Khi giới trẻ sống bám ‘tình yêu’
Thời gian gần đây rất nhiều câu chuyện họ “Sở” được đưa ra công luận. Khá nhiều anh chàng chỉ biết lợi ích vật chất mà coi thường giá trị bản thân. Nhưng đáng buồn hơn, các chàng họ “Sở” xuất hiện ngày càng nhiều trong các giảng đường đại học.
Chạy theo tiếng gọi tình yêu
Sau 3 tháng yêu nhau, Quang Minh, sinh viên năm 3 ngành CNTT (Trường ĐH Bách Khoa) và Mai Thùy, sinh viên năm 2 ngành Tín dụng (ĐH Kinh tế TP HCM) quyết định gói ghém tư trang chuyển đến sống với nhau.
Thùy cho rằng, làm thế không chỉ tiết kiệm được chi phí sinh hoạt, “yêu phí” và nhiều khoản khác. Ngoài ra còn “tăng thêm khoảng thời gian ở bên nhau của hai đứa”.
Nhiều bạn gái quá vội vàng chạy theo tiếng gọi của tình yêu.
Riêng Hồng Ánh thì lại khác, chưa tốt nghiệp phổ thông, Ánh đã vội đến ở với bạn trai, khi anh ta đậu đại học. Ánh bảo: “Mình muốn được ở gần, chăm sóc mà còn có thể giúp anh chi phí sinh hoạt bằng việc làm thêm; như vậy có khi còn vun đắp được tương lai cho hai đứa sau này”.
Rất nhiều lý giải của các bạn trẻ khi đề cập đến việc sống chung đều cho rằng: muốn tăng thời gian chăm sóc người yêu, chia sẻ sinh hoạt phí để tiết kiệm cho cả hai. Hoàn toàn không vụ lợi, vì một tình yêu đích thực. Nhưng thực tế, đã có rất nhiều câu chuyện đau lòng của những người chạy theo tiếng gọi của tình yêu
Các chàng họ “Sở” xuất hiện
Tuy không sống chung, nhưng Lan Anh lại ngán ngẩm vì cách hành xử của bạn trai mình. Lan Anh và anh ta học cùng lớp, nhưng vì Lan Anh được gia đình lo lắng đầy đủ nên mua rất nhiều tài liệu, và trang bị đầy đủ phương tiện … dùng cho việc học tập.
Video đang HOT
Chính vì thế “người yêu” của Lan Anh mỗi lần qua phòng trọ chơi, chỉ nhằm hỏi mượn tài liệu, dùng nhờ laptop hay để vay một ít kinh phí vì quá kẹt. Nhiều lần cảm thấy người yêu chỉ chú trọng vật dụng của mình.. Lan Anh thầm để ý, thấy anh ta chỉ xuất hiện mỗi khi cần điều gì đó. Những lúc cô cần sự hỗ trợ thì được trả lời đang bận. Hiểu ra vấn đề cô vội chia tay.
Vội vàng đến ở với nhau.
Không như Lan Anh, Mai Đào, sinh viên năm cuối chuyên ngành Bưu chính Viễn thông, lại chán nản người yêu đến mức trầm cảm.
Đào yêu anh ta được 3 tháng thì quyết định về sống với nhau. Hầu như mọi chi phí cho cả hai đều do Đào phải tự móc hầu bao để chi trả. Tiền làm thêm không đủ, có khi Đào phải gọi điện xin thêm gia đình. Còn anh người yêu thì cứ nhởn nhơ, tiền anh anh chi riêng, ít khi san sẻ với cô.
Chua xót nhất có lẽ là câu chuyện của Hồng Ánh. Tất cả tiền lương từ công việc làm thêm, cô đều đưa hết cho người yêu để: “lo việc học”. Được thể, người yêu của Ánh cứ thế thẳng tay chi xài. Chuyện học hành không nói, mà cả việc anh ta đi cà phê với bạn bè, góp tiền thuê sân bóng đá, tiền đi học đàn…Ánh đều phải nai lưng gánh vác.
Cái giá ắt phải trả
Sau một năm lo lắng cho người yêu, Ánh được anh chàng cho rằng không hợp nên phải chia tay. Nhưng sự thật người yêu của Ánh đang cặp kè với một cô gái khác trẻ và đẹp hơn. Riêng cô giờ đây phải nai lưng trả một khoản tiền nhà 2 tháng chưa đóng và tờ giấy chứng nhận mang thai.
Khi phát hiện chàng mang họ “Sở” thì đã quá muộn.
Không riêng chi Ánh, Mai Đào trong một lần hết tiền đã bị anh người yêu đánh cho một trận. Anh ta bắt phải làm sao kiếm đủ tiền để trả nợ thua độ bóng đá. Chịu không nổi Đào trở nên trầm cảm và đành xin nghỉ học về quê chữa bệnh
Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Hữu Hiện, Trung tâm chăm sóc Sức khỏe sinh sản TP HCM cho rằng: “Các bạn nữ thường sẽ là người chịu nhiều thiệt thòi nhất khi câu chuyện lứa đôi tan vỡ.
Và trong 100 đôi bạn sinh viên, chỉ có một số ít tiến được tới hôn nhân. Vậy các bạn có nên mạo hiểm để cùng các chàng đến ở với nhau hay không?. Nếu trả lời được thì hãy thực hiện…”
Theo Dân Trí
Chuyện làng "thừa" con trai
Các cô "công chúa" là niềm khao khát của không ít đôi vợ chồng trong làng. (Ảnh minh họa)
Những tưởng sinh "quý tử" mới được nhiều người khao khát, nhưng ở một nơi gần với cuộc sống đô thị như Kiến An (Hải Phòng), nhiều người lại cầu mong sinh được "công chúa".
Treo giải sinh "công chúa"
Ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi gặp bà Bê, một cán bộ làm công tác dân số ở xã Ngũ Đoan, Kiến An. Một người phụ nữ nhỏ nhắn, nước da ngăm đen, nhưng gương mặt hiền hậu, tính tình nhiệt thành vui vẻ. Khi biết ý định của chúng tôi bà lấy ngay cuốn sổ dùng để ghi dân số, vừa lật giở tìm con số, vừa chậm rãi nói: "Trước kia, ở đây nếu sinh được 95 cháu trai, thì sinh được 100 nữ. Khoảng 1993 đến 2009, nếu sinh được 121 cháu trai, thì số nữ được sinh ra là 100. 9 tháng đầu năm 2010, số cháu trai được sinh ra là 145 nam, thì số bé gái được sinh ra là 100. Không hiểu vì sao nơi đây tỉ lệ sinh con trai lại nhiều như thế?".
Bà Vũ Thị Bê, cán bộ dân số xã Ngũ Đoan, Kiến An
Theo kết quả của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở của Việt Nam năm 2009, thì tỷ lệ giới tính khi sinh tại Việt Nam hiện đang là 110, 5 bé trai/100 bé gái. Mặc dù chưa cao bằng một số quốc gia khác như ấn Độ: 112, Trung Quốc 120 và Azerbaijan 117, nhưng sự mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam 5 năm gần đây lại tăng nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) cho biết tình trạng chênh lệch giới ngày càng gia tăng như hiện nay đã trở thành vấn đề nổi cộm về anh ninh dân số ở Việt Nam, vì vậy cần được quan tâm chú ý của toàn thể nhân dân.
Bà Bê có 3 người con trai đều đã xây dựng gia đình nhưng bà vẫn chưa có cháu gái để bế. Nhiều lần họp gia đình, ông bà tuyên bố nếu ai sinh được con gái thì sẽ được thưởng lớn, nhưng chờ mãi chưa đứa nào được nhận. Tiếp thêm nước cho khách, bà Bê chậm rãi: "ở xã này nhiều nhà có 3 - 4 người con trai rồi, mong có thêm con gái cho có nếp, có tẻ mà không được như trường hợp vợ chồng anh Đỗ Văn Thấn và Vũ Thị Lê ở thôn Trúc, anh Vũ Duy Nhâm và chị Cao Thị Luống hay vợ chồng anh Vũ Duy Quang và Cao Thị ượt chẳng hạn".
Để minh chứng cho điều mình nói, bà Bê dẫn chúng tôi đi thăm một số gia đình trong xã. Trong câu chuyện với mọi người, chúng tôi biết được rằng, nhiều gia đình có con hay chưa, có cả con trai và con gái hay nhà chỉ toàn con trai thì ai nấy đều muốn nếu có sinh thêm thì họ đều mong con gái.
Gặp chúng tôi, vợ chồng ông Quang, bà ượt không giấu được niềm vui khi vợ chồng người con trai cả sinh cho ông bà được một đứa cháu gái. Bà ượt vui vẻ cho biết: "Tôi có ba thằng con trai, lúc nào cũng muốn có đứa con gái, nhưng biết gia đình đông con sẽ vất vả nên thôi. Không phải phân biệt gì đâu, cháu nào mình cũng quý mến cả, nhưng khi thằng cả sinh đứa đầu là con trai, mặc dù rất vui, nhưng thực tình lúc đó tôi nghĩ con gái vẫn thích hơn. Hai năm sau vợ chồng nó sinh cho tôi đứa cháu gái, tôi liền làm mấy mâm gọi họ hàng đến liên hoan và thưởng cho cháu chỉ vàng mà tôi tích cóp được từ mấy năm nay. Từ nay về sau, vợ chồng đứa nào sinh con gái, tôi cũng sẽ vẫn thưởng. Nói chắc các anh chị không tin, nhưng không chỉ nhà tôi mới có chuyện sinh con gái được thưởng mà ở xã này rất nhiều nhà thực hiện như thế. Số tiền thưởng không phải lớn, nhưng đó là món quà để động viên con cháu".
Thay đổi cách nghĩ
Theo một số người dân cho biết, nguyên nhân của việc mọi người ở Ngũ Đoan mong muốn sinh con gái bên cạnh tình trạng chênh lệch giới tính ngày càng gia tăng ở địa phương thì điều kiện kinh tế khó khăn, chi phí sinh hoạt đắt đỏ, đất đai nhà cửa ngày càng tăng cao như hiện nay cũng là những nhân tố khiến người dân nơi đây hạn chế mong muốn sinh quý tử.
Vợ chồng ông bà Vũ Duy Quang, Cao Thị Ượt
Tuy nhiên, theo bà Bê: Khi nền kinh tế phát triển, tư tưởng của con người đổi mới, các thông lệ truyền thống rồi cũng sẽ phai nhạt dần. Trong khi đó, chính sách dân số của Việt Nam chỉ cho phép mỗi cặp vợ chồng chỉ được sinh từ 1- 2 con (ngoại trừ những trường hợp đặc biệt) nên chuyện sinh con trai, hay con gái không còn là vấn đề quan trọng. Con trai thường có trọng trách "nối dõi tông đường", lo hương hỏa cho ông bà tổ tiên, nhưng việc quản lý, xây nhà, lấy vợ cho chúng thường rất vất vả và tốn kém nên nhiều người cũng ngại sinh con trai hơn. Trong khi đó, con gái thường chu đáo, tình cảm hơn con trai, nên khi bố mẹ già yếu thì con gái thường là người túc trực bên giường và chăm sóc chứ ít khi là con trai.
Theo Đời sống pháp luật
Khi teen boy gia trưởng để lấy... oai Mắng, quát, thậm chí tát bạn gái chỗ đông người..., nhiều teen boy đang cư xử đáng buồn như thế chỉ để thỏa mãn sĩ diện của mình. Những tình yêu "bạo lực" Không phải cứ yêu là được chiều chuộng, chăm sóc, trái lại nhiều teen girl trong tình yêu lại đang lâm vào hoàn cảnh bị "vùi dập" không thương tiếc....