Khi đói không nên ăn gì?
Khi đang quằn quại trong cơn đói với cái bụng rỗng sôi sục thì thứ gì ăn được với bạn cũng trở nên hấp dẫn. Tuy nhiên, bạn hãy cẩn thận, bởi không phải thứ gì cũng có thể ăn được trong lúc đói.
Hồng quả và cà chua
Có chứa nhiều pectin, axit tannic, các chất này phản ứng với axit dạ dày tạo thành những cục đặc quánh khó hòa tan, từ đó dễ hình thành kết sỏi dạ dày. Ăn hồng quả và cà chua trong lúc đói, sẽ khiến một lượng lớn pectin và tannin (vị chát) sẽ kết tủa với axit dạ dày hình thành kết sỏi dạ dày, dễ gây buồn nôn, nôn mửa, loét, thậm chí thủng dạ dày.
Chuối
Chuối có chứa nhiều magiê, nguyên tố nhậy cảm gây ảnh hưởng đến chức năng của tim, ức chế mạch máu tim. Ăn chuối lúc đói, sẽ khiến lượng magiê trong cơ thể đột ngột tăng cao, phá vỡ sự cân bằng của magiê và can xi trong máu, gây ức chế mạch máu tim, không có lợi cho sức khỏe.
Quả sơn trà và cam
Có chứa một lượng lớn axit hữu cơ, axit tactric, axit xitric, hai loại quả này nếu ăn lúc đói, sẽ khiến cho lượng axit trong dạ dày tăng mạnh, gây kích thích không tốt cho niêm mạc dạ dày, làm dạ dày trương phồng, tràn thừa axit. Từ đó, khiến bạn có cảm giác càng đói hơn và gây đau dạ dày nặng hơn.
Sữa và sữa đậu nành
Cả hai loại thực phẩm này đều có chứa một lượng lớn protein. Nếu bạn ăn chúng lúc đói, lượng protein này sẽ “bị ép” chuyển hóa hành nhiệt lượng và tiêu hao hết, nên không còn tác dụng tẩm bổ nữa.
Tốt nhất, khi dùng hai loại thực phẩm này, bạn nên ăn kèm các loại thực phẩm có chứa bột mỳ hoặc uống sau khi ăn hai tiếng, hay trước khi ngủ, như vậy sẽ vừa có tác dụng bảo vệ sức khỏe, vừa thúc đẩy tiêu hóa.
Đường
Video đang HOT
Đường là một loại thực phẩm dễ tiêu hóa, hấp thụ nhất. Khi đói bụng, nếu bạn ăn quá nhiều đường sẽ khiến lượng đường trong máu đột ngột tăng cao. Bởi trong thời gian ngắn cơ thể sẽ không thể tiết đủ insulin để duy trì mức độ bình thường của lượng đường trong máu, khiến đường huyết đột ngột tăng cao, dễ gây chứng mất ngủ.
Hơn nữa, đường cũng là loại thực phẩm có tính axit. Ăn đường lúc đói, còn làm phá với sự cân bằng axit-base và sự cân bằng của các loại vi sinh vật, không có lợi cho sức khỏe.
Khoai lang
Trong khoai lang có chứa nhiều tannin và chất nhựa. Ăn khoai lang lúc đói sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit dạ dày, gây cảm giác khó chịu, cồn cào.
Đồ lạnh
Nếu bạn dùng quá nhiều thực phẩm lạnh trong lúc đói, sẽ kích thích dạ dày co lại, lâu dần sẽ gây rối loạn phản ứng hóa học giữa các loại enzyme, gây bệnh dạ dày. Ngoài ra, ăn nhiều đồ lạnh trong lúc đói còn có thể làm tổn hại đến chức năng của các cơ quan nội tạng, gây rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt.
Rượu
Uống rượu lúc đói dễ kích thích niêm mạc dạ dày, gây ra các chứng bệnh như viêm loét dạ dày, khiến cơ thể dễ bị hạ đường huyết, dẫn đến chóng mặt, toát mồ hôi lạnh, tim đập nhanh, nghiêm trọng hơn đường huyết sẽ hạ đến mức gây hôn mê, thậm chí tử vong.
Tỏi củ
Tỏi củ có chứa nhiều allicin có vị hăng cay. Ăn tỏi khi đói, sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, thành ruột, khiến dạ dày co rút, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày và đường ruột.
Trà
Uống trà khi đói sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, giảm chức năng tiêu hóa, còn có thể gây hiện tượng “say trà” với các triệu chứng biểu hiện như tim đập mạnh, chóng mặt, chân tay bủn rủn, bụng dạ khó chịu, đói cồn cào.
Táo tàu khô
Táo tàu khô có chứa nhiều pectin và axit tannic. Những chất này kết hợp với axit dạ dày sẽ gây kết tủa thành cục trong dạ dày.
Dứa
Dứa giàu enzyme mạnh, ăn dứa lúc đói sẽ làm tổn thương dạ dày và giảm thành phần dinh dưỡng trong dứa. Bởi vậy, loại quả này tốt nhất nên ăn sau bữa ăn mới hấp thụ được tốt.
Vải tươi
Ăn vải tươi khi đói sẽ khiến trong cơ thể đột ngột bị ngấm quá nhiều đường có thể gây viêm nhiệt hoặc say với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn.
Ngoài những loại thực phẩm trên, trong lúc đói bạn cũng nên chú ý không ăn những chất dưới đây:
Vitamin
Vitamin không phải là một loại thực phẩm. Nhưng ăn vitamin trong lúc đang đói bụng, thì khi cơ thể còn chưa kịp thời hấp thụ, chúng đã bị đào thải qua đường nướt tiểu và phân. Như nhóm vitamin hòa tan trong lipid như vitamin A phải sau khi hòa tan trong chất béo xong mới được niêm mạc dạ dày hấp thụ, nên dùng sau khi ăn mới có thể hấp thụ được gần như hoàn toàn.
Không nên bổ sung canxi
Canxi dạng thực phẩm hay dạng khác khi được bổ sung vào cơ thể dưới tác dụng của axit dạ dày đều bị phân tách thành các ion canxi. Không có sự tiêu hóa phân giải của axit dạ dày, canxi không thể được cơ thể hấp thụ và sử dụng tốt. Do đó, tốt nhất bạn nên cùng uống canxi với những các loại thực phẩm khác và không nên uống vào lúc đói.
Ngoài ra trong lúc đói, bạn cũng không nên dùng các loại thuốc kích thích dạ dày như aspirin, indomethacin, iodua kali, digitalis…
Theo BĐVN
Những điều cấm kỵ khi ăn dưa chuột
Ăn dưa chuột thế nào cho đúng cách. Mời bạn tham khảo hướng dẫn dưới đây.
Là loại rau quen thuộc để chống ngán, giải nhiệt hay đắp mặt làm đẹp. Nhưng ăn dưa chuột sao cho đúng cách? Nên và không nên kết hợp với những thực phẩm nào?
Dưa chuột là một loại rau rất mát, vị giòn, ngon ngọt, thơm hấp dẫn. Dưa chuột có chứa pectin, axit và các enzym, có thể thúc đẩy sự trao đổi chất, điều trị cháy nắng, tàn nhang, táo bón dị ứng da...
Dưa chuột đậu phụ, có tác dụng giải độc chống viêm. Hàm lượng protein thực vật cao trong đậu phụ rất dễ tiêu hóa, kết hợp với dưa chuột mát lạnh có chức năng giải nhiệt, lợi tiểu, giải độc, chống viêm, tiêu đờm, mát phổi...
Dưa chuột còn là loại quả được phụ nữ tin tưởng dùng trong làm đẹp, nhất là da mặt, vừa đơn giản lại rẻ tiền.
Dưa chuột tươi hay nước ép dưa chuột còn có thể dùng để giải rượu, ức chế carbohydrate thành chất béo, do đó ăn dưa chuột còn là bí quyết để giảm cân và phòng ngừa bệnh tim mạch vành.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp không nên ăn nhiều dưa chuột, cũng không nên tùy tiện kết hợp với một số thực phẩm:
Dưa chuột ăn cùng đậu phộng rất dễ gây tiêu chảy, nhất là dưa chuột trộn đậu phộng luộc hay rang vàng. Đây là món ăn lạnh, nhiều gia đình thường làm để ăn cho đỡ ngán, nhưng kỳ thực có thể khiến bạn bị đau bụng, tiêu chảy.
Những ai có bệnh đau dạ dày, lúc đói không nên ăn dưa chuột, cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn.
Dưa chuột cần tây hay dưa chuột ớt: Các enzyme trong dưa chuột sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong những loại rau này. Tuy không gây nguy hại nhiều cho cơ thể, nhưng sẽ làm giảm sự hấp thụ vitamin C của cơ thể . Tương tự, rau cải, mướp đắng, tiêu sọ xanh... không nên ăn cùng với dưa chuột.
Dưa chuột các loại nấm: Có tác dụng giải độc, giảm cân, loại bỏ chất béo tốt, nhưng lượng ăn mỗi lần không nên quá nhiều, nếu không sẽ có tác dụng ngược.
Theo Food/Dân Việt
Phục hồi phần "tội nghiệp" nhất của cơ thể Hai bàn chân là phần "tội nghiệp" nhất của cơ thể, do nằm ở vị trí thấp nhất, chịu đựng sức nặng của toàn thân và những vật mang trên người, hứng chịu và tích giữ những chất cặn bã bị lắng đọng bởi trọng lực, chịu nhiều va chạm và tiếp xúc trực tiếp với khí lạnh, ẩm thấp dưới đất... Chính...