Khi giông lốc đi qua
Những ngày đầu tháng 5, người dân tại nhiều địa phương của tỉnh Phú Thọ phải gồng mình chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên tai.
Những trận mưa lớn kèm theo giông lốc không chỉ gây thương vong mà còn lấy đi tài sản của nhiều người. Để giảm bớt phần nào mất mát đó những người làm công tác Mặt trận đang nỗ lực đến với người dân với những phần quà ý nghĩa, thiết thực.
Nhiều ngôi nhà ở Cẩm Khê (Phú Thọ) tan hoang sau giông lốc.
Ruộng vườn, đường sá, nhà cửa tan hoang là những hình ảnh chúng tôi ghi lại ở nhiều huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh trong những trận mưa giông lớn vừa qua. Huyện miền núi Tân Sơn là một trong 10/13 huyện, thành thị của tỉnh Phú Thọ bị thiệt hại nặng nề từ đợt giông lốc ấy.
Trong ngôi lán tạm mới được dựng lên sau khi bị mưa lốc thổi bay, anh Hà Văn Min (xóm Cọ Sơn 1 xã Thu Ngạc, huyện Tân Sơn) đang cùng vợ thu dọn lại những vật dụng cần thiết còn sót lại được.
Để dựng lại một nơi ở mới thực sự là bài toàn “nan giải”. Anh Min nhẩm tính cũng phải ngót nghét tốn tới vài chục triệu đồng. Điều đó vượt ngoài tầm với của đôi vợ chồng trẻ như anh.
Anh Min chia sẻ, sau khi thiên tai xảy ra gia đình anh đã được Ban Công tác Mặt trận và các tổ chức đoàn thể trong thôn cùng xắn tay vào cùng giúp đỡ gia đình dọn dẹp thu dọn nhà cửa, xây dựng nơi ở tạm để chờ xây nhà mới.
Là một trong ba hộ dân có nhà bị sập đổ hoàn toàn của huyện Tân Sơn, gia đình anh Phùng Văn Quân (xóm Còn 1- xã Thu Ngạc cũng nhận được số tiền hỗ trợ 5 triệu đồng từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Thọ. Anh Quân cho biết, với sự động viên kịp thời từ cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể, gia đình anh sẽ có thêm nguồn lực để có thể xây dựng được nơi an cư mới.
Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Sơn Vũ Tiến Bắc cho biết trận giông lốc xảy ra vào chiều tối ngày mùng 8 và ngày 9/5/2020 đã làm 3 nhà bị sập hoàn toàn, hơn 70 nhà dân và 2 nhà văn hóa khu dân cư bị tốc mái; có trên 48 ha lúa, ngô bị đổ thiệt hại từ 30-70%; 43 ha cây lâm nghiệp bị đổ gãy. Ngay sau khi xảy ra sự cố UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương nhanh chóng rà soát, thống kê thiệt hại để kịp thời thăm hỏi, động viên, huy động các lực lượng hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại như dọn dẹp nhà cửa, lợp lại nhà bị tốc mái, khắc phục các diện tích lúa ngô bị gãy đổ.
Video đang HOT
Ông Bắc cũng cho biết, để góp phần giúp các hộ gia đình bị thiệt hại có thể xây dựng được nơi ở mới UBND huyện Tân Sơn hỗ trợ đối với 1 nhà sập hoàn toàn là 19 triệu đồng (trong đó UBND huyện hỗ trợ 15 triệu đồng, UB MTTQ huyện hỗ trợ 2 triệu đồng, Hội Chữ thập đỏ huyện hỗ trợ 1 triệu đồng, UBND xã hỗ trợ 1 triệu đồng).
Cũng tương tự như Tân Sơn, Yên Lập là địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất trong trận giông lốc đêm qua. Báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện đến 12h ngày 10/5 toàn huyện đã có 16 nhà ở bị sập đổ hoàn toàn cùng 430 nhà bị tốc mái; 62 phòng học bị tốc mái; trên 211 ha lúa bị thiệt hại; 450ha cây lâm nghiệp bị gẫy đổ… với ước tính thiệt hại 22 tỷ đồng.
Theo Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Yên Lập Đinh Thị Thu Thủy cho biết, ngay sau khi sự cố xảy ra, MTTQ đã chủ động phối hợp với cấp ủy chính quyền địa phương huy động các lực lượng giúp dân thu dọn nhà cửa. “Nhiệm vụ cấp thiết lúc này mà huyện Yên Lập là tổ chức lực lượng, nhanh chóng giúp người dân dọn dẹp nhà cửa, ổn định cuộc sống; phát huy tinh thần tương thân, tương ái đùm bọc giúp đỡ lân nhau trong cơn hoạn nạn. Đồng thời, thực hiện tốt các chế độ hỗ trợ các gia đình gặp khó khăn; huy động các lực lượng, nhất là lực lượng dân quân tự vệ, các đoàn thể cùng chung tay giúp các gia đình bị ảnh hưởng theo đúng phương châm “4 tại chỗ”- bà Thu khẳng định.
Thông tin về phương án hỗ trợ của Mặt trận đối với các địa phương bị thiệt hại, ông Nguyễn Hải, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ cho biết trên cơ sở số liệu tổng hợp của Ban Chỉ đạo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ đã kịp thời tổ chức thăm hỏi, động viên hỗ trợ các gia đình. Việc hỗ trợ tập trung vào 3 nhóm đối tượng là các gia đình có người bị thương vong, các gia đình bị sập đổ hoàn toàn. Mức hỗ trợ đối với gia đình có người bị thiệt mạng là 5 triệu đồng; hỗ trợ gia đình có người bị thương là 2 triệu đồng; hỗ trợ cho gia đình có nhà bị sập hoàn toàn là 5 triệu đồng/nhà.
Ông Nguyễn Hải cũng cho biết, đối với hơn 2.500 hộ gia đình bị thiệt hại một phần (từ 30-70%), Ủy ban MTTQ tỉnh sẽ cho rà soát và tập trung hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng yếu thế không có khả năng khắc phục từ nguồn kinh phí của Quỹ “Vì người nghèo” để giúp bà con sửa chữa nhà cửa, có nơi ở trong thời gian sớm nhất.
“Hiện tại, Ủy ban MTTQ tỉnh đã trích gần 300 triệu đồng từ “Quỹ cứu trợ” của tỉnh để hỗ trợ nhân dân. Bên cạnh đó các huyện, thị đang tiếp tục rà soát các hộ nghèo, cận nghèo bị ảnh hưởng để đề nghị tỉnh và Trung ương hỗ trợ”- ông Nguyễn Hải thông tin.
*Để kịp thời, chia sẻ với những khó khăn với các địa phương bị thiệt hại, trong ngày 11 và ngày 12/5 Đoàn công tác của UBMTTQ tỉnh Phú Thọ do ông Nguyễn Hải, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, động viên, tặng quà các gia đình bị thiệt hại do giông lốc tại các huyện Tam Nông, Cẩm Khê, Tân Sơn và Yên Lập.
Cùng ngày 12/5, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ Nguyễn Chí Thắng đã đến thăm hỏi, động viên và trao tiền hỗ trợ cho các hộ gia đình có nhà bị sập tại huyện Thanh Ba; thăm 2 cháu học sinh bị thương tại Thị xã Phú Thọ.
Mưa giông khiến 1 người tử vong, gây nhiều thiệt hại về tài sản
Từ đêm 8/5 đến sáng 9/5, mưa lớn kèm theo giông lốc đã làm 1 người bị chết, 8 người bị thương, gây thiệt hại nhiều tài sản nhà cửa và hoa màu của người dân các địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Dông lốc làm nhiều gia đình bị thiệt hại về tài sản tại Phú Thọ. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)
Theo thống kê mới nhất của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Thọ lúc 16 giờ chiều 9/5, từ đêm 8/5 đến rạng sáng 9/5, mưa lớn kèm theo giông lốc đã làm 1 người bị chết, 8 người bị thương, gây thiệt hại nhiều tài sản nhà cửa và hoa màu của người dân ở các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể, tại xã Bắc Sơn, huyện Tam Nông, mưa bão đã làm bà Nguyễn Thị Toàn chết đuối do thuyền bị lật; cả tỉnh Phú Thọ có 8 người bị thương (thị xã Phú Thọ 2 người; Tam Nông, Thanh Thủy, Yên Lập mỗi nơi có 1 người; Cẩm Khê có 3 người).
Tại các huyện Yên Lập, Tân Sơn, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Tam Nông, Thanh Ba, Cẩm Khê, Lâm Thao, thị xã Phú Thọ và thành phố Việt Trì mưa to kèm giông lốc đã gây tốc mái, hư hỏng hơn 2.500 ngôi nhà, trường học, trong đó 38 ngôi nhà sập đổ; hơn 1.400 ha lúa và hoa màu bị ngập úng, 455 ha rừng bị thiệt hại; 800 gia cầm bị chết. Mưa bão còn làm 16 cột điện hạ thế và 2 cột thông tin bị đổ gãy...
Ngay sau khi xảy ra thiên tai, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ và Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã xuống hiện trường kiểm tra, chỉ đạo khắc phục thiệt hại, thăm hỏi động viên gia đình có người bị chết, bị thương; đồng thời huy động các đoàn thể trong khu dân cứ hỗ trợ các hộ bị thiệt hại dọn dẹp và sửa chữa nhà cửa, sớm ổn định cuộc sống...
Tại buổi thị sát thực tế tại các huyện bị ảnh hưởng do mưa giông gây ra vào sáng 9/5, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ Nguyễn Thanh Hải cho biết, trước mắt địa phương tập trung mọi nguồn lực, nhân lực để khắc phục hậu quả do mưa giông gây ra.
Những ngôi nhà của dân và trường học bị thiệt hại nặng, chính quyền huy động lực lượng dân quân tự vệ, công an xã cùng với nhân dân khẩn trương khắc phục thiệt hại lợp lại mái, sửa chữa và khắc phục hư hỏng.
Đối với diện tích rau màu bị ngập úng, sau khi nước rút phải tập trung chăm sóc, khôi phục sản xuất từng bước ổn định sản xuất, đời sống. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền và các biện pháp phòng chống, đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão cho nhân dân để tránh xảy ra thiệt hại nặng về tài sản và nguy hiểm đến tính mạng.
Các xã, thị trấn chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, nhân lực, vật lực; có lực lượng thường trực đảm bảo ứng cứu khi xảy ra sự cố theo phương châm "4 tại chỗ"./.
Trường THCS Tân Cương, thành phố Thái Nguyên bị hư hỏng nặng. (Ảnh: Quân Trang/TTXVN)
Tại Thái Nguyên, trận mưa kèm giông kèm lốc trong đêm 8/5 đã gây thiệt hại tại một số địa phương trong tỉnh.
Cụ thể, trên địa bàn tỉnh có 4 người bị thương nhẹ; 1.824 nhà bị tốc mái, hư hỏng, trong đó 108 nhà bị tốc mái hoàn toàn; 13 điểm trường học bị ảnh hưởng, hư hỏng; 5 nhà văn hóa, 1 đền bị hư hỏng ; 2 trạm y tế bị hư hỏng; 30 cột điện gẫy đổ, đứt 500m dây điện.
Về nông, lâm nghiệp có hơn 182 ha lúa, ngô, rau màu; 85ha cây lâm nghiệp, 3.700 cây xanh, cây ăn quả bị gẫy đổ; 18 trang trại gà bị hư hỏng; 2.800 con gia cầm chết. Ngoài ra, thiên tai cũng làm hàng trăm biển quảng cáo, pano tuyên truyền, tài sản gia dụng, công trình phụ bị hư hỏng; 845m tường rào bị đổ. Thiệt hại ước tính trên 21 tỷ đồng.
Sáng 9/5, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Nguyên đã trực tiếp đi kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra tại Trường tiểu học và trung học cơ sở Tân Cương, thành phố Thái Nguyên.
Tại đây, mưa giông kèm lốc xoáy mạnh đã khiến toàn bộ khung và mái nhà hiệu bộ, lớp học sập đổ hoàn toàn, nhiều thiết bị máy tính, sách vở của học sinh bị hư hỏng nặng, một số vị trí tường xây bị đổ...
Nhà trường đã thông báo cho toàn bộ học sinh nghỉ học để khắc phục sự cố, đồng thời huy động giáo viên cùng phụ huynh học sinh phối hợp với lực lượng chức năng khắc phậu quả.
Tại các huyện Đại Từ, Phú Bình, Võ Nhai, Định Hóa, Đồng Hỷ..., chính quyền địa phương đã huy động lực lượng, phương tiện giúp nhân dân khắc phục thiệt hại, đồng thời thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại nặng.
Chiều 9/5, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Kạn cho biết, do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây, vùng mây đối lưu phát triển, trên địa bàn tỉnh đã có mưa rào và giông lốc. Lượng mưa đo được từ 19 giờ ngày 8/5 đến 7 giờ ngày 9/5/2020 phổ biến từ 16-32mm trên địa bàn các huyện Chợ Đồn, Chợ Mới, Ba Bể, Na Rì; các huyện khác có lượng mưa dưới 14mm.
Giông lốc đã làm một người tại huyện Na Rì bị thương nhẹ do tấm lợp rơi vào người; 1.210 nhà dân bị tốc mái. Ngoài ra, trụ sở xã Bình Văn, huyện Chợ Mới bị tốc mái hoàn toàn, 7 bộ máy tính của xã Bình Văn bị hư hỏng. Mưa bão cũng khiến 30ha ngô của người dân hai huyện Chợ Mới và Na Rì bị ảnh hưởng. Ước tính thiệt hại khoảng 2,7 tỷ đồng.
Sau khi nắm được tình hình, chính quyền địa phương đã kiểm tra các khu vực bị thiệt hại, chỉ đạo người dân khắc phục hậu quả thiên tai theo phương châm " Bốn tại chỗ"; huy động các lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục các hư hỏng về nhà ở, chăm sóc cây trồng bị thiệt hại.
Văn phòng thường trực các cấp tổ chức trực ban theo quy định, liên tục cập nhật thông tin thời tiết, cảnh báo đến các cấp chính quyền, đơn vị liên quan và người dân để chủ động phòng tránh.
Người dân xã Ngọc Chiến, Mường La cùng nhau lợp lại nhà cửa sau mưa lốc Cùng với các lực lượng, đoàn thể của xã, bà con các bản đã hỗ trợ nhau lợp lại nhà cửa, khắc phục hậu quả trận mưa lốc. Theo số liệu cập nhật đến 14h chiều 9/5, trận mưa lớn kèm theo gió lốc mạnh tại xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La vào chiều 8/5 đã làm 762 ngôi nhà,...