Khi du học sinh bị sát hại (Kỳ 1)
Nữ du học sinh và bạn của mình đã bị tên cướp bắn chết trong khuôn viên trường.
Mới đây, ngày 15/6, các blogger của Trung Quốc đã phản ứng dữ dội sau khi nghe tin một vụ tấn công nhằm vào 6 du học sinh đang theo ngành nghiên cứu rượu nho của nước này tại một khu sản xuất rượu gần Bordeaux ở Pháp.
Hai người đã bị bắt giữ sau cuộc tấn công khiến 1 sinh viên bị thương nặng khi “lãnh trọn” chai rượu đập vào mặt vào ngày 15/6.
Bộ trưởng Nội vụ Pháp, ông Manuel Valls nói đây là cuộc tấn công mang tính chất “bài ngoại” và cho biết 3 kẻ gây ra vụ việc sẽ bị trừng phạt và chính phủ Pháp sẽ hỗ trợ đầy đủ cho các sinh viên bị tấn công.
Ngôi làng Hosten, nơi xảy ra vụ việc (ảnh: BBC)
3 sinh viên bị tấn công tại làng Hostens, Landes, gần cách Bordeaux chừng 50km về phía Nam.
Theo nhân chứng, một sinh viên Trung Quốc bị tấn công khi đang ra mở cửa. Các sinh viên khác cố gắng đẩy những kẻ tấn công ra để đóng cửa nhưng nữ sinh viên trong nhóm bị ném chai rượu vào mặt và phải nhập viện”.
Vụ việc cho thấy thực tế khó khăn trong cuộc sống du học của các sinh viên quốc tế. Bỏ lại đằng sau vinh quang nơi quê nhà, họ phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế, cú sốc về văn hóa cũng như mối nguy hiểm khi đối mặt với tội phạm.
Video đang HOT
Nhân sự kiện này, xin điểm lại các vụ án mạng đã xảy ra với du học sinh trong quá trình học tập ở nước ngoài.
1. Du học sinh Trung Quốc bị bắn chết ở Los Angeles, Hoa Kỳ
Ngày 11/4/2012, một tên cướp đã nổ súng trong chiếc xe ô tô BMW gần khu đỗ xe khiến 2 du học sinh Trung Quốc bị thiệt mạng tại đại học USC (University of Southern California), Los Angeles, Hoa Kỳ.
Một trong hai nạn nhân, đang ở độ tuổi 20, đã cố gắng chạy thoát sau khi bị bắn nhưng đã khôngbao giờ có thể làm được điều đó. Anh đã ngã gục trước một hiên nhà, cảnh sát cho biết. Nạn nhân còn lại là một cô gái cùng tầm tuổi, được phát hiện nằm gục trên chiếc ô tô BMW đậu ở một tòa nhà tọa lạc phía Nam đại lộ Raymond, cách trụ sở du học sinh vài tòa nhà.
Hai sinh viên bị sát hại Ming Qu và Ying Wu.
Cảnh sát cho biết 2 du học sinh Trung Quốc này đang theo học ngành kỹ thuật điện tại một ngôi trường uy tín. Chính quyền Los Angeles đã làm việc với quan chức trường học và lãnh sự quán Trung Quốc để thông tin về cho gia đình nạn nhân.
“Cộng đồng chúng tôi rất buồn và phẫn nộ bởi hành động nhẫn tâm và vô nghĩa này. Chúng tôi xin gửi lời chia sẻ và cầu nguyện tới gia đình và bạn bè các nạn nhân cũng như tất cả những người quen biết họ tại USC”, Michael Jackson, phó chủ tịch hội các vấn đề du học sinh của USC nói.
“Sự việc này xảy ra bên ngoài khu vực mà vài năm qua tình hình an ninh ngày càng được cải thiện. Hàng chục camera an ninh và các sĩ quan mặc đồng phục được bố trí. Tuy nhiên, bi kịch này nhắc nhở chúng ta cần tiếp tục cảnh giác để an toàn hơn”.
Tình hình an ninh của khu nhà
Khu vực xảy ra vụ án có nhiều tòa nhà, phần lớn là du học sinh và những người thuộc tầng lớp lao động thuê trọ. Những cư dân ở đây cho biết họ chứng khiến nhiều các hoạt động côn đồ trước đây, tuy nhiên trong thập kỷ vừa qua đã giảm đi nhiều khi sinh viên chuyển tới ở ngày càng nhiều hơn.
2 sinh viên đại học USC để lại hoa tại nơi xảy ra vụ án để tưởng nhớ bạn mình.
Cảnh sát cho biết tội phạm đã giảm rất nhiều trong khu vực này trong 2 thập kỷ qua.
Deatriz Moreno, một người dân tại đây cho biết, cho tới những năm 2000, “các băng nhóm ở đây đều “sạch” khi sinh viên chuyển về sinh sống tại đây.
Julie Burleigh đã sống tại tòa nhà này đã 10 năm qua cho biết “Tại đây nếu bạn nhìn thấy xe cảnh sát là một điều cực kỳ bất thường. Dân cư nơi đây khá bình yên”.
Ngày 19/5/2012, Cảnh sát trưởng Charlie Beck thành phố Los Angeles cho biết đã bắt được hai nghi can của vụ án là Javier Bolden, 19 tuổi, và Bryan Barnes, 20 tuổi.
Ngoài bị cướp sát hại, những du học sinh có thể đối mặt với điều gì? Mời các bạn đón đọc Khi du học sinh bị sát hại (Kỳ 2) vào SÁNG SỚM ngày 24/6/2013.
Theo 24h
Pháp: Đốt 1.193 ô tô đón năm mới
Nhiều thanh niên ở Pháp có trò đốt hàng trăm ô tô trong đêm giao thừa. "Truyền thống" này vẫn được duy trì trong năm nay với 1.193 chiếc ô tô đã bị hóa tro, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Manuel Valls cho biết.
Hiện trường vụ đốt xe. Ảnh: Reuters.
Đây là lần đầu tiên trong vòng 3 năm qua, những con số trên được công bố. Trước đó, chính quyền của cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã quyết định không công bố số xe bị đốt trong dịp năm mới nhằm giảm thiểu những hành động vi phạm kiểu này.
Tuy nhiên, chính quyền Đảng Xã hội của ông Hollande lại có quan điểm khác, cho rằng minh bạch là biện pháp tốt nhất. Con số công bố năm nay cho thấy số xe bị đốt rõ ràng vẫn không có dấu hiệu giảm so với 1.147 chiếc ô tô bị đốt theo số liệu công bố ngày 31/12/2009.
Giống như nhiều nước khác, việc đốt xe ở Pháp do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là các nhóm tội phạm muốn phi tang hay vì lý do lấy tiền bảo hiểm...
Tuy nhiên, việc đốt xe ở Pháp chuyển sang một dạng khác khi nó trở thành cách đánh dấu thời khắc năm mới về. Hoạt động này bắt đầu từ giới trẻ, thường ở những khu vực nghèo khó quanh Strasbourg, phía đông nước Pháp, vào những năm 1990.
Nó cũng trở thành tiếng nói phản đối của thanh niên đối với các dự án nhà ở của Pháp năm 2005. Lúc bấy giờ, cảnh sát thống kê được 8.810 phương tiện giao thông bị đốt chỉ trong vòng chưa đầy 3 tuần.
Theo Người Lao Động