Khi hạt lúa, củ khoai, bông hoa dại cũng thành một sản phẩm du lịch
“Phát triển kinh tế trang trại, HTX nông nghiệp gắn với hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn ngày càng có tiềm năng phát triển lớn tại các địa phương.
Tuy nhiên, hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn ở các trang trại, HTX thời gian qua chủ yếu mang tính tự phát, nhỏ lẻ và chưa được đầu tư đúng mức”.
Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Trần Thanh Nam tại Hội thảo “Thực trạng và tiềm năng phát triển mô hình du lịch nông nghiệp nông thôn” được Bộ NNPTNT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại tỉnh Hòa Bình ngày 20/11.
Theo Bộ NNPTNT, tại một số địa phương hiện chỉ có một bộ phận nhỏ các trang trại nông nghiệp (từ 3 đến 5% tổng số trang trại nông nghiệp của địa phương).
Loại hình trang trại sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch xuất hiện ở nhiều nơi nhưng phổ biến là ở những vùng còn quỹ đất rộng như miệt vườn miền Đông, miền Tây Nam Bộ, Tây Nguyên, vùng miền núi, trung du; hoặc ở vùng ven đô thị, vùng có nhiều địa điểm du lịch.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm một khu du lịch sinh thái ở TP. Cần Thơ ngày 10/12/2019. Ảnh: Nguyên Vỹ.
Hiện nay, các mô hình HTX phát triển du lịch rất đa dạng, trong đó, có 2 dạng mô hình HTX du lịch nông nghiệp, nông thôn là: HTX sản xuất các sản phẩm phục vụ du lịch và HTX phát triển du lịch cộng đồng, kết hợp nghỉ dưỡng (homestay).
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam cho rằng, hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn ở các trang trại, HTX thời gian qua chủ yếu mang tính tự phát, còn nhỏ lẻ và chưa được đầu tư đúng mức.
Theo ông Nam, hoạt động du lịch trong các trang trại, HTX nông nghiệp chủ yếu phát triển tự phát, không có quy hoạch nên chưa thu hút được nhiều khách du lịch. Mặt khác, lao động làm việc trong các trang trại, HTX nông nghiệp không được đào tạo, thiếu kiến thức và kỹ năng du lịch nông nghiệp.
Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về trang trại, HTX gắn với du lịch nông nghiệp, nông thôn chưa được hoàn thiện.
Theo Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), những năm gần đây, du lịch Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng nhanh.
Năm 2019, du lịch Việt Nam thu hút trên 18 triệu lượt khách quốc tế và 85 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu từ du lịch đạt 755.000 tỷ đồng, tương đương 32,8 tỷ USD.
Video đang HOT
Hội thảo “Thực trạng và tiềm năng phát triển mô hình du lịch nông nghiệp nông thôn” được Bộ NNPTNT và Bộ VHTTDL tổ chức tại tỉnh Hòa Bình ngày 20/11.
Năm 2020, Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đã lấy chủ đề “Du lịch và phát triển nông thôn” cho ngày du lịch thế giới 27/9.
Tổng cục Du lịch cũng khẳng định, đối với Việt Nam là đất nước nông nghiệp với hơn 67% dân số sinh sống tại khu vực nông thôn, tài nguyên cho phát triển du lịch Việt Nam từ khu vực nông nghiệp, nông thôn là rất lớn.
Theo đó, việc định hướng phát triển du lịch dựa trên khai thác giá trị nông nghiệp, nông thôn với các sản phẩm du lịch cộng đồng, mô hình liên kết chuỗi du lịch – nông nghiệp; hình thành các trang trại nghỉ dưỡng nông thôn chất lượng cao… sẽ đem lại lợi ích đồng thời cho cả hai ngành du lịch và nông nghiệp, góp phần phát triển nông thôn mới bền vững trong mối liên kết với khu vực đô thị.
Tỉnh Hà Giang được biết đến là địa phương có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch gắn với nông nghiệp.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang, trong thời gian qua Hà Giang đã và đang khai thác nhiều loại hình du lịch như: du lịch địa chất, cộng đồng, sinh thái, hang động, tâm linh, du lịch gắn với nông nghiệp và dược liệu…
Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì vào những ngày cuối tháng 9/2019. Ảnh: Nguyễn Quý.
Trong đó phát triển du lịch nông nghiệp được xác định là một trong những hướng đi mới của Hà Giang. Phát triển nông nghiệp, làng nghề gắn với du lịch trải nghiệm, du lịch cộng đồng trong thời gian qua đã được tỉnh Hà Giang quan tâm và đưa vào Nghị quyết chuyên đề tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Hiện nay, sản phẩm du lịch nông nghiệp, làng nghề chủ yếu khai thác dưới mô hình du lịch cộng đồng phục vụ khách du lịch muốn tìm hiểu thăm quan, khám phá, trải nghiệm.
Điển hình như tour tham quan mùa lúa chín trên những thửa ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, ngắm mùa hoa tam giác mạch, hoa đào, mận, lê là một trong những sản phẩm đặc trưng mang thương hiệu của Hà Giang và được tìm hiểu văn hóa, phong tục, tập quán, nét sinh hoạt của các gia đình người dân tộc Hmong, Dao, Lô Lô, Pà Thẻn…
Ngay từ năm 2012, Hà Giang đã triển khai xây dựng các Làng văn hóa du lịch gắn với xây dựng NTM với các tiêu chí cụ thể, rõ ràng (Tuyên bố Panhou).
Đến năm 2017, đã có 16 làng đăng ký thực hiện theo Tuyên bố Panhou; hiện nay đã có 8 làng (tại 7 huyện) đã được UBND tỉnh công nhận đạt các tiêu chí, nhiều cộng đồng dân cư nông thôn đã thấy được vai trò của phát triển du lịch đối với đời sống kinh tế của địa phương và hưởng ứng với chủ trương phát triển du lịch cộng đồng.
Nhìn chung, sau 7 năm tiến hành xây dựng theo tiêu chí Panhou, du lịch văn hóa tại Hà Giang đã có nhiều đổi thay, mang đến diện mạo mới và làm thay đổi bộ mặt nông thôn một cách rõ rệt.
Đồng bằng sông Cửu Long xếp thứ 3 cả nước về sản phẩm OCOP
Chiều 16/11, tại An Giang, Bộ NNPTNT tổ chức hội nghị đánh giá Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2020, khu vực phía Nam. Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NNPTNT, Chủ tịch Hội đồng OCOP chủ trì hội nghị.
Sau gần 3 năm triển khai, Chương trình OCOP đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương, sự vào cuộc mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền ở các địa phương, cùng sự nỗ lực của các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân.
Đặc biệt, nhiều địa phương khu vực ĐBSCL có sự quan tâm đặc biệt của các cấp ủy, chính quyền trong chỉ đạo, điều hành để xây dựng các mô hình hay và phát huy các cách làm sáng tạo trong triển khai, phát triển OCOP của địa phương.
Ông Trần Anh Thư - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang tham quan gian hàng sản phẩm OCOP làm từ thốt nốt của huyện Tri Tôn.
Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, đến nay đã có 63/63 tỉnh, thành phố ban hành quyết định phê duyệt đề án, kế hoạch triển khai chương trình OCOP cấp tỉnh.
Đến tháng 10/2020, đã có 48 tỉnh tổ chức đánh giá, phân hạng cho các sản phẩm, với 2.169 sản phẩm được công nhận đạt 3 sao trở lên, đạt hơn 90% mục tiêu của chương trình.
Trong đó, vùng Đồng bằng sông Hồng có nhiều sản phẩm nhất với 712 sản phẩm (chiếm 32,8%); Miền núi phía Bắc có 497 sản phẩm (22,9%); ĐBSCL có 375 sản phẩm (17,3%); thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ khi mới chỉ có 17 sản phẩm.
Tính đến tháng 10/2020, tại các tỉnh, thành phía Nam có 11/19 tỉnh, thành tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP, với số lượng sản phẩm được đánh giá, phân hạng chỉ chiếm 18,07% tổng số sản phẩm OCOP của cả nước.
Có 3 tỉnh tại ĐBSCL là Bến Tre, Sóc Trăng và Đồng Tháp nằm trong nhóm 10 tỉnh có số lượng sản phẩm OCOP cao nhất cả nước.
Hiện vùng ĐBSCL có số lượng sản phẩm OCOP đứng thứ 3 cả nước (với 375 sản phẩm, chiếm 17,3%), trong đó số lượng sản phẩm đạt 3 sao chiếm gần 62,7% và 33% sản phẩm 4 sao.
Ông Trần Anh Thư trao chứng nhận sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao tại hội nghị.
Cũng theo đánh giá của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, các địa phương vùng ĐBSCL và Đông Nam Bộ đã phát huy lợi thế của các sản phẩm vùng miền, gắn với thế mạnh của vùng như: trái cây, lúa gạo, du lịch sinh thái để lựa chọn, tập trung phát triển các sản phẩm OCOP mang đặc trưng của các địa phương, từng bước hình thành chuỗi liên kết bền vững, nâng cao giá trị cho người sản xuất, sản phẩm có chất lượng an toàn, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Chương trình OCOP đã thể hiện được sự phù hợp về định hướng, chính sách nhằm phát huy thế mạnh, lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa của các địa phương, huy động sự tham gia của tất cả các cấp, các ngành, hệ thống chính trị, phát triển OCOP trở thành giải pháp được ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới.
Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại hội nghị
Góp phần tích cực tạo việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế của hộ gia đình nông thôn, đặc biệt là phát huy vai trò của phụ nữ nông thôn, các nhóm người yếu thế như đồng bào dân tộc thiểu số, phát triển sản phẩm OCOP không chỉ là giải pháp để tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình, mà còn là cơ hội, điều kiện để họ có thời gian chăm lo và thực hiện trách nhiệm đối với gia đình và cộng đồng địa phương.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ NNPTNT đánh giá cao những kết quả tích cực từ chương trình OCOP, đặc biệt chương trình đã thu hút sự tham gia và phát huy tốt vai trò của phụ nữ thông thôn, các hợp tác xã nông nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương, tới đây cần tiếp tục phát huy.
Trái cây là một trong những thế mạnh phát triển sản phẩm OCOP của các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL
Để đạt hiệu quả cao trong phát triển sản phẩm OCOP, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng lưu ý tới đây các địa phương và tổ chức, cá nhân có liên quan cần chú ý sản phẩm OCOP phải đảm bảo vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm, bao bì, nhãn mác, chỉ dẫn địa lý, cũng như đảm bảo nguồn gốc về nguyên liệu làm ra sản phẩm và phải sử dụng lao động tại địa phương.
Gói hỗ trợ 16.000 tỉ đồng: Doanh nghiệp sẽ tiếp cận được trong tuần tới Gói hỗ trợ 16.000 tỉ đối với doanh nghiệp và người lao động, thời gian qua quá trình triển khai còn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu do thủ tục thẩm tra còn chặt chẽ nên việc triển khai chưa đạt yêu cầu đề ra. Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh chia sẻ. Gói hỗ trợ 16.000...