Khi đường cao tốc phải đặt… gờ giảm tốc
Cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình được đưa vào sử dụng sau 5 tháng đã bắt đầu xuất hiện tình trạng trồi lún, ổ trâu, ổ gà… Tuy nhiên, điều này đã phần nào được báo trước khi công trình phải gấp rút chạy tiến độ để kịp thông xe vào ngày 30/6, trong điều kiện chậm mặt bằng.
Cụ thể, vị trí mặt đường bị lún nứt tại vị trí Km256 186 – Km256 541 thuộc thôn An Lộc Thượng, xã Yên Hồng (huyện Ý Yên, Nam Định) và Km 257 950 – km258 300 thuộc thôn Hoàng Nê, xã Hoàng Nghi (huyện Ý Yên, Nam Định).
Việc đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình xuống cấp tại các vị trí Km 256 và Km 257 phần nào đã được báo trước.
Bởi, trước đó, hồi đầu tháng 6/2012, khi dẫn đoàn đi kiểm tra dự án, ông Mai Tuấn Anh, Tổng giám đốc Tổng Công ty đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, hiện toàn tuyến đường cao tốc vẫn còn 700 m phải chờ bù lún sau khi thông xe (30/6).
Một đoạn đường chờ bù lún đang xuống cấp nhanh
Còn theo ông Nguyễn Văn Nhi, Phó tổng giám đốc VEC, vị trí mặt đường bị lún, nứt do nằm trong nền đất yếu. Theo thiết kế, những vị trí này cần phải áp dụng biện pháp xử lý nền đất yếu bằng giếng cát, bấc thấm và gia tải chờ lún 4 – 7 tháng.
Ông Nhi cũng cho hay, một phần do giải phóng mặt bằng khó khăn, mãi tháng 3/2012 mới giải phóng mặt bằng xong tại 2 khu vực bị lún nứt này. Nếu vậy, theo đúng yêu cầu kỹ thuật thì phải đến tháng 1/2013 mới có thể đưa dự án vào khai thác.
Tuy nhiên, với mục tiêu giảm tải cho Quốc lộ 1A đang được cải tạo và nâng cấp, tuyến cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đã được thông xe vào ngày 30/6/2012. Đồng thời, việc thông xe này cũng tạo nguồn thu cho VEC để giảm gánh nặng về tài chính trong việc huy động vốn hoàn thành dự án, và tránh lãng phí 50 km toàn tuyến đã hoàn thành.
Vì vậy, VEC đã báo cáo Bộ GTVT và được cho phép các vị trí đang xử lý nền đất yếu được dỡ tải sớm để làm mặt đường quá độ (sau khi hết lún nứt sẽ trải thảm bê tông nhựa) đưa vào khai thác. Cũng theo VEC, việc này đã được Hội đồng nghiệm thu nhà nước chấp thuận.
Ông Nhi cho biết, trước mắt VEC sẽ khắc phục tạm các điểm lún nứt, ổ gà, cắm biển báo hạn chế tốc độ…
Video đang HOT
Tới tháng 3/2013, khi hết thời gian gia tải, chờ lún, đơn vị này mới hoàn thiện, trải thảm bê tông nhựa hai đoạn đường trên.
Hình ảnh đoạn đường được gấp rút thi công chạy tiến độ trước khi đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình thông xe – (Ảnh chụp hồi đầu tháng 6/2012)
“VEC đã chỉ đạo các bên liên quan thường xuyên kiểm tra, khắc phục và đã sửa chữa những điểm hư hỏng, bong bật mặt đường. Một số điểm mà báo chí nêu, VEC đã có kế hoạch sửa chữa nhưng do thời tiết mưa nên chưa kịp thực hiện. VEC đang khẩn trương tiến hành sửa chữa để đảm bảo an toàn cho xe chạy”, ông Nhi khẳng đinh.
Về chi phí xử lý lún cũng như trải thảm đoạn đường chờ chống lún, ông Nhị cho biết vẫn nằm trong dự toán kinh phí thi công toàn tuyến Cầu Giẽ – Ninh Bình.
Như vậy, việc đưa Dự án cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình vào sử dụng sớm đã dẫn tới một số đoạn chưa đủ thời gian gia tải chờ lún, nền đường bị lún không đều, tốc độ lún còn lớn, ảnh hưởng đến độ bằng phẳng của mặt đường, gây nên hiện tượng trồi sụt, ổ gà.
Nhiều đoạn đường của cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình do có mặt bằng chậm nên sau khi thông đường đưa vào sử dụng được một thời gian đã xuống cấp trầm trọng
Điều đáng nói, đường cao tốc được thiết kế chạy với tốc độ 80 – 100 km/h, nhưng do đường bị lún nứt nên để đảm bảo an toàn giao thông đơn vị quản lý tuyến đường buộc phải làm nhiều gờ giảm tốc độ và cắm hàng loạt biển báo hạn chế tốc độ phương tiện từ 100km/h xuống 40km/h tại một số vị trí.
Điều này đang gây bức xúc cho người dân khi bỏ tiền phí rất cao để được đi đường đẹp, tốc độ nhanh nhưng lại phải chấp nhận đi đường xấu với tốc độ chậm hơn.
Một số lái xe đã yêu cầu đơn vị chủ quản cần phải xem xét lại giá vé (từ 100 nghìn đến 280 nghìn đồng/lượt) mà hệ thống trạm thu phí tuyến đường đang áp dụng.
“Chúng tôi chấp nhận trả phí cao để đi đường đẹp tốc độ nhanh chứ không phải trả phí để đi đường xấu tốc độ chậm và thiếu an toàn. Nếu đơn vị thi công không cho sửa đường sớm chúng tôi thà đi đường QL.1A cũ còn hơn để đỡ tốn phí”, anh Lê Văn Minh, lái xe khách của nhà xe Minh Khánh thường chạy tuyến Hà Nội – Thanh Hoá cho biết.
Theo 24h
Thu phí đường bộ: Lo ngại phí chồng phí?
Từ đầu năm 2013 sẽ thu phí Bảo trì Đường bộ, khi đó chỉ những trạm thu phí của nhà nước bị loại bỏ, nhưng những trạm thu phí BOT và trạm đã bán quyền vẫn thu bình thường cho tới khi hết hợp đồng. Điều này dẫn tới hiện tượng phí chồng phí.
Theo kế hoạch của Bộ GTVT khi thu phí Bảo trì Đường bộ, 14 trạm thu phí đường bộ của nhà nước (nộp ngân sách) sẽ dừng hoạt động. Tuy nhiên vẫn còn 30 trạm thu phí BOT, chưa kể trạm thu phí đã được bán quyền thu cho tư nhân và trạm thu phí để hồi vốn đường cao tốc (như Cầu Giẽ-Ninh Bình của Tổng Cty Đầu tư đường cao tốc Việt Nam- VEC) vẫn tồn tại trên cả nước.
Như vậy, người dân đã nộp phí Bảo trì Đường bộ rồi nhưng vẫn phải trả phí khi đi qua đường có các loại trạm này.
Chiều 2/12, trao đổi với Tiền Phong, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết: "Do ngân sách nhà nước eo hẹp, nên phải thu hút vốn đầu tư theo hình thức BOT (đầu tư-thu phí-chuyển giao).
Khi doanh nghiệp bỏ tiền ra làm đường thì họ phải có thời gian để hoàn vốn. Chính vì còn tồn tại những trạm thu phí này, nên khi xây dựng mức phí đã tính đến, để giảm bớt không để người dân phải chịu thiệt".
Còn nhiều trạm thu phí BOT nên phí Bảo trì đường bộ không thể thu mức cao. Ảnh: Đức Nam.
Chiều cùng ngày, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng khi được hỏi vấn đề trên cũng tán đồng quan điểm cần thu hút đầu tư dạng BOT vì nhà nước không có đủ kinh phí.
"Vì vẫn tồn tại 30 trạm thu phí BOT nên mức phí Bảo trì Đường bộ được tính toán giảm đi. Việc tồn tại hình thức BOT là bình thường, các nước trên thế giới đều làm thế", ông Hùng nói.
Tuy nhiên, điều ông Hùng quan ngại chính là trong cơ cấu của hình thức BOT. "Cơ cấu của những dự án hạ tầng giao thông BOT có thu hồi vốn, trả lãi vay ngân hàng, lợi nhuận và thu phí bảo trì đoạn đường BOT.
Liệu phần thu phí bảo trì đoạn đường BOT có mâu thuẫn với phí Bảo trì Đường bộ mà nhà nước thu hay không. Việc này, bộ chức năng cần xem xét.
Chưa kể, Thủ tướng vừa đồng ý về chủ trương tăng mức thu phí đường bộ có lộ trình tăng (từ 1,5 đến 3,5 lần so với hiện nay) từ nay đến năm 2016. Tôi nghĩ, nhà nước nên hỗ trợ kinh phí một số dự án BOT cần thiết để giảm thu của người dân".
Thực ra, ngay chính Nhà nước cũng đang "đau đầu" với việc làm sao thu hút các nhà đầu tư tham gia xây dựng hạ tầng giao thông trong bối cảnh kinh tế khó khăn, lợi nhuận từ lĩnh vực này hiện không còn hấp dẫn.
Viễn cảnh của những con đường quốc lộ là dù người dân đã đóng Quỹ Bảo trì Đường bộ, nhưng trạm thu phí (sẽ không nhiều người hiểu trạm BOT khác trạm thu phí nhà nước-PV) lại dày đặc.
Tới đây, ngay việc mở rộng tuyến đường QL1A thành 2-4 làn đường và nâng cấp mặt đường sẽ có đầu tư BOT tham gia. Không biết, các bộ chức năng sẽ tính toán thế nào để đảm bảo hài hoà lợi ích giữa chủ đầu tư (BOT) với người dân (đặc biệt những đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa và hành khách).
Mức phí cao nhất 1,04 triệu đồng/tháng
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư quy định mức thu phí Bảo trì Đường bộ. Theo đó, chủ phương tiện xe máy, ôtô đều phải nộp loại phí này, trừ các loại xe cứu thương, cứu hỏa, xe chuyên dùng, xe phục vụ an ninh, xe máy của hộ nghèo.
Với ôtô (xe dưới 9 chỗ), mức thấp nhất là 130.000 đồng/ tháng cao nhất 1,04 triệu đồng (xe tải, xe chuyên dùng trọng tải trên 27 tấn). Việc đóng phí của ô tô sẽ chu kỳ đăng kiểm.
Với xe máy: 50.000 đồng/năm cho xe dưới 100cc xe dung tích trên 100cc áp khung phí từ 100.000 đến 150.000 đồng. UBND cấp tỉnh, thành sẽ quyết định mức thu phù hợp với địa phương. Chủ xe máy nộp thông qua UBND xã, phường, thị trấn.
Cơ quan soạn thảo đã điều chỉnh giảm mức thu phí với xe rơ-moóc, sơ mi-rơ moóc xuống bằng 60% mức thu đối với xe tải cùng trọng tải (dự thảo quy định bằng 70%). Ngoài ra, bổ sung việc không thu đối với xe máy điện, miễn thu phí đối với xe máy của các hộ nghèo.
Theo 24h
Phí xe máy: Không thể thu được "Việc thu phí bảo trì đường bộ là cần thiết, nhưng nên tính toán cho kỹ về mức thu và thời điểm thu. Khi dân không chấp hành, quy định đó sẽ bị phá sản. Tôi khẳng định là không thu được phí của xe máy. Gần 40 triệu người dân đang sở hữu xe máy, khó làm lắm", ông Bùi Danh Liên...