Khi ‘giang hồ mạng’ đại náo: Ảo, lệch chuẩn
Những hành vi phản văn hóa, lệch chuẩn của “ giang hồ mạng” lôi kéo nhiều thanh thiếu niên làm theo trở thành trào lưu trong một bộ phận giới trẻ rất đáng báo động.
“Giang hồ mạng” Khá Bảnh được một bộ phận giới trẻ xem như “thần tượng”
Gần đây xuất hiện nhiều “giang hồ mạng” như Dương Minh T., Khá Bảnh, D.T, T.B… sử dụng mạng xã hội để tiếp cận công chúng; đưa ra những hình ảnh kiếm tiền dễ dàng, chưng diện, chơi bời, hành xử theo kiểu giang hồ nghĩa hiệp… khiến một bộ phận giới trẻ tung hô như “thần tượng”. Những hành vi phản văn hóa, lệch chuẩn của “giang hồ mạng” lôi kéo nhiều thanh thiếu niên làm theo trở thành trào lưu trong một bộ phận giới trẻ rất đáng báo động.
Báo Tiền Phong mở diễn đàn “Ảo & Lệch chuẩn” nhằm cảnh báo, phân tích, mổ xẻ nguyên nhân và tìm giải pháp để khắc chế hiện tượng này với mong muốn “đi tìm giá trị thật trong thế giới ảo” cho giới trẻ.
Đời tư bất hảo, phát ngôn gây sốc, coi thường pháp luật, thách thức “xử đẹp” kẻ khác… được những “giang hồ” quay clip lại rồi tung lên Youtube, Facebook – khiến nhiều thanh thiếu niên phát “cuồng” đến độ tung hô những nhân vật này lên hàng “thần tượng”.
Nở rộ đối tượng tự xưng giang hồ trên mạng
Nhắc đến “giang hồ” được tung hô như Idol (thần tượng), không thể bỏ qua cái tên Ngô Bá Khá (SN 1993, quê Bắc Ninh) – biệt danh Khá Bảnh. Lên Google, gõ cụm từ “Khá Bảnh”, chỉ trong vòng 0,34 giây đã có hơn 11 triệu kết quả tìm kiếm về nhân vật này. Có thể sơ lược về Khá Bảnh như sau: Tóc “bờm ngựa”, mình xăm trổ, chửi thề tục tĩu, điệu múa xòe quạt khó hiểu, đốt xe, “tự sướng” trên cao tốc… Đặc biệt, những clip Khá Bảnh đăng trên Youtube, Facebook sặc mùi giang hồ. Khá Bảnh mới chỉ học hết lớp 7, hay đánh nhau nên phải đi trại giáo dưỡng từ năm 17 tuổi vì tội hành hung, cố ý gây thương tích người khác. Sau đó vào tù vì tội đánh người gây thương tích liên quan đến chuyện đòi nợ…
Điều khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu và bức bối chính là việc Khá Bảnh được giới trẻ hâm mộ như thần tượng. Gần đây nhất, khi Khá Bảnh xuất hiện ở TP Yên Bái đã được nhiều bạn trẻ, trong đó có không ít học sinh còn mặc nguyên đồng phục nhà trường, thậm chí có cả người lớn lao tới xin chụp ảnh chung, phấn khích gọi tên Khá Bảnh. Nhiều người tự đặt ra câu hỏi: Chuyện gì đang xảy ra đối với một bộ phận giới trẻ như vậy?
Hành động chơi ngông đốt xe của Khá Bảnh thể hiện “nói là làm”
“Kiếm tiền trên mạng có nhiều cách, nhưng thường xuyên lên mạng câu view, câu like, làm những động tác khác người sau đó đưa lên Youtube để kiếm tiền, theo tôi là phi đạo đức, không thể hiện được sự tích cực trong xã hội. Nếu bạn trẻ nào muốn kiếm tiền bằng cách đó thì cần suy nghĩ lại”.TS tâm lý Bùi Hồng Quân.
Video đang HOT
Một nhân vật khác vừa xuất hiện khiến dư luận chú ý khi cũng thu hút một bộ phận giới trẻ hiếu kỳ, tung hô – đó là “thánh chửi” Dương Minh T Sự xuất hiện của Dương Minh T tại huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên (nơi xảy ra sự việc nữ sinh lớp 9 bị năm bạn học bạo hành) để ủng hộ hơn 10 triệu đồng cho gia đình nữ sinh này – đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt của nhiều người dân nơi đây, đặc biệt là nhóm bạn trẻ. Dương Minh T được nhiều người vây kín, chụp ảnh và đón tiếp như một ngôi sao.
Dương Minh T vài năm trước nổi lên như một hiện tượng giang hồ trên Youtube (báo Tiền Phong từng phản ánh những hệ lụy sau sự xuất hiện của nhân vật này). Dương Minh T có hình mẫu “giang hồ đất Cảng”, tuyên bố sẽ tìm “xử” những ai dám động đến mình. Dương Minh T cho hay có mối quan hệ thân thiết với các anh chị khét tiếng trong giới giang hồ. Những lần chửi bới, đe dọa của Dương Minh T thu hút hàng triệu người theo dõi. Sau khi đi tù 32 tháng vì gây rối trật tự công cộng và phá hoại tài sản, Dương Minh T tiếp tục đánh bóng tên tuổi bằng những phát ngôn, hành động gây sốc.
Không chỉ có hai “giang hồ mạng” trên, theo tìm hiểu gần đây còn xuất hiện những Phú Lê, Ngân Trọc, Huấn Hoa hồng, Quang Rambo… Đây cũng là những cái tên được cho là có “số má” trong giới “giang hồ mạng”. Mô-típ của các “đại ca mạng” là livestream cởi trần khoe hình xăm rồng phượng kín mình, ăn chơi trác táng, chửi bậy, thách thức, cầm vũ khí đòi “thanh toán” đối thủ. Tất cả đều được công khai và vô tư thể hiện qua những clip đăng tải tràn ngập trên mạng.
Câu “like” bán hàng
Khi vào trang Youtube của Khá Bảnh, nhiều người hoảng hồn bởi lượng subscribe (đăng ký) gần 2 triệu lượt, các video chủ yếu quay cuộc sống hằng ngày của nhân vật này, mỗi clip này có từ vài trăm ngàn tới cả triệu lượt xem. Trang Facebook cá nhân của Khá Bảnh có hơn 600.000 người theo dõi. Mỗi khi Khá Bảnh đăng tải ảnh hay đưa một hoạt động nào đó của mình lên Facebook sẽ nhanh chóng nhận được chục nghìn bình luận, like và hàng nghìn lượt chia sẻ.
Đơn cử như hồi cuối tháng 3 vừa qua, Khá Bảnh cùng một nhóm thanh niên dàn hàng trên đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và chụp hình, gây cản trở giao thông. Ngay sau đó bức ảnh này nhận trên 10.000 bình luận, gần 6.000 lượt chia sẻ. Hay đoạn clip Khá Bảnh dùng gậy sắt đập nát chiếc xe tay ga, sau đó dùng xăng đốt xe cũng như vậy.
Gần đây nhất, Khá Bảnh còn cho ra mắt phim ngắn kể về những câu chuyện trong giới giang hồ. Dù nội dung chứa không ít cảnh bạo lực với lời lẽ thô tục, dàn diễn viên diễn phô nhưng vẫn thu hút tới hơn 25 triệu lượt xem chỉ sau thời gian ngắn ra mắt, lọt vào bảng xếp hạng những video được xem nhiều nhất trên Youtube.
Với lượng người hâm mộ đông đảo từ những clip kể chuyện bản thân, Khá Bảnh ngồi nhà livestream bán hàng hộ các shop online, kênh Youtube của Khá Bảnh đã kiếm vài trăm triệu đến cả tỷ đồng/tháng, thậm chí xuất hiện trong clip hài Tết của một nhà sản xuất cũng khiến anh ta có thu nhập cả trăm triệu đồng. Khá Bảnh còn khoe vừa được YouTube tặng nút vàng. Thanh niên này cũng tuyên bố sẽ quay thêm nhiều video để trở thành người Việt Nam đầu tiên được tặng nút kim cương.
Cũng muốn kiếm tiền từ nguồn thu quảng cáo trên mạng xã hội Youtube, nhóm “Monster NTN” gồm các thành viên thế hệ 9X đã dựng các video clip “trò đùa troll bom đường phố”, gây xôn xao cộng đồng mạng. Bằng việc dựng các clip đốt bom khủng bố kiểu IS để người dân hoảng sợ bỏ chạy, gây hoang mang trong xã hội, Nguyễn Thành Nam cùng các thành viên của “Monster NTN” đã bị cơ quan chức năng xử lý.
Từ những hiện tượng như Khá Bảnh, Dương Minh T hay những hiện tượng “giang hồ mạng” khác xuất hiện gần đây, TS tâm lý Bùi Hồng Quân cho rằng, nhu cầu thần tượng là nhu cầu tất yếu trong mỗi con người. “Thông thường, con người ta thường tôn sùng hoặc thần tượng một nhân vật nào đó có những dấu ấn tích cực, làm được những việc to lớn và có sức ảnh hưởng sâu sắc đến cộng đồng hoặc cá nhân đó.
Tuy nhiên, Khá Bảnh là một nhân vật lại theo một chiều hướng khác nhưng vẫn được một bộ phận giới trẻ tôn sùng. Điều này phản ánh nhận thức của một bộ phận giới trẻ hiện đang vượt ra ngoài những chuẩn mực thông thường và là biểu hiện của sự “phá cách” trong tâm lý của các bạn trẻ theo chiều hướng tiêu cực. Có thể các em đang bị khủng hoảng về niềm tin và giá trị sống dẫn đến việc tôn sùng những hành vi đi ngược lại với chuẩn mực ứng xử của xã hội. Điều này đặt ra bài toán về giáo dục giá trị sống cho học sinh hiện nay”, TS. Quân nhìn nhận.
Để khắc phục tình trạng, theo TS Quân cần có giải pháp từ 3 bên: cha mẹ quan tâm đến con cái nhiều hơn; nhà trường giúp các em định hướng những giá trị đúng đắn; nhà nước kiểm duyệt, tạo ra môi trường “sạch” trên mạng để bảo vệ trẻ khỏi cái xấu.
Theo 24.com.vn
Kiếm 450 triệu/tháng từ YouTube, Khá Bảnh không đóng một đồng thuế nào
Cơ quan thuế tại địa phương cho biết không hề thu được tiền thuế từ "đại ca giang hồ mạng" Khá Bảnh dù Khá có mức thu nhập vào tháng cao nhất lên tới gần 450 triệu đồng.
Trao đổi với PV, ông Ngô Văn Chi, Chi cục trưởng Cục Thuế thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh, cho biết với mức thu nhập rất lớn được chia từ YouTube, Ngô Bá Khá (tức Khá Bảnh) chưa từng đóng thuế thu nhập tại địa phương.
'Chưa từng đóng đồng thuế nào'
"Anh ấy chưa từng đóng đồng thuế nào tại địa phương. Việc Khá có đóng thuế hay không, chắc phải kiểm tra từ doanh nghiệp chi trả", ông Chi nói.
Thực tế, việc quản lý và thu thuế với các cá nhân có thu nhập từ YouTube, Google hay Facebook... như Khá Bảnh từ lâu đã là vấn đề khó khăn với cơ quan quản lý.
Tại Việt Nam, rất nhiều trường hợp có mức thu nhập hàng tỷ đồng mỗi tháng từ các nền tảng mạng xã hội này nhưng không hề thực hiện nghĩa vụ thuế.
Trước đó, tháng 8/2018, Cục Thuế TP.HCM từng thực hiện truy thu và phạt 4,1 tỷ đồng với một cá nhân. Theo đó, thanh niên này sở hữu mức thu nhập lên tới 41 tỷ đồng trên mạng Facebook, Google, YouTube... nhưng không kê khai và nộp thuế.
Đây cũng là lần đầu tiên một cá nhân ghi nhận thu nhập từ các nền tảng mạng xã hội nước ngoài bị truy thu thuế với số tiền lớn như vậy.
Theo lãnh đạo Cục Thuế TP.HCM, các cá nhân nhận thu nhập từ tổ chức như Facebook, Google, YouTube... được xếp vào dạng cá nhân kinh doanh (chứ không phải cá nhân nhận tiền lương, tiền công).
Ông Nguyễn Nam Bình, Phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM, thông tin không chỉ có 1-2 cá nhân nhận vài chục tỷ đồng từ Facebook, Google, YouTube... mà số lượng thực tế còn lớn hơn rất nhiều.
Theo luật, Khá Bảnh phải đóng thuế 7% tổng thu nhập
Theo quy định hiện nay, cá nhân có thu nhập từ kinh doanh mà doanh thu từ trên 100 triệu đồng/năm đều phải nộp thuế.
Và căn cứ theo biểu tỷ lệ % thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân tính trên doanh thu được quy định tại phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 92 của Bộ Tài chính, các trường hợp trên thuộc nhóm cung cấp dịch vụ.
Cụ thể, ngành dịch vụ có tỷ lệ % thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ % thuế thu nhập doanh nghiệp là 2%.
Như vậy, những cá nhân như Khá Bảnh có nguồn thu nhập từ các nền tảng mạng xã hội nước ngoài phải đóng mức thuế tổng cộng 7% tổng thu nhập.
Như với trường hợp của Khá Bảnh, với mức doanh thu có tháng cao nhất lên tới gần 20.000 USD, tương đương 450 triệu đồng, số thuế cá nhân này phải đóng là gần 32 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, như lời lãnh đạo chi cục thuế địa phương, cơ quan quản lý chưa hề thu được tiền thuế từ cá nhân này.
Ngày 1/4 vừa qua, Khá Bảnh cùng 4 cá nhân liên quan đã bị cơ quan điều tra bắt giữ vì liên quan đến việc đánh bạc và tổ chức đánh bạc. Bước đầu, Khá Bảnh khai đã nhận được hàng trăm triệu để làm video đăng lên mạng.
Khá Bảnh cho biết mới chỉ được trả tiền mấy tháng gần đây cho những video đăng trên YouTube.
Thời gian đầu nhận được 7.000-8.000 USD/tháng, và tháng cao nhất được trả lên tới 19.500 USD.
Trước khi bị YouTube xóa, kênh video của Khá Bảnh đã chạm mốc 2 triệu người đăng ký với hàng chục triệu lượt xem mỗi tháng Kênh này do Phạm Tuấn sinh năm 2001, đàn em thân cận của Khá Bảnh quản lý.
Trả lời câu hỏi của PV về vụ việc Ngô Bá Khá (Khá Bảnh) liên tục tung các video tục tĩu, bạo lực và bị Công an tỉnh Bắc Ninh bắt giữ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng vụ việc Khá Bảnh là rất nguy hiểm, "cực kỳ không tốt" trên mạng xã hội hiện nay.
"Thủ tướng yêu cầu gay gắt quản lý những thông tin không đúng sự thật. Tôi thấy Bộ Công an xử lý vụ việc này là rất đáng mừng, bởi nó không thể chấp nhận được. Xã hội không chấp nhận được", Bộ trưởng Dũng nói.
Theo Quang Thắng (Zing.vn)
Vì sao những "giang hồ sống ảo" như Khá Bảnh dễ dàng kiếm tiền tỷ? Mạng xã hội (MXH), đặc biệt là Facebook, YouTube... đang là "mảnh đất màu mỡ" cho nhiều người, trong đó có cả "người trong giang hồ" tận dụng khai thác triệt để để kiếm lợi nhuận về mặt tài chính bất kể tốt hay xấu. Việc giang hồ mạng "sống" trên MXH là chuyện bình thường, không có gì đáng bàn nhưng qua...