Khi hai ta về một nhà, cần phải bàn trước cho rõ 12 điều này
Để có cuộc hôn nhân hạnh phúc viên mãn, không gì tốt hơn là cả hai cùng ngồi xuống thảo luận, làm rõ về những vấn đề này trước khi hai ta về chung một nhà.
Để có cuộc hôn nhân hạnh phúc viên mãn, không gì tốt hơn là cả hai cùng ngồi xuống thảo luận, làm rõ về những vấn đề này trước khi hai ta về một nhà. Hôn nhân là chuyện trọng đại. Chính vì thế, ta cần suy nghĩ kỹ, chuẩn bị sẵn sàng cho chặng đường mới mình chưa từng trải qua.
Khi hai ta về một nhà: Sống chung với mẹ chồng
Khi chưa có đủ điều kiện ra riêng; sống chung với gia đình chồng là chuyện bạn phải chấp nhận sau khi kết hôn. Song, rất nhiều đôi sau một thời gian ở cùng phụ huynh; trải qua vài “cuộc chiến hoa hồng” thì cô vợ đã… đòi tự do.
Thế nhưng, đến khi đôi trẻ bàn bạc, xin phép ra riêng; các cụ lại không vui. Đây là vấn đề phụ thuộc vào tâm lý và hoàn cảnh của mỗi gia đình; nên không có phương án nào là tốt nhất. Hãy tham khảo ý kiến của người đi trước; tự đặt ra tình huống cho mình nếu sống chung với nhà chồng; để xem liệu bạn có thích hợp với nếp sống chung với gia đình nhà chồng không?
Khi hai ta về một nhà: Anh đã mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ
Bạn muốn có bao nhiêu đứa con? Khi nào là lúc tốt nhất để sinh nở? Những câu hỏi này đều có vẻ dễ trả lời.
Nhưng sẽ thế nào; nếu bạn đời của bạn mong muốn tận hưởng đời sống vợ chồng son; vài ba năm sau hãy thong thả có con. Bạn thì muốn có con ngay sau khi cưới? Đây chính là lúc để cả hai ngồi xuống suy nghĩ và bàn bạc.
Đa phần mọi người quan niệm khi đã kết hôn; “có” lúc nào cũng là tin vui. Nhưng không phải lúc nào tin vui cũng làm cuộc sống vợ chồng thêm hạnh phúc. Nhất là khi một trong hai chưa ổn định thu nhập, sự nghiệp. Một đứa trẻ ra đời sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề phức tạp và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống vợ chồng.
Chuẩn bị về cả vật chất lẫn tinh thần trước khi làm bố mẹ thực sự là điều các đôi vợ chồng trẻ nên làm.
Khi hai ta về một nhà: Đối nội, đối ngoại
Dù ở riêng hay sống chung với bố mẹ thì trách nhiệm của người con dâu, con rể vẫn phải có. Tuy nhiên, không ít người vẫn cảm thấy đối phương tỏ ra “thiên vị” bố mẹ đẻ, không quan tâm đủ nhiều đến gia đình nhà mình.
Tốt nhất, cả hai nên thống nhất với nhau về những khoản tài chính dùng để hỗ trợ, biếu tặng phụ huynh đôi bên hàng tháng. Đồng thời, hai vợ chồng cần lên lịch đi thăm bố mẹ của nhau. Nguyên tắc tiên quyết cần được tuân theo khi suy xét các vấn đề này là công bằng.
Video đang HOT
Khi hai ta về một nhà: Sở thích và không gian riêng
Không ít đàn ông phàn nàn rằng lấy vợ như “đeo gông” vào cổ. Họ không còn thời gian thoải mái ngồi nhậu với chiến hữu (vợ sẽ liên tục nhắn tin, gọi điện giục về) hay đá bóng cùng bạn bè.
Cũng không ít chị em ca thán rằng từ khi lập gia đình, vì chồng cấm đoán và quá bận bịu mà mất hết bạn bè cũng như thú vui riêng. Kết quả là cả hai đều cảm thấy mất tự do, bị đối phương chiếm lĩnh đời tư quá nhiều.
Mỗi người dù là trước hay sau khi kết hôn, cũng đều có những sở thích, thú vui riêng. Lúc còn độc thân, bạn có thể dành nhiều thời gian chăm chút cho góc trời riêng đó. Nhưng đến khi đã lập gia đình, nhất cử nhất động của bạn đều ảnh hưởng tới bạn đời. Giải pháp để hai bạn thoải mái sau kết hôn là thỏa hiệp về khoảng trời riêng của mỗi người.
Khi hai ta về một nhà: Điểm mạnh, điểm yếu
Có cặp đôi biết tất cả về nhau ngay từ những ngày đầu hẹn hò. Số khác, phải mất nhiều năm mới có thể hiểu rõ, cảm thông về những khuyết điểm của bạn đời. Khi biết rõ về điểm mạnh và điểm yếu của nhau trước khi “gạo nấu thành cơm”, cả hai sẽ biết cách chấp nhận chúng dễ dàng hơn để không cảm thấy quá thất vọng về nhau sau hôn nhân.
Dù hai bạn đều có điều kiện về kinh tế, đây là việc vẫn nên làm. Có thể nghe quá sòng phẳng, nhưng việc rạch ròi giữa hai vợ chồng là điều cần thiết để tránh trường hợp “trăm dâu đổ đầu tằm”. Trách nhiệm không chỉ về tài chính mà còn là việc nhà, chi tiêu, đi chợ, nấu cơm, lau dọn… Ngoài ra, thỏa hiệp rõ ràng vấn đề này cũng là hình thức giúp hai bạn sống có trách nhiệm và gương mẫu hơn để nuôi dạy con cái về sau.
Khi hai ta về một nhà: Tài chính
Không ít đôi trẻ khi cưới vẫn tin vào “một túp lều tranh, hai quả tim vàng” mà bỏ qua vấn đề tài chính. Chính việc lảng tránh đề tài có vẻ nhạy cảm này mà rất nhiều cặp đôi lâm vào tình trạng tiêu pha lãng phí, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống hôn nhân. “Tình nghèo có nhau” chỉ lãng mạn trong thơ ca nhạc họa thôi. Thu nhập mỗi người mỗi khác, nếu không cùng nhau lập kế hoạch chi tiêu hợp lý, sau này sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề.
Khi hai ta về một nhà: Se x
Sao lại phải ngại ngùng khi nói về chuyện này nhỉ? Rõ ràng khi chàng và nàng về chung sống thì chuyện ấy cũng thường tình như chuyện ăn uống và mua sắm vậy. Ai cũng có nhu cầu tìm hiểu về sở nguyện đối phương, đồng thời cũng muốn đối phương lắng nghe và chiều chuộng mình. Vậy nên hãy rót ra hai ly rư ợu vang, vừa nhâm nhi vừa trao đổi cho men tình kết nối tâm tư, nhé!
Khi hai ta về một nhà: Truyền thống và tôn giáo
Các chuyên gia phát hiện rằng, những xung đột về tôn giáo và truyền thống trong một gia đình thường bắt đầu sau khi một đứa trẻ ra đời. Cả cha lẫn mẹ đều muốn tạo cho con mình nền tảng văn hóa họ cho là tốt nhất.
Song, vì lý tưởng và đức tin, điều này có thể tạo ra mâu thuẫn giữa hai người. Vì thế, chỉ có sự đồng tình và thống nhất vấn đề sau nhiều cuộc thảo luận mới có thể đem lại sự hài hòa cho tương lai đứa trẻ.
Khi hai ta về một nhà: Quy tắc của đôi ta
Hãy đặt ra các quy tắc cho nhau, kể cả là các quy tắc khi cãi nhau. Không cuộc hôn nhân nào mà không có mâu thuẫn. Điều quan trọng là đôi bên sẽ ứng đối với nhau như thế nào cho văn minh. Chỉ có thế, bạn mới tránh được những trận “giằn mâm xáng chén”!
Khi hai ta về một nhà: Ngôn ngữ tình yêu
Cả hai có thể cùng nhau đề ra những ngôn ngữ tình yêu của riêng mình. Chẳng hạn, không nhất thiết cứ phải “anh yêu em, em yêu anh”, tình yêu đôi khi là nụ hôn buổi sáng, cùng nhau nấu ăn, đọc sách, xem phim… Chẳng cần nói thành lời, những hành động ân cần trên vẫn đủ sức biểu thị rằng hai bạn chưa bao giờ ngừng yêu thương nhau.
Khi hai ta về một nhà: Tương lai của chúng ta
Hãy cùng nghĩ về tương lai của hai người và xem rằng, liệu cả hai có vui vẻ, thoải mái như nhau hay không. Cầm bút lên, viết ra giấy những mong muốn của cả hai về đám cưới, nhà cửa, con cái, sự nghiệp, du lịch, giải trí…Sau đó, cùng nhau thực hiện chúng. Việc này sẽ giúp hai bạn cởi mở, thoải mái và khắng khít với nhau hơn.
Về thăm chồng cũ và các con, tôi bàng hoàng chết điếng khi thấy chảo gà rán nóng hổi trên bếp
Giá như tất cả chỉ là một giấc mơ...
Tôi lấy chồng những ngày cuối năm 2005 là lúc vừa bước sang tuổi 23. Chẳng một ai ngờ cô sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc của một trường Đại học danh tiếng lại lên xe hoa khi còn trẻ như thế. Ở tầm tuổi vừa bước vào đời, đáng lẽ bản thân nên cố gắng vì sự nghiệp và trải nghiệm thật nhiều thứ mới phải. Chắc có lẽ vì tôi đã bước chân vào hôn nhân quá sớm, nên tan vỡ cũng là điều không khó hiểu.
Chuyện tình của tôi với chồng cũ thoạt nghe thì giống cổ tích. Nôm na là tôi vào công ty anh thực tập với hi vọng sẽ được giữ lại làm lâu dài. Vậy mà ngay ngày đầu tôi đã liên tục gọi sai tên anh. Chắc vì bỡ ngỡ môi trường làm việc nên mới dẫn tới sự nhầm lẫn tai hại vậy. Ấy thế nhưng chồng cũ của tôi lại bắt đầu để ý tới tôi vì lẽ đó đấy.
Trong công việc, anh luôn tận tâm giúp đỡ để tôi ngày một trưởng thành hơn. Tôi cảm kích anh rất nhiều, trong lòng dần nảy sinh tình cảm vượt lên danh nghĩa nhân viên - sếp. Tôi nghĩ ở thời điểm đó anh cũng chung suy nghĩ về tôi. Với trái tim sôi nổi của tuổi trẻ, tôi muốn dành hết thanh xuân và cuộc đời này ở bên cạnh anh.
Vả lại, chồng tôi khi ấy cũng 29, 30 tuổi rồi, chẳng còn trẻ trung gì. Và rồi tôi với anh quyết định kết hôn. Tôi bất chấp lời cấm cản của bố mẹ. Dù biết ông bà thương tôi còn trẻ, chưa suy nghĩ thấu đáo nhưng tôi đành bất hiếu một lần để gắn bó cùng người đàn ông mình yêu.
Ảnh minh hoạ.
Hôn nhân vài năm đầu thật tuyệt, tôi nhanh chóng hạ sinh cho anh hai người con một trai một gái. Bé đầu tiên là con gái sinh năm 2007, bé thứ hai là trai sinh năm 2009. Những tưởng cuộc sống cứ chảy trôi thật êm đềm và sẽ chẳng có một biến cố nào xảy ra, nào ngờ tôi đã nhầm mọi người ạ.
Sinh bé thứ hai xong cũng là lúc tôi chạm tuổi 27. Tôi bắt đầu quay trở lại với guồng quay của công việc. Tôi biết mình không thể làm nội trợ quanh năm suốt tháng gắn liền với 4 bức tường và bếp núc được. Vợ chồng tôi cũng thuê giúp việc, bác ấy sẽ giúp tôi trong việc chăm sóc con cái và cơm nước giặt giũ. Còn về phần mình, tôi tiếp tục phát triển đường công danh để không bị phí tấm bằng xuất sắc.
Tôi xin sang một công ty khác để có nhiều đất diễn hơn, vả lại nếu tôi thăng chức ở công ty cũ, hẳn sẽ có những lời gièm pha về vợ chồng tôi. Thời điểm năm 2010 đánh dấu sự thăng hoa bắt đầu trong sự nghiệp của tôi. Tôi rất tự tin về năng lực và trình độ của mình. Tôi bận bịu hơn với bao dự án to nhỏ trong ngoài nước. Chẳng mấy mà tới năm 2013, tôi được lên làm trưởng phòng, rồi năm 2014 là chức vụ phó giám đốc.
Thời điểm đó, tôi đã bắt đầu nhận ra những vết nứt của hôn nhân. Quả thực công việc bận bịu mà tôi với chồng không thể dành nhiều thời gian gần gũi con cái chứ chưa nói gì tới bản thân đối phương. Cuối tuần, nếu không phải anh đi công tác thì cũng là tôi phải gặp mặt với đối tác, khách hàng lớn. Gia đình tôi không thiếu thốn về kinh tế, chỉ là thiếu thời gian, thiếu những khoảnh khắc sum vầy vui vẻ.
Ảnh minh hoạ.
Tôi chẳng biết mình bị làm sao nữa, tham vọng lớn dần. Và tôi đã phải trả giá... Trong một lần bác giúp việc về quê gấp, tôi đã phải vừa làm việc vừa trông con. Tới mức con gái tôi bị bỏng ở chân, khiến bé phải chịu một tấm da chân thay thế xấu xí. Chồng mắng tôi vô trách nhiệm, nhưng tôi cũng chẳng vừa khi bảo bản thân đã hi sinh quá nhiều cho gia đình. Sau trận cãi vã đó, tôi và chồng ly dị. Nhanh, gọn như cách chúng tôi gặp nhau và đi tới kết hôn vậy.
Anh không cho tôi nuôi một đứa con nào, và tôi thì cũng tỏ ra bất cần, dù trong lòng yêu thương các con rất nhiều. Tôi với chồng mỗi người một ngả vào năm 2015. Tính tới bây giờ đã được 5 năm rồi, chồng cũ cũng đã có vợ mới, còn tôi thì vẫn ở cùng cha mẹ đẻ. Chồng cũ cũng thường xuyên quan tâm tới tôi, hỏi han và đưa trợ cấp dù tôi chẳng cần. Nhiều lúc tôi thấy cô đơn, cũng may công việc và các chuyến du lịch đã khiến tôi khỏa lấp phần nào.
Nhưng mọi người biết không, có những điều cứ âm ỉ cháy trong lòng tôi. Mấy hôm trước, tôi có mạn phép đến thăm chồng cũ và các con. Giờ hai con đã lớn, hiểu chuyện hơn nhiều. Vừa bước chân vào nhà, tôi thấy chồng cũ ngồi ở phòng khách còn hai bé thì đang ở gian bếp. Mọi thứ vẫn vậy, chẳng có gì khác so với thời điểm tôi còn là vợ anh.
Tuy nhiên, khi bước vào bếp chơi cùng các con, tôi chết điếng khi nhìn thấy một thứ. Đó là chảo gà rán nóng hổi ở trên bếp. Chưa kịp định thần, vợ mới của anh từ trên gác đi xuống. Chị ấy hơn tôi 2 tuổi, rất lịch sự chào hỏi đàng hoàng.
Còn tôi, tôi chỉ thấy sống mũi cay cay. Gà rán là món mà hai con tôi rất thích. Ngày xưa hồi còn vui vẻ dưới một mái nhà, biết là con thích gà rán nhưng tôi lại chỉ biết đưa hai bé cùng chồng ra hàng quán cho nhanh. Chưa một lần nào tôi vào bếp rán gà cho con. Có chăng thì cũng là bác giúp việc làm.
Vợ mới của chồng đang đảo lại gà rồi cho ra giấy thấm dầu. Gia đình họ thật hạnh phúc. Càng nghĩ, tôi càng thấy tiếc nuối. Giá như ngày ấy tôi không bảo thủ thì chắc 4 người chúng tôi vẫn vui vẻ êm ấm. Nhìn cái cách hai con tôi vẫn háo hức khi thấy gà rán mà tôi lại càng đau lòng, chỉ biết tự trách bản thân.
Dù yêu đến mấy, phụ nữ cũng đừng tha thứ cho 5 'tội lỗi tày trời' này của đàn ông Người đàn bà khôn ngoan dù có yêu đến mấy cũng hãy quyết định mọi việc bằng lý trí, tuyệt đối không được tha thứ cho những lỗi lầm này của đàn ông. Muốn hạnh phúc, bình yên trong tâm lẫn tướng mạo, đàn bà khôn ngoan đừng dễ dàng nhắm mắt làm ngơ những việc làm này của đàn ông. Nhắc quá...