Khi giới trẻ trả giá vì ‘thể hiện’ quá đà
Ưa thích thể hiện bản thân là điều không thể phủ nhận ở giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên khi cá tính lại được thể hiện qua những bức ảnh phản cảm, những thú vui nhất thời, đua đòi thì có lẽ đã đến lúc giới trẻ nên nhìn lại.
Đam mê chụp ảnh hay thú vui nửa vời?
Có thể nói, chụp ảnh đang trở thành một trào lưu rất hot đối với giới trẻ hiện nay. Chỉ với một chiếc máy ảnh kỹ thuật số hay một chiếc điện thoại có chức năng chụp ảnh, người chụp đã tạo cho mình được những bức hình “lung linh”.
Với nhiều bạn mục đích của việc săn những tấm ảnh đẹp là để thỏa đam mê tuy nhiên cũng có không ít người chạy theo trào lưu này chỉ để thỏa mãn tính đua đòi, cho “bằng bạn bằng bè”.
Ý tưởng trở thành 1 nhiếp ảnh gia hình thành trong đầu N. (20 tuổi, Hà Nội) từ khi những bức ảnh của cậu đăng lên mạng được sự ủng hộ nhiệt liệt của bạn bè. Ban đầu là những bức ảnh được chụp bằng điện thoại nhưng để có một bức ảnh thật sự chất lượng và thì cần phải có một chiếc máy ảnh chuyên dụng. Điều này đã thôi thúc N. có “suy nghĩ nghiêm túc về đam mê chụp ảnh”.
Lân la tham gia các câu lạc bộ chụp ảnh trên mạng, N. được khuyên “đã chơi là phải hết mình”. Cậu không tiếc tiền đầu tư để mong trở thành một nhiếp ảnh gia nghiệp dư với chân máy, các loại ống kính… phụ kiện như hộp chống ẩm, balo chuyên dụng, bộ vệ sinh máy, ổ cứng ngoài…
Việc đầu tư này đã ngốn của N. một khoản không hề nhỏ. Tuy nhiên, chỉ không lâu sau đó, N. đã cảm thấy uể oải khi thú vui này không chỉ tốn kém tiền bạc mà còn mất rất nhiều thời gian. Sau một thời gian để máy ảnh nằm phủ bụi, N. đã phải nhờ người quen rao bán máy trên các diễn đàn với mức giá rẻ.
Một nam sinh đã phải xin lỗi người Thanh Hóa khi có phát ngôn phân biệt vùng miền trên mạng.
Từ sở thích khoe ảnh…
Không chỉ thích thể hiện tay nghề chụp, nhiều bạn trẻ cũng rất thích khoe những tấm hình chân dung “lung linh” của mình, hoặc khoe sự hiện diện của mình ở một nơi nào đó lên mạng để nhận được nhiều like (thích), nhiều phản hồi. “Chụp ảnh là sở thích của nhiều người mình không có ý kiến gì nhưng nhiều lúc đi du lịch, tham quan những công trình, tượng đài… mình rất bực mình khi hết bạn này đến bạn khác lao vào tạo dáng khiến mình không thể chụp được bức ảnh nào về tượng đài, phong cảnh nào thật ưng ý”.
Thậm chí, nhiều bạn trẻ còn có những cử chỉ như hôn, ôm, hay trèo lên các bức tượng tôn nghiêm tạo dáng để có được những bức ảnh “độc”.
Video đang HOT
Dịp Trung thu vừa qua đã có những chuyện đáng buồn về chuyện các bạn trẻ thích thể hiện. Đó là những nơi bán hàng Trung thu như Hàng Mã, Hàng Lược (Hà Nội), phố đèn lồng (TP.HCM)… nhiều bạn trẻ đã bị đuổi đi, thậm chí là bị mắng nếu đứng trước cửa hàng quá lâu để chụp ảnh. Rất nhiều cửa hàng đã treo tấm biển cảnh báo:”Cấm chụp hình tại đây”. Tại Hàng Mã, Hà Nội, nhiều người bán hàng sẵn sàng “bốc hỏa”, xông ra đấu khẩu, đuổi nhiều bạn trẻ tạo dáng, chụp hình.
…đến phong trào săn ảnh quái dị
Gần đây, một số tờ báo mạng còn phản ánh phong trào mới trong giới trẻ khiến người khác phải rùng mình sợ hãi đó là “thú vui săn ảnh tai nạn”. Với máy ảnh, điện thoại có chức năng chụp hình trong tay, những người này đua nhau săn tìm hình ảnh rùng rợn về những vụ tai nạn, bạo hành… rồi tung lên mạng xã hội để mọi người xem, bình phẩm.
“Ảnh càng rùng rợn thì càng thể hiện được sự “xả thân” và tay nghề của người chụp, thế mới hấp dẫn các thành viên vào bình luận. Hàng tháng bọn em còn chọn ra những bức ảnh rùng rợn nhất để trao giải. Người có bức ảnh ấn tượng nhất sẽ được bầu làm hội trưởng và có thể đưa ra những đề tài để các thành viên khác đi “săn”…”, Một bạn trẻ chia sẻ trên báo An ninh thủ đô về trào lưu đáng sợ này.
Nhiều người còn hoài nghi về trào lưu này bởi họ không thể tưởng tượng ra rằng có 1 bộ phận giới trẻ lại có ý nghĩ, hành vi quái đản như vậy . Tuy nhiên, chỉ cần vào Google tìm kiếm, người xem có thể thấy hàng trăm trang mạng xã hội thường xuyên đăng tải, cập nhật những hình ảnh chết chóc thê thảm, kinh dị do đội ngũ đông đảo những tay săn ảnh xác chết này cung cấp.
Nhiều bạn trẻ sau khi “lập chiến công” như giết động vật quý hiếm, gây tai nạn chết người, thóa mạ nhau…lại khoe những “thành tích” này trên mạng xã hội. Đặc biệt, gần đây nhất là vụ khoe loạt ảnh giết voọc chà vá do thành viên QuangNguyenVan tung lên mạng vào tối 16/7.
Trước đó, 1 bạn trẻ cũng “khoe” thành tích lên mạng xã hội và bị cơ quan chức năng “sờ gáy” là Nguyễn Mạnh Linh (SN 1991, trú tại thị trấn Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai) – người có nick name “Kẹo mút chơi bời”. Linh đã “khoe” trên trang cá nhân về vụ tai nạn khiến một ông cụ ở thành phố Yên Bái tử vong, với những lời lẽ vô cảm, tàn nhẫn.
Không chỉ bị cư dân mạng “ném đá”, các bạn trẻ trên cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những việc mình đã gây ra. Đây là bài học đích đáng cho những bạn thích thể hiện bản thân nhưng lại thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết pháp luật.
Theo Vietnamnet
Nam sinh thành 'chúa chổm' vì bao gái
Đua đòi và muốn khẳng định đẳng cấp của mình qua những món đồ hàng hiệu - không ít nhiều học sinh, sinh viên (HSSV) đã trở thành những "chúa chổm" với những khoản nợ chất chồng....
Những quán cầm đồ xung quanh Trường THPT Vân Tảo, huyện Thường Tín, Hà Nội là địa chỉ quen thuộc của nhiều học sinh ham chơi đến cầm cố đồ đạc.
Muốn thể hiện trước bạn gái
Không chỉ thành phố với cuộc sống khá giả, nhiều học sinh, sinh viên ở ngoại thành cũng không thoát khỏi mốt đua đòi này.
Nguyễn Văn K. (SN 1993, vừa tốt nghiệp tại Trường THPT Thường Tín) nhớ lại: "Cách đây 1 năm thôi nhưng em thấy mình dại quá. Bố mẹ em là nông dân, gia đình cũng không có điều kiện.
Thế nhưng lớp 11 em bắt đầu thích một bạn cùng khối tên L. Qua tìm hiểu được biết, L. rất thích con trai mặc đồ của hãng này, hãng nọ. Để mong lọt được vào tầm ngắm của nàng, em vay bạn bè sắm từ chiếc đồng hồ đeo tay hiệu "Levi's", đôi dép hãng "Chaco" và chiếc mũ lưỡi trai "Nón sơn" sành điệu.
Em như con thiêu thân cứ tự lao mình vào biển lửa của tiền bạc. Cuối tháng, bạn em đòi gấp em không biết kiếm đâu ra vài triệu để trả nên đánh liều chơi lô đề. Chơi 1, 2 lần em lại muốn gỡ thế rồi khoản nợ ở đó lên đến 14 triệu đồng...
Rồi có người mách em đến hiệu cầm đồ để vay lãi. Cứ 1 triệu là lãi suất 5000 đồng/ngày, số tiền vay càng lớn thì lãi càng tăng lên. Em nhắm mắt vay cho dù biết phía trước dường như là ngõ cụt cho con đường trả lãi nhưng chủ lô đòi gấp quá, và bạn em cũng giục nhiều. Em quyết định vay nặng lãi rồi trở thành con nợ.
Từ đây việc học hành sa sút, đầu óc em lúc nào cũng chỉ quẩn quanh suy nghĩ về những khoản nợ. Bây giờ em hối hận lắm".
Nam sinh thì phải vay nợ .... bao gái ?
Với nhiều học sinh nam, "phong cách" thời trang là phải áo phanh ngực, đầu nhuộm màu, tóc dựng ngược, không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy tới trường (?!)
Trường hợp Ngọc Anh (Quảng Xương, Thanh Hóa) sinh viên năm thứ nhất ĐH Kinh doanh và Công nghệ thì lại có lý do rất "đàn ông" vay nợ vì "bao gái".
Cậu sinh viên năm nhất bộc bạch: "Em mới ra Hà Nội được hơn một tuần nhưng tiêu bay 15 triệu đồng. Tiền mua đồ dùng mới để sinh hoạt hết có 4 - 5 triệu đồng còn lại em không biết là mình tiêu những gì.
Mới mua tạm được vài bộ quần áo hàng hiệu và khao bạn bè ngoài này được vài bữa. Em đóng tiền ăn mới có 10 ngày là 500.000 đồng cho bạn cùng phòng. Chắc lát nữa em phải gọi điện về xin bố thêm tiền".
Vẫn giọng tửng tưng, cậu bạn kể tiếp: "Cấp 3 em cũng chơi bời ghê lắm. Lô đề cũng có dính tí tẹo nhưng phần lớn là đi "bao gái". Cậu sinh viên cười ngượng ngịu,bao gái cho to tát thế thôi chứ chủ yếu vay tiền bạn bè để tỏ ra galăng với các bạn nữ, không để kém cạnh với bọn con trai cùng khối. Cuối năm lớp 12 mà emvay nợ đến 13 triệu của bạn bè. Cuối cùng không trả nổi lại cầu cứu bố mẹ. Bố mẹ mắng, thậm chí chửi em thậm tệ nhưng rồi cuối cùng lại khăn gói đi trả nợ thay".
Túc trực trong một quán điện thoại kiêm cầm đồ ở huyện Thường Tín chúng tôi bắt gặp một ông bố mang đến hiệu 4 chiếc Iphone dán đủ các màu sắc rồi chua chát nói với chủ quán: "Cháu xem thế nào mua lại giúp chú. Ông tướng nhà này giấu gia đình vay lãi để mua 4 cái này để đua đòi. Không chỉ thế quần áo còn mua mới la liệt ở nhà. Điện thoại dù đắt hay rẻ đều phải bán hết để trả nợ nhưng quần áo thì bán cho ai bây giờ"
Nghiêng ngả vì con
Trước cổng một trường THPT thuộc quận Đống Đa, Hà Nội một số nam sinh tóc cắt theo kiểu gọt hai bên tai, để bờm ở giữa hay dựng ngược tóc lên, tay phì phèo thuốc lá.
Hầu như gia đình nào cũng cố gắng giữ kín không để bên ngoài biết vì sợ tin đồn làng xóm, khu phố đàm tiếu.
Gặng hỏi, thuyết phục rất lâu một vị phụ huynh (xin được giấu tên) mới tiết lộ: "Từ năm ngoái gia đình đã lao đao, suy sụp vì cậu con trai do đua bạn bè lên chùa Bộc ôn thi, đua đòi bạn bè sắm hàng hiệu rồi nợ nần chồng chất".
Biết con chơi bời, dễ bị lôi kéo nên người cha nhất quyết không cho con đi học trên Hà Nội. Người mẹ vì thương con nên thường giấu chồng cho 100.000 đồng/lần để lo tiền xe buýt, tiền học phí tiền ăn trưa, tiền uống nước... Thấy con đi học đầy đủ tất cả các ngày đi từ sáng sớm đến 21h mới về nhà nên bác cũng mừng vì con chịu khó.
Một buổi trưa tháng 9/2011, khi đang ngồi ăn cơm một mình dưới bếp thì con trai mang về tờ giấy trong đó có ghi rõ số nợ là 21 triệu bắt buộc mai phải trả "không bọn cho vay sẽ không tha", người mẹ như rụng rời tay chân.
Ngày đó cũng là ngày con đang cận kề những ngày ôn thi học kỳ rồi chuẩn bị cho thi tốt nghiệp lớp 12. Gặng hỏi mãi con mới khai ra là chơi lô đề gần 6 triệu phần còn lại là dùng vào mua quần áo, giầy, dép mới.
Biết bố nóng nẩy, hơn nữa hai bố con lại hay hục hặc, không hợp nhau nên người mẹ lặng lẽ đi vay hàng xóm, họ hàng để trả nợ cho con mà không dám mà lòng như bị xát muối...
Theo Vietnamnet
Người trẻ trong vòng xoáy đô thị hóa Đô thị hóa đã biến những vùng quê ngoại thành Hà Nội thành những khu dân cư giàu có. Nhưng đằng sau vỏ bọc hào nhoáng đó, thanh niên ở đây đang đối mặt với muôn vàn khó khăn... Thay da đổi thịt Trước 2009, xã Tiền Phong, H.Mê Linh vốn là vùng rau nổi tiếng, mỗi ngày cung cấp hàng tấn rau...