Khí đốt từ Mỹ không đáp ứng đủ nhu cầu cho châu Âu
Tiềm năng xuất khẩu khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) đến EU của Mỹ sẽ không thể đáp ứng nổi nhu cầu của khu vực này, phó chủ tịch hội đồng năng lượng hạ viện Nga, Pavel Zavalny phát biểu vào thứ 4 (14/5).
“Hiện tại, nhà cung cấp khí đốt tiềm năng của EU chỉ có Mỹ, nơi có khối lượng chiết dầu lớn hơn nhu cầu năng lượng trong nước. Tuy nhiên, sự xuất khẩu khí đốt của Mỹ có thể không mang lại lợi nhận và không thể đáp ứng được chủ cầu nhập khẩu khí đốt đang tăng lên của châu Âu”, ông Pavel Zavalny, phó chủ tịch hội đồng năng lượng hạ viện Nga nói trong một cuộc họp về năng lượng giữa EU và Nga ở Brussels, Bỉ.
Ông Pavel Zavalny, Phó Chủ tịch hội đồng năng lượng hạ viện Nga
Ông Zavalny cũng nói thêm rằng, “giá khí đốt Mỹ bán cho châu Âu vào khoảng 450 USD/1000 m3, cũng không hề rẻ hơn Nga”.
Video đang HOT
Nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu gần đây đã trở thành vấn đề tiêu điểm của báo chí, khi Mỹ đang thúc giục châu Âu xoá bỏ dần sự phụ thuộc vào khí đốt nhập khẩu từ Nga, nhất là trong hoàn cảnh quan hệ hai bên đang xấu đi vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Đại sứ Nga tại EU Vladimir Chizhov cũng tự tin rằng, nguồn cung cấp khí đốt từ Nga sang châu Âu vẫn sẽ được bảo đảm, vì việc Mỹ bán khí đốt cho EU là việc làm không mang lại lợi nhuận. Mỹ sẽ phải mất rất nhiều tiền để xây dựng cơ sở vật chất phục vụ việc vận chuyển khí đốt giữa hai châu lục và giá khí đốt cũng có thể tăng cao nếu điều này xảy ra.
Theo ANTD
Nga "bắt tay" Trung Quốc khi Mỹ, EU quay lưng
Nga sẽ chào đón thêm các công ty Trung Quốc tới đầu tư khi Mỹ và châu Âu đang áp đặt thêm lệnh trừng phạt với Matxcova sau vụ sáp nhập Cộng hòa tự trị Crimea thuộc Ukraine, theo tờ Business News tại Thượng Hải.
Matxcova cũng đang lên kế hoạch phá bỏ các rào cản đầu tư từ Trung Quốc với hy vọng nguồn vốn từ Bắc Kinh có thể hỗ trợ cho nền kinh tế của Nga. Tổng thống Vladimir Putin khẳng định Nga mong muốn nguồn vốn trên sẽ được đầu tư trực tiếp vào thị trường bất động sản, cơ sở hạ tầng và các dự án khí đốt tự nhiên tại quốc gia này.
Trước đó, Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định phong tỏa tài sản của 21 quan chức Nga và Ukraine cũng như cấm cấp phép visa cho các nhân vật này từ ngày 17/3. Trong khi đó, chính phủ Mỹ cũng đã phong tỏa tài sản của 7 quan chức Nga cùng 17 công ty có mối quan hệ với Tổng thống Putin. Những quan chức Nga đã bị cấm tới Mỹ kể từ ngày 28/4. Nhà Trắng khẳng định Mỹ sẽ áp đặt thêm lệnh trừng phạt kinh tế nếu quân đội Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống tại Ukraine vào ngày 25/5 tới đây.
Nga - Trung đang tích cực hợp tác trong lĩnh vực kinh tế
Chính lệnh trừng phạt của Mỹ và EU đã khiến một lượng lớn dòng vốn chảy khỏi Nga. Theo Bộ Tài chính Nga, trong quý I năm nay, 51 tỷ USD đã bị rút khỏi Nga. Tuy nhiên, hồi tuần trước, Ngân hàng trung ương châu Âu tuyên bố con số trên vào khoảng 222 tỷ USD và vẫn tiếp tục gia tăng.
Chuyên gia phân tích Chris Weafer thuộc công ty tư vấn toàn cầu Macro Advisory nhận định các công ty châu Âu làm ăn ở Nga đã chuyển dòng vốn đầu tư sang những quốc gia khác nhằm tránh hệ lụy từ lệnh trừng phạt kinh tế. Trong khi đó, các công ty của Nga đã mở thêm tài khoản tại ngân hàng nước ngoài để duy trì hoạt động nhằm đề phòng trường hợp các ngân hàng Nga bị áp đặt lệnh trừng phạt.
Hồi năm ngoái, giao thương giữa Nga và Trung Quốc đã đạt 79,2 tỷ USD. Con số này được dự đoán tiếp tục gia tăng và đạt 100 tỷ USD vào năm 2015. Trung Quốc cũng hứa hẹn đầu tư 20 tỷ USD vào các dự án hạ tầng cơ sở của Nga.
Ngoài ra, công ty dầu mỏ của Nga Rosneft Oil sẽ xuất khẩu 700 triệu tấn dầu sang Trung Quốc trong vòng 25 năm tới theo bản hợp đồng trị giá 270 tỷ USD với nhà sản xuất dầu mỏ và khí đốt lớn nhất Trung Quốc CNPC. Công ty khí đốt Gazprom của Nga cũng đang lên kế hoạch cung cấp 38 tỷ m3 khí đốt mỗi năm cho Trung Quốc kể từ năm 2018.
Theo Tổng thống Putin, Trung Quốc đang trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới và Nga sẽ tăng cường mối quan hệ với quốc gia này. Vào cuối tháng Năm này, ông Putin sẽ tới thăm Trung Quốc. Khả năng chuyến thăm này của Tổng thống Putin nhằm khuyến khích Trung Quốc đầu tư vào cơ sở hạ tầng khí đốt tự nhiên tại Siberia
Theo Infonet
Tổng thống Nga thăm Trung Quốc vào ngày 20.5 Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ bay sang Trung Quốc vào tuần tới để chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận về khí đốt giữa Moscow và Bắc Kinh, Điện Kremlin thông báo hôm 13.5. Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một cuộc gặp gỡ ở Moscow - Ảnh: Reuters Trong chuyến thăm Thượng...