Khi hạnh phúc vợ chồng nảy mầm từ việc… rửa bát
Có lần tôi chứng kiến chồng cô bạn thản nhiên chồng thêm bát đĩa vào bồn rửa trong khi vợ anh ấy đang phải… ăn bốc.
Phụ nữ hiện đại chọn chồng không chỉ biết làm “công to việc lớn” mà còn sẵn sàng chia sẻ với vợ chuyện bếp núc, nội trợ. Trong các mối quan hệ, phụ nữ thường là người chủ động nói chuyện với chồng về những mong muốn và mòn mỏi hy vọng một sự đổi khác. Nói cách khác, thay đổi tính cách người đàn ông theo ý mình là ước vọng mãi còn với chị em, dù chính họ cũng hiểu rằng chuyện chẳng hề đơn giản.
Căn nguyên của mọi xung đột là gì? Do sự khác biệt khá lớn và thái độ không chịu hiểu cho nhau? Lúc nào mọi người cũng chỉ hô khẩu hiểu: “Hãy hiểu cho anh/em” nhưng kỳ thực đã khi nào dành một chút thời gian trong ngày để trả lời câu hỏi: Mình đã làm được gì cho nhau, Nửa kia mong muốn điều gì, Mình có nhu cầu đáp ứng những mong muốn đó không? Có thể là không. Chỉ đến khi xảy ra chuyện người ta mới đem những câu hỏi đó ra để căn vặn mình thì ít mà dằn vặt người kia thì nhiều.
Có lần tôi chứng kiến chồng cô bạn thản nhiên chồng thêm bát đĩa vào bồn rửa trong khi vợ anh phải… ăn bốc. Cũng như chồng, cô ấy phải làm việc 8 tiếng ở công sở vất vả, mệt nhọc. Nhưng về nhà, việc đầu tiên, thay vì mở tủ lạnh lấy một cốc nước cam, thay quần áo, thư giãn bên ti vi, cô ấy vục mặt vào rửa đống đồ dơ mà chồng ăn đêm bỏ lại. Không ít lần nói chuyện với chồng để mong nhận được giúp đỡ nhưng chỉ một lời duy nhất “Nội trợ là thiên chức của phụ nữ”. Rất có thể sau câu nói này, vô số chị em sẽ giơ tay xung phong chối bỏ thiên chức đó.
Video đang HOT
Ngược lại, khi hỏi một người phụ nữ có chồng nhận trách nhiệm rửa bát sau bữa tối rằng cô ấy cảm thấy thế nào thì được chia sẻ rằng đó là cảm giác hạnh phúc thực sự. Hạnh phúc vì được quan tâm và đối xử công bằng. “Tôi nấu nướng, anh ấy rửa bát. Tôi đã mất khá nhiều thời gian để có được sự phân công lao động này nhưng dù sao thì anh ấy vẫn hơn những người khác là biết lắng nghe”.
Đề nghị chồng rửa bát là chuyện nhỏ. Mở rộng ra vấn đề giao tiếp hiệu quả giữa vợ và chồng. Với một người chồng có sẵn tư duy cấp tiến thì dễ. Còn với những người bảo thủ, phong kiến thì sao? Đây là hai nguyên tắc chung trong giao tiếp giữa vợ – chồng:
1. Cố gắng tạo ra động lực cho sự thay đổi – những động lực hiện hữu và có thể hiện thấy được.
2. Tạo ra những hành động phản kháng vừa đủ. Nếu sự việc không diễn ra theo mong đợi, cần phải có phản hồi ngược lại để thể hiện quan điểm bản thân. Sự phản kháng đôi khi chỉ là im lặng nhưng xem ra lại hiệu quả hơn nhiều so với việc cằn nhằn như bắn súng liên thanh.
Theo VNE
Bố mẹ chồng bắt tôi quỳ xin lỗi
Ông bà còn nói rằng nếu hai vợ chồng bỏ nhau thì ông bà cũng toại nguyện và họ cũng muốn cướp quyền nuôi con của tôi.
Tôi lấy chồng đã được 5 năm và có một bé trai 4 tuổi. Nhưng tôi vẫn chưa được bố mẹ chồng coi là con dâu mà chỉ bị coi là người cướp con trai của ông bà. Tôi cảm thấy thực sự chán nản vô cùng. Tôi xin kể hoàn cảnh của mình để mong các bạn cho tôi lời khuyên phải tiếp tục làm thế nào với bố mẹ chồng khó tính?
Mấy tháng trước, bố mẹ chồng đến thăm vợ chồng tôi và cháu. Khi ông bà đến, tôi thực sự căng thẳng vì từ trước, tôi đã bị bố mẹ chồng không ưa rồi. Tuy vậy, tôi vẫn tỏ ra bình thường nhưng có điều bố mẹ chồng tôi để ý đến từng lời nói của tôi. Tôi nói câu nào, ông bà cũng để bụng rồi suy nghĩ và nói là chọc tức ông bà. Nếu tôi không nói thì ông bà kêu là tôi bị câm và muốn đuổi ông bà về.
Tôi nuôi con theo cách của người nước ngoài là để cháu tự lập làm tất cả các việc có thể và không ngủ cùng bố mẹ từ nhỏ. Do vậy, con trai của tôi hiện giờ rất ngoan và điềm đạm trước mọi tình huống không giống như một đứa trẻ 4 tuổi. Cháu đã biết đọc và làm toán lớp 2. Tôi dồn hết tâm sức của mình vào con tôi, cứ tưởng như vậy bố mẹ chồng cũng bớt ghét mình nhưng mọi chuyện thật phũ phàng.
Bố mẹ chồng nói tôi là không biết nuôi dạy con, cho dù một mình tôi nuôi con từ lúc bé mới được một tháng tuổi. Ông bà bảo không được để cháu ông bà làm mọi việc và nói tôi chỉ biết cho con ngủ riêng để thõa mãn tình dục với chồng. Họ còn bảo là trên thế giới này không có ai nuôi con như vậy.
Không dừng lại ở đó, khi chồng tôi không có nhà, ông bà đẩy tôi vào tường định đánh tôi và bắt tôi quỳ xuống xin lỗi. Nhưng tôi đã bỏ chạy đi chỗ khác. Xong chuyện bắt tôi quỳ không thành, ông bà quay ra đòi tôi số tiền mà vợ chồng tôi nhờ ông bà mượn hộ ở ngân hàng. Tổng cộng số tiền là 200 triệu.
Cùng với việc đòi tiền, ông bà cũng muốn cướp nốt quyền nuôi con của tôi vì bảo tôi không biết nuôi dạy bé. Ông bà còn nói rằng nếu hai vợ chồng tôi bỏ nhau thì ông bà cũng toại nguyện. Tâm trạng tôi thực sự rối bời. Tôi cần lời khuyên của mọi người để cho tôi biết cách nuôi con của tôi có đúng không? Tôi phải đối xử với bố mẹ chồng thế nào?
Theo VNE
Tôi cố nhẫn nhịn chồng vì con còn quá nhỏ Hiện tại tôi cố nín nhịn vì con còn nhỏ quá, cháu chưa được một tuổi, tôi chờ khi nào cháu ngoài một năm cũng sẽ rời đi... Trong suy nghĩ của chồng: đàn bà chỉ suốt ngày nghĩ đến tiền nên chỉ nghĩ đến việc quản lý ví tiền của chồng. Vì vậy về kinh tế tôi không bao giờ hỏi xem...