Khi game chiến thuật có chế độ Battle Royale, cũng “rất ra gì và này nọ”
Khó mà tin được 1 game chiến thuật theo lượt cũng ra chế độ Battle Royale, hơn hết nó còn là game cực kì nổi tiếng trong thể loại này, Civilization VI.
Sự phổ biến của các game Battle Royale như PUBG và Fortnite là không thể bàn cãi. Nó khiến cho nhiều tựa game khác cũng phải ra mắt mode chơi này để bắt kịp với xu hướng chung của thời đại. Mặc khác, thể loại này cũng rất linh hoạt nên có thể chỉnh sửa để phù hợp với nhiều kiểu game, bao gồm cả thể loại chiến thuật theo lượt như Civilization VI.
Tựa game này là một sản phẩm lấy đề tài về chính trị, chiến thuật cực kì điển hình. Một sản phẩm khá khó chơi nhưng rất lôi cuốn khi cho phép người chơi phát triển nền văn minh từ thời kì “đồ đá” cho đến vũ khí tên lửa, thậm chí có quy mô ngoài vũ trụ.
Đương nhiên, nhà sản xuất Civilization VI sẽ có những điều chỉnh cần thiết về lối chơi của Red Death, tên của chế độ Battle Royale, sao cho nó phù hợp nhất. Nhưng vẫn sẽ giữ lại những yếu tố mang tính cốt lõi như vòng bo và áp lực phải là nền văn minh tồn tại đến cuối cùng.
Cơ chế của Red Death như sau:
Mỗi 1 trận đấu trong Red Death là cuộc chơi của 12 game thủ. Mỗi game thủ điều khiển 1 nền văn minh theo cách của họ. Tuy nhiên, bạn sẽ không phải xây dựng các nền văn minh này từ đầu, thay vào đó, mỗi người chơi sẽ điều khiển 1 nhóm lực lượng riêng với bối cảnh hậu tân thế. Các lực lượng này sẽ có những lợi thế riêng biệt và bạn có thể tận dụng trong quá trình chơi.
Thay vì, thả 12 người xuống những điểm ngẫu nhiên như các game Battle Royale truyền thống, mỗi thế lực sẽ có mặt trên 1 điểm an toàn với 1 lực lượng bộ binh, 1 lực lượng súng máy và 1 thường dân.
Vùng an toàn này sẽ co hẹp lại theo số lượt chơi nhất định, nó ép cho các game thủ phải di chuyển đơn vị của mình vào trong và từ đó, phải đối đầu với những người chơi khác.
Luật hạ gục đối phương cũng được bổ sung vào Red Death đơn giản như sau: Nếu thường dân cuối cùng của nền văn minh này bị bắt, thế lực đó sẽ thua. Do đó, các game thủ phải sử dụng mọi đơn vị tấn công để bảo vệ thương dân đó. Các thế lực có thể gia tăng chỉ số rank của mình, điều này giúp thế lực đó có thêm nhiều đơn vị tấn công khác bao gồm: trực thăng, xe tăng và đương nhiên là cả dân thường bằng cách chiếm đóng các tàn tích hoặc các trại tập trung.
Hệ thống hòm thả đồ (thính, package) cũng sẽ xuất hiện trong game ở 1 điểm ngẫu nhiên. Nó chứa các đơn vị pháo binh, tăng và thậm chí là cả bom hạt nhân để ném vào bất cứ địa điểm nào trong tầm ngắm.
Cứ như vậy, các thế lực này sẽ tiếp cận nhau, tấn công nhau theo nhiều cách khác nhau. Thế lực hay nền văn minh nào tồn tại đến cuối cùng sẽ là người chiến thắng.
Đơn vị phát triển Civilization 6 đã công bố về 1 chế độ chơi mạng mới cho game thủ nhưng chẳng 1 ai nghĩ, nó sẽ là Battle Royale. Chế độ này sẽ miễn phí với tất cả những người đã sở hữu Civilization VI.
Tuy nhiên, vì chế độ này được áp dụng vào game theo 1 cách gây shock với nhiều game thủ, khá nhiều phản hồi cả tích cực và tiêu cực đã xuất hiện. Có người cho rằng, đây có thể là một cách khai phá mới cho chế độ Battle Royale, nhưng cũng có người đang chẳng hiểu nhà phát triển game nghĩ gì. Và họ cũng không hiểu đây có phải là một trò đùa hay không?
Theo Game4V
Chuyện lạ: Tuân Du trở thành phế nhân, bị "triệt tiêu sức mạnh" khi ra trận cùng Tào Tháo, tưởng game lỗi ai ngờ...
Hóa ra có những vị tướng sinh ra không phải là để dành cho nhau.Cái hay của dòng game chiến thuật là việc đưa những con tướng đơn lẻ vào trong một đội hình thống nhất, có sự liên kết và hỗ trợ qua lại để bù khuyết, hỗ trợ nhau bộc phát sức mạnh một cách tối đa.
Đó là lý do người ta không bao giờ đánh giá cái tài của người chơi thông qua việc build "all-in" vào một vị tướng nhất định.
Tuy nhiên mới đây, cộng đồng Tiểu Tiểu Tam Quốc Chí đã phát hiện ra, hóa ra có những vị tướng sinh ra vốn không dành cho nhau, thậm chí còn "triệt tiêu sức mạnh của nhau" nếu được xuất trận cùng lúc. Ấy chính là Tuân Du, Tào Tháo, Chân Cơ và Tư Mã Ý.
Mọi chuyện bắt đầu từ khi một game thủ đăng 2 bức ảnh sát thương cuối trận lên group cộng đồng của trò chơi kèm thắc mắc: "Tuân Du không thích đi cùng anh Tào Tháo tư chất 17 hay sao ấy. Ông không thèm ra skill rút máu luôn". Đúng là trong hai trường hợp, nếu không có Tào Tháo thì Tuân Du có thể gây tới gần 800 triệu sát thương lên Boss, còn nếu có Tào Tháo thì con số này chỉ còn vỏn vẹn là... 7 triệu mà thôi, còn đâu là hình tượng "thánh damage Boss" vang danh một thời nữa.
Sự khác nhau một trời một vực giữa hai trường hợp: Tuân Du có Tào Tháo và không có Tào Tháo
Cứ tưởng là lag nhưng nhiều game thủ khác đã xác nhận tình trạng này, và nó chỉ xảy ra khi Tuân Du được kẹp cùng với Tào Tháo. Chính xác theo những gì mà cộng đồng Tiểu Tiểu Tam Quốc Chí nhận định thì khi mang đi đánh Boss, nếu có Tào Tháo thì Tuân Du không còn rút độc theo phần trăm máu Boss nữa.
Một ông cần địch Nộ mới ra skill, một ông thì hút Nộ của địch, "khắc" nhau thế thì làm sao mà đi cùng nhau?
Không phải lỗi hay lag gì đâu mà là do chính bộ kỹ năng của Tuân Du và Tào Tháo đã "khắc" nhau rồi. Sau khi được nâng tư chất, Tuân Du sẽ mở khóa được Thần Nộ - Phệ với đặc điểm, khi tướng địch phóng kỹ năng Vô Song sẽ khiến 3 địch ngẫu nhiên trúng độc, mỗi giây chịu sát thương bằng 0.5% HP tối đa và giảm 5% 2 loại thủ trong 10s.
Tuân Du được nâng tư chất sẽ mở khóa hai kỹ năng Thần Nộ - Phệ và Thần Dụ
Có nghĩa rằng, bắt buộc địch phải phóng được kỹ năng Vô Song thì Tuân Du mới "hóa Chaos" lên mấy trăm triệu sát thương thẳng vào máu Boss được, trong khi đó bộ kỹ năng của Tào Tháo lại thiên về trừ nộ, rút nộ địch, thế thì khác gì kẻ phá kẻ xây?
"Chúng ta không thuộc về nhau"
Có nghĩa rằng không chỉ Tào Tháo mà tất cả các vị tướng nào có khả năng trừ nộ/khóa nộ mục tiêu đều không nên kết hợp với Tuân Du, bao gồm thêm Chân Cơ và Tư Mã Ý. Trước đây điều này không được phát hiện ra do lúc đó Tiểu Tiểu Tam Quốc Chí chưa update cơ chế nâng tư chất tướng, Tuân Du chưa mở khóa được kỹ năng Thần Nộ - Phệ. Hóa ra không chỉ mở ngưỡng sức mạnh mới của tướng mà cơ chế này còn là nguồn cơn của rất nhiều thay đổi trong meta và cách sắp xếp đội hình - cũng chính là cái thú vị đặc trưng của dòng game chiến thuật nói chung và Tiểu Tiểu Tam Quốc Chí nói riêng.
Theo GameK
Ace Force - "Overwatch Mobile" chính thức mở chế độ Battle Royale như PUBG Ace Force đã phát hành ở thị trường Trung Quốc đầu tiên, với một bản phát hành quốc tế trong tương lai. Ace Force đã phát hành ở thị trường Trung Quốc đầu tiên, với một bản phát hành quốc tế trong tương lai. Ace Force là một tựa game được thiết kế với chủ đề khá giống Overwatch. Tất nhiên vẫn có...