người Việt chết ngạtTrùm tội phạm bị tịch thu nhà để bồi thường cho 39 người Việt chết ngạt
20:38:22 19/01/2025
Ông Trump muốn đến Trung Quốc, sẽ ký lệnh hành pháp kỷ lục ngày đầu nhậm chứcÔng Trump muốn đến Trung Quốc, sẽ ký lệnh hành pháp kỷ lục ngày đầu nhậm chức
22:00:06 19/01/2025
Ông Trump có thể gia hạn cho TikTok, nhiều bên đang đàm phán mua lạiÔng Trump có thể gia hạn cho TikTok, nhiều bên đang đàm phán mua lại
21:57:33 19/01/2025
Canada hạn chế về giấy phép lao động đối với sinh viên và người lao động nước ngoàiCanada hạn chế về giấy phép lao động đối với sinh viên và người lao động nước ngoài
19:46:49 18/01/2025
Khu công nghiệp gần biên giới Mỹ lên phương án đối phó mức thuế mới thời ông TrumpKhu công nghiệp gần biên giới Mỹ lên phương án đối phó mức thuế mới thời ông Trump
19:48:21 19/01/2025
Australia ban bố thảm họa thiên tai ở các khu vực bị bão tấn côngAustralia ban bố thảm họa thiên tai ở các khu vực bị bão tấn công
03:59:19 19/01/2025
Dự báo tác động nhiệm kỳ hai Tổng thống Mỹ đối với các thị trường châu ÁDự báo tác động nhiệm kỳ hai Tổng thống Mỹ đối với các thị trường châu Á
06:01:30 20/01/2025
Lũ lụt ở Indonesia nhấn chìm hàng nghìn ngôi nhàLũ lụt ở Indonesia nhấn chìm hàng nghìn ngôi nhà
05:16:08 19/01/2025

Tin đang nóng

Chó pitbull cắn tử vong bé trai 8 tuổi, nhân chứng cố giải cứu trong tuyệt vọng: Hiện trường gây ám ảnh!Chó pitbull cắn tử vong bé trai 8 tuổi, nhân chứng cố giải cứu trong tuyệt vọng: Hiện trường gây ám ảnh!
13:17:21 20/01/2025
Song Hye Kyo lập kỷ lục 5 năm mới có 1 lần, Song Joong Ki có mơ cũng không thể với tớiSong Hye Kyo lập kỷ lục 5 năm mới có 1 lần, Song Joong Ki có mơ cũng không thể với tới
12:27:21 20/01/2025
Ngọc Lan, Lona Kiều Loan và dàn sao Vbiz phản ứng với bài viết gây chấn động của Thiên AnNgọc Lan, Lona Kiều Loan và dàn sao Vbiz phản ứng với bài viết gây chấn động của Thiên An
14:42:18 20/01/2025
Luna Đào nói gì sau khi có màn tái ngộ Trấn Thành gây dậy sóng MXH?Luna Đào nói gì sau khi có màn tái ngộ Trấn Thành gây dậy sóng MXH?
14:37:31 20/01/2025
Bên trong ngôi nhà vườn của tiền đạo Tiến Linh có gì?Bên trong ngôi nhà vườn của tiền đạo Tiến Linh có gì?
13:09:31 20/01/2025
3 chị đẹp khiến khán giả bất bình khi tiến vào chung kết show 'Đạp gió'3 chị đẹp khiến khán giả bất bình khi tiến vào chung kết show 'Đạp gió'
14:25:03 20/01/2025
Ngoại hình gây hoang mang tột độ của Triệu Lộ TưNgoại hình gây hoang mang tột độ của Triệu Lộ Tư
14:46:15 20/01/2025
5 thanh niên nằm ngủ giữa nhà và sự xuất hiện của người đàn ông lúc rạng sáng khiến tất cả vùng dậy5 thanh niên nằm ngủ giữa nhà và sự xuất hiện của người đàn ông lúc rạng sáng khiến tất cả vùng dậy
16:48:16 20/01/2025

Tin mới nhất

Vua Charles III và chiến lược ngoại giao với Tổng thống đắc cử Donald Trump

Vua Charles III và chiến lược ngoại giao với Tổng thống đắc cử Donald Trump

18:04:26 20/01/2025
Việc ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng đang đặt ra nhiều thách thức mới cho mối quan hệ đặc biệt giữa Anh và Mỹ.
Khả năng Hàn Quốc theo đuổi vũ khí hạt nhân trong nhiệm kỳ hai của ông Trump

Khả năng Hàn Quốc theo đuổi vũ khí hạt nhân trong nhiệm kỳ hai của ông Trump

17:57:08 20/01/2025
Trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, việc Triều Tiên tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật có thể làm gia tăng nghi ngờ của Hàn Quốc về khả năng bảo vệ từ phía Mỹ, khiến nước này cân nhắc xây dựng năng lực răn đe độc lập.
Tài sản của các tỷ phú trên thế giới tăng nhanh gấp 3 lần

Tài sản của các tỷ phú trên thế giới tăng nhanh gấp 3 lần

17:41:44 20/01/2025
Trái ngược với sự gia tăng nhanh chóng các tỷ phú, Oxfam chỉ ra tình trạng nghèo đói dai dẳng khi số người sống với mức dưới 6,85 USD/ngày hầu như không thay đổi kể từ năm 1990.
Phó Chủ tịch Hàn Chính: Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Mỹ

Phó Chủ tịch Hàn Chính: Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Mỹ

17:33:48 20/01/2025
Trong thông báo, nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết ông Hàn Chính và ông Vance đã thảo luận nhiều chủ đề bao gồm thuốc giảm đau fentanyl, cân bằng thương mại và ổn định khu vực.
Washington DC bùng nổ 'bất động sản vàng' khi quyền lực chính trị và tài chính giao thoa

Washington DC bùng nổ 'bất động sản vàng' khi quyền lực chính trị và tài chính giao thoa

17:30:23 20/01/2025
Cùng với việc ông Trump tái đắc cử, một trong những tác động tức thời nhất ở Washington là sự bùng nổ của thị trường bất động sản hạng sang.
Lãnh đạo nước ngoài nào được mời và không được mời dự lễ nhậm chức của ông Trump?

Lãnh đạo nước ngoài nào được mời và không được mời dự lễ nhậm chức của ông Trump?

17:26:38 20/01/2025
Cả ông Trump và Phó tổng thống đắc cử JD Vance sẽ tuyên thệ nhậm chức và bắt đầu một chính quyền mới trong một ngày lễ kỷ niệm bao gồm các buổi biểu diễn âm nhạc và một cuộc diễu hành.
Thủ tướng O.Scholz khẳng định nước Đức không bao giờ quên ký ức về thảm họa diệt chủng Do Thái

Thủ tướng O.Scholz khẳng định nước Đức không bao giờ quên ký ức về thảm họa diệt chủng Do Thái

17:23:59 20/01/2025
Phát biểu trước cộng đồng Do Thái ở Frankfurt trong lễ kỷ niệm 80 năm ngày giải phóng trại tập trung Auschwitz - lớn nhất của Đức Quốc xã, Thủ tướng Scholz khẳng định không thể lãng quên quá khứ.
Các gia đình Palestine ăn mừng khi tù nhân được thả theo thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza

Các gia đình Palestine ăn mừng khi tù nhân được thả theo thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza

16:09:44 20/01/2025
Tại Ramallah, hàng ngàn người đã tập trung để chào đón những người được thả. Cờ Palestine và biểu tượng của Hamas xuất hiện khắp nơi, trong khi đám đông hô vang khẩu hiệu thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ dành cho lực lượng Hamas.
Bà Stacy Dixon sẽ đảm nhiệm quyền Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ

Bà Stacy Dixon sẽ đảm nhiệm quyền Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ

16:08:59 20/01/2025
Bà Dixon, người đã đảm nhận vai trò Phó Giám đốc Tình báo Quốc gia từ tháng 8/2021, sẽ tạm thời lãnh đạo cơ quan này trong thời gian chờ Thượng viện xác nhận ứng cử viên chính thức cho vị trí này.
Điểm danh những sắc lệnh hành pháp 'sẵn sàng' ngay khi ông Trump nhậm chức

Điểm danh những sắc lệnh hành pháp 'sẵn sàng' ngay khi ông Trump nhậm chức

16:08:03 20/01/2025
Sẽ có hơn 100 hành động hành pháp lệnh cho các bộ máy hành chính thay đổi cách làm việc của họ , Stephen Miller, Phó chánh văn phòng phụ trách chính sách sắp tới của ông Trump, nói với Fox News vào tuần trước.
Tổng thống đắc cử Mỹ cam kết thay đổi lớn ngay ngày đầu nhậm chức

Tổng thống đắc cử Mỹ cam kết thay đổi lớn ngay ngày đầu nhậm chức

15:54:20 20/01/2025
Liên quan đến vấn đề Ukraine, Tổng thống đắc cử Mỹ khẳng định quan điểm đặt ưu tiên cao cho việc tìm kiếm giải pháp hòa bình nhằm chấm dứt xung đột tại Ukraine.
Nguy cơ cháy rừng ở bang California tiếp tục lan rộng do gió mạnh

Nguy cơ cháy rừng ở bang California tiếp tục lan rộng do gió mạnh

15:51:49 20/01/2025
Lực lượng chức năng cho biết đã khống chế được hơn 50% diện tích 2 đám cháy lớn nhất, đã thiêu hủy gần 16.187 ha đất, san phẳng toàn bộ các khu phố của thành phố lớn thứ hai của Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

Hé lộ bến đỗ mới gây sốc của Neymar

Hé lộ bến đỗ mới gây sốc của Neymar

Sao thể thao

18:01:03 20/01/2025
Neymar có thể quay trở lại đội bóng cũ Santos (Brazil), khi anh nhận được lời đề nghị cho mượn ở phần còn lại mùa giải.
'Đi về miền có nắng' tập 11: Vân tức điên cho rằng Dương bày trò để ở bên Phong

'Đi về miền có nắng' tập 11: Vân tức điên cho rằng Dương bày trò để ở bên Phong

Phim việt

17:13:33 20/01/2025
Trong Đi về miền có nắng tập 11, Vân cho rằng Dương bày ra chuyến công tác để tranh thủ cơ hội một mình ở bên Phong.
Thần đồng trẻ nhất lịch sử 10 tuổi học đại học, 16 tuổi tốt nghiệp Tiến sĩ: Hơn 10 năm sau vẫn không nhà, không xe, sống nhờ phụ cấp của cha mẹ

Thần đồng trẻ nhất lịch sử 10 tuổi học đại học, 16 tuổi tốt nghiệp Tiến sĩ: Hơn 10 năm sau vẫn không nhà, không xe, sống nhờ phụ cấp của cha mẹ

Netizen

17:02:48 20/01/2025
Với nhiều người Trung Quốc, Trương Dương đã từng là cái tên nổi đình đám, là thần đồng khiến bao người ngưỡng mộ nhờ tài năng xuất chúng.
3 điều kiêng kỵ khi thắp hương, gia chủ tránh kẻo "tự rước họa", càng cúng càng mất lộc

3 điều kiêng kỵ khi thắp hương, gia chủ tránh kẻo "tự rước họa", càng cúng càng mất lộc

Trắc nghiệm

16:36:19 20/01/2025
Vào những ngày lễ tết và ngày quan trọng như Tết Nguyên đán, Tết Thanh minh, Tết Đoan ngọ, thắp hương càng trở thành một cách thức quan trọng để bày tỏ lòng thành kính và cầu nguyện.
Ngán ngẩm thay ca sĩ Jack - J97

Ngán ngẩm thay ca sĩ Jack - J97

Sao việt

16:09:13 20/01/2025
Với gia tài scandal nhiều hơn cả bài hit, sự tồn tại của ca sĩ Jack - J97 trong showbiz gây ngán ngẩm lẫn thất vọng.
Hôm nay nấu gì: 4 món cực ngon lại dễ nấu cho cơm tối

Hôm nay nấu gì: 4 món cực ngon lại dễ nấu cho cơm tối

Ẩm thực

16:06:08 20/01/2025
Thực đơn 4 món cực ngon lại dễ nấu cho cơm tối. Món ăn nào cũng ngon miệng, đặc biệt dễ làm, đủ chất chắc chắn cả nhà sẽ thích.
Dàn sao Running Man phản ứng gượng gạo, gây hoang mang khi xem bộ ảnh nóng bỏng của Song Ji Hyo

Dàn sao Running Man phản ứng gượng gạo, gây hoang mang khi xem bộ ảnh nóng bỏng của Song Ji Hyo

Sao châu á

16:04:01 20/01/2025
Màn tương tác giữa Song Ji Hyo với Yoo Jae Suk cùng dàn sao Running Man trên sóng truyền hình mới đây đã gây sốt mạng xã hội.
Hari Won và Diệu Nhi tiết lộ "bí kíp" yêu người kém tuổi

Hari Won và Diệu Nhi tiết lộ "bí kíp" yêu người kém tuổi

Tv show

16:00:37 20/01/2025
Trong tập 6 Người yêu tôi đỉnh nhất , hai thành viên trong ban bình luận là Hari Won và Diệu Nhi đã tiết lộ bí kíp yêu người kém tuổi, khẳng định rằng tuổi tác chỉ là con số .
Australia dành 2,2 tỷ USD thúc đẩy sản xuất nhôm 'xanh'

Australia dành 2,2 tỷ USD thúc đẩy sản xuất nhôm 'xanh'

15:48:44 20/01/2025
Nhôm được tinh luyện từ quặng trong các nhà máy khổng lồ, tiêu thụ khoảng 10% tổng lượng điện của Australia. Tuy nhiên, quá trình này từ lâu đã phụ thuộc vào các nhà máy điện chạy bằng than, một nguồn năng lượng gây ô nhiễm.