Khi đường dây nóng quân sự Mỹ – Trung im lìm sau sự cố trong quan hệ song phương
Trong vòng vài giờ sau khi tiêm kích F-22 thuộc Không quân Mỹ bắn rơi khinh khí cầu của Trung Quốc bay ngang qua không phận nước này, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã liên hệ với người đồng cấp Trung Quốc thông qua một đường dây đặc biệt.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Austin muốn có trao đổi nhanh chóng để giải thích mọi thứ và giảm bớt căng thẳng. Nhưng Lầu Năm Góc cho biết nỗ lực của ông Austin hôm 4/2 đã thất bại khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa từ chối tham gia cuộc điện đàm.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết họ từ chối cuộc gọi từ Bộ trưởng Austin sau khi khinh khí cầu bị bắn hạ vì Mỹ đã “không tạo ra bầu không khí thích hợp” để đối thoại và trao đổi”. Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc vào ngày 9/2 tuyên bố động thái của Mỹ đã “vi phạm nghiêm trọng các quy tắc quốc tế và tạo ra một tiền lệ nguy hiểm”.
Hãng thông tấn AP cho biết, theo quan điểm của người Mỹ, việc thiếu loại hình liên lạc khủng hoảng đáng tin cậy đang làm gia tăng mối nguy hiểm trong mối quan hệ Mỹ – Trung hiện nay – thời điểm mà quân đội Trung Quốc đang lớn mạnh và căng thẳng với Mỹ gia tăng. Nếu không có khả năng để các tướng lĩnh hai bên có thể làm sáng tỏ mọi thứ một cách nhanh chóng, người Mỹ lo lắng rằng những hiểu lầm, báo cáo sai hoặc va chạm ngẫu nhiên có thể khiến một cuộc đối đầu nhỏ trở thành xung đột lớn hơn.
Bà Bonnie Glaser tại Quỹ Marshall (Đức) cho biết vấn đề không phải là thiếu sót kỹ thuật với thiết bị liên lạc mà là sự khác biệt cơ bản trong cách Trung Quốc và Mỹ nhìn nhận giá trị và mục đích của các đường dây nóng giữa quân đội hai bên. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nghi ngờ toàn bộ khái niệm của Mỹ về đường dây nóng. Họ coi đó là một kênh của Mỹ để trao đổi về cách thoát khỏi sự phản đối đối với một hành động khiêu khích.
Video đang HOT
Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Ely Ratner ngày 9/2 đã đề cập đến khó khăn trong việc liên lạc giữa quân đội với quân đội của Mỹ và Trung Quốc. Trong cuộc điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, ông Ratner nhận định các tướng lĩnh Mỹ kiên trì nỗ lực mở thêm đường dây liên lạc với các đối tác Trung Quốc. “Cho đến nay, quân đội Trung Quốc vẫn chưa đáp trả kêu gọi đó”, ông Ratner nói.
Nhiều chuyên gia và quan chức Mỹ nhận định rằng việc Trung Quốc từ chối đường dây nóng quân sự khi căng thẳng gia tăng khiến Tổng thống Joe Biden cùng các nhà ngoại giao và phụ tá an ninh hàng đầu của ông phải nỗ lực xây dựng kênh liên lạc của riêng họ với Chủ tịch Tập Cận Bình và các quan chức hàng đầu khác của Trung Quốc.
Tổng thống Biden đã nhấn mạnh việc xây dựng các đường dây liên lạc với Trung Quốc để “quản lý một cách có trách nhiệm” sự khác biệt. Sau cuộc gặp vào tháng 11/2022 giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Joe Biden đã có thông báo rằng hai chính phủ sẽ nối lại một loạt các cuộc đối thoại mà Bắc Kinh đã ngừng lại sau chuyến thăm Đài Loan (Trung Quốc) vào tháng 8 của Chủ tịch Hạ viện khi đó là bà Nancy Pelosi.
Cái được coi là đường dây nóng quân sự và dân sự giữa Trung Quốc và Mỹ không phải là những chiếc điện thoại màu đỏ cổ điển trên bàn. Theo thỏa thuận năm 2008, đường dây nóng quân sự Trung – Mỹ là một quy trình gồm nhiều bước, trong đó mỗi bên chuyển tiếp yêu cầu cho phía còn lại về một cuộc gọi chung hoặc hội nghị video trực tuyển giữa các quan chức hàng đầu trên đường dây được mã hóa. Phía bên kia có 48 giờ trở lên để trả lời. Bên cạnh đó, thỏa thuận này không hề ngăn cản các quan chức hàng đầu nói chuyện ngay lập tức.
David Sedney, cựu phó trợ lý Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, người đã đàm phán về hệ thống này, cho biết Washington đã mất hàng thập niên nỗ lực để khiến Bắc Kinh đồng ý với hệ thống liên lạc quân sự này. Ông tiết lộ rằng khi người Mỹ gọi điện chúc mừng vào một số ngày lễ của Trung Quốc, các quan chức Trung Quốc sẽ bắt máy và nói lời cảm ơn. Nhưng với những điều nhạy cảm hơn, các nhân viên trả lời điện thoại sẽ nói: “Chúng tôi sẽ kiểm tra. Ngay khi lãnh đạo của chúng tôi sẵn sàng nói chuyện, chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn”. “Nhưng chẳng có gì xảy ra cả”, ông Sedney cho biết.
Tình báo Mỹ đưa ra báo cáo giữa sự cố khí cầu làm quan hệ Washington - Bắc Kinh căng thẳng
Một khinh khí cầu nghi là do thám của Trung Quốc đã bay qua Hawaii và Florida khi đi vòng quanh Trái Đất vào năm 2019, bốn năm trước khi Mỹ bắn hạ vật thể tương tự vào cuối tuần trước, theo báo cáo tình báo của lực lượng không quân Mỹ.
Cơ quan chức năng thu hồi mảnh vỡ của khinh khí cầ ngoài khơi bờ biển Myrtle Beach, Nam Carolina hôm 5/2. Ảnh: Hải quân Mỹ
"Trung Quốc đã phóng và điều khiển nhiều khinh khí cầu tầm cao, có khả năng hoạt động ở độ cao 20.000 km đến 100.000 km trong nhiều tháng vào thời điểm năm 2019", theo báo tình báo của Lực lượng Không quân Mỹ. Tuy nhiên, báo cáo không chỉ rõ Mỹ đã biết về sự xuất hiện của khinh khí cầu này vào những thời điểm nào trong năm 2019.
Báo cáo tình báo trên được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang sau khi Washington phát hiện một khinh khí cầu tầm cao của Bắc Kinh bay qua không phận nước này. Hôm 4/2, Mỹ đã bắn hạ khí cầu này trên Đại Tây Dương.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã hủy chuyến thăm dự kiến tới Bắc Kinh sau khi phát hiện khinh khí cầu.
Về phần mình, Bắc Kinh đã bác bỏ cáo buộc của Washington cho rằng khinh khí cầu này là thiết bị do thám. Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh đó là "khí cầu dân sự được sử dụng cho mục đích nghiên cứu, chủ yếu là khí tượng". Bắc Kinh khẳng định khí cầu đã đi chệch hướng so với hành trình dự kiến, gọi phản ứng của Mỹ là "vô trách nhiệm và không thể chấp nhận được".
Hôm 7/2, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết Bắc Kinh đã từ chối tiến hành cuộc điện đàm giữa người đứng đầu Lầu Năm Góc, Lloyd Austin, và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, sau khi máy bay chiến đấu của Mỹ bắn hạ khinh khí cầu.
"Ngày 4/2, ngay sau khi bắn hạ khí cầu Trung Quốc, Bộ Quốc phòng đã yêu cầu tiến hành cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa", Chuẩn tướng Pat Ryde, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, cho biết hôm 7/2 . "Thật không may, Trung Quốc đã từ chối yêu cầu của chúng tôi. Chúng tôi tiếp tục duy trì cam kết mở đường dây liên lạc".
Trong khi đó, cuộc tranh luận về sự việc trong nội bộ nước Mỹ bắt đầu nóng lên. Các chính trị gia đảng Cộng hòa chỉ trích Tổng thống Joe Biden vì đã chậm trễ ra quyết định bắn hạ khinh khí cầu. Một số quan chức Lầu Năm Góc cũng cho rằng Trung Quốc đã đưa 3 quả khinh khí cầu bay qua lãnh thổ Mỹ trong thời gian Tổng thống Donald Trump nắm quyền. Tuy nhiên, ông Trump và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã phủ nhận thông tin trên. Một quan chức của Chính quyền Tổng thống Biden cũng nói rằng sự cố này chỉ được phát hiện sau khi ông Biden nhậm chức.
Tướng Glen VanHerck, chỉ huy Bộ Tư lệnh Phòng thủ Hàng không Vũ trụ Bắc Mỹ (Norad), hôm 6/2 thừa nhận Quân đội Mỹ có lỗ hổng khiến họ không thể phát hiện ra những lần khí cầu Trung Quốc bay vào không phận ở thời điểm đó. Ông VanHerck cũng cho biết Mỹ đang sử dụng các thiết bị nhằm nâng cao năng lực giám sát sau sự cố gần đây.
Trong khi đó, Hải quân Mỹ đang sử dụng các phương tiện không người lái dưới nước để xác định vị trí các mảnh vỡ của khinh khí cầu. Theo ông VanHerck, những mảnh vỡ này nằm rải rác trong bán kính 11 km, ở độ sâu khoảng 15 mét. Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và Cơ quan Điều tra Hình sự Hải quân đang nỗ lực thu thập các mảnh vỡ.
Trong bài phát biểu hôm 7/2, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh tuyên bố Bắc Kinh sẽ "kiên quyết bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nước này" trước hành động bắn hạ khinh khí cầu của Washington. Bà Mao cũng nhấn mạnh khinh khí cầu này "thuộc về Trung Quốc".
"Khinh khí cầu không phải của Mỹ," bà Mao nói trong cuộc họp báo thường ngày.
Tổ chức NATO khẳng định ủng hộ Phần Lan và Thụy Điển gia nhập Các quan chức quốc phòng đã tái khẳng định ủng hộ Phần Lan và Thụy Điển trở thành thành viên của NATO, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì sự thống nhất và hỗ trợ cho Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg. (Nguồn: stripes) Ngày 8/2, Bộ trưởng Quốc phòng...