Khi điều ước của bệnh nhân được trở thành hiện thực
Đến với Chủ nhật chia sẻ yêu thương lần này, các bệnh nhân không chỉ được cắt tóc, gội đầu miễn phí mà còn được nói lên mong ước của mình. Và thật bất ngờ khi những điều ước của họ đã được chắp cánh để trở thành hiện thực.
Khi điều ước của bệnh nhân được trở thành hiện thực
Sáng 23/12, Bệnh viện Đà Nẵng tổ chức ngày Chủ nhật chia sẻ yêu thương hướng đến hàng trăm bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại bệnh viện. Đây là lần thứ 4 Bệnh viện Đà Nẵng tổ chức hoạt động ý nghĩa này.
Đến với Chủ nhật chia sẻ yêu thương, các bệnh nhân được cắt tóc, gội đầu, vẽ tranh chân dung, và tặng thư pháp miễn phí khiến không khí bệnh viện trở nên ấm cúng, thân mật, vui tươi hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, các bệnh nhân còn được thưởng thức các tiết mục văn nghệ và ăn cơm trưa.
Ước mơ của các bệnh nhân đã trở thành hiện thực tại Chủ nhật yêu thương lần 4 với sự hỗ trợ của các mạnh thường quân
Và điều đặc biệt đối với Chủ nhật yêu thương lần này là một số bệnh nhân chạy thận nhân tạo được nói lên những mong muốn của mình và các mạnh thường quân đã giúp ước mơ của họ được trở thành hiện thực.
Ông Trần Phước Hợi (quê ở Quảng Nam) là bệnh nhân chạy thận ở Bệnh viện Đà Nẵng đã 9 năm nay. Ông Hợi có 3 người con, trong đó 2 người con đang học đại học. Ở quê, vợ ông làm nông nên cuộc sống rất vất vả. Để có tiền cho các con ăn học, vợ chồng ông phải vay tiền sinh viên nghèo. Ông Hợi chạy thận 9 năm nay và hầu như ở lại bệnh viện. Mặc dù chạy thận không phải trả viện phí và bệnh viện cũng đã hỗ trợ chỗ ở nhưng ông cũng cần phải có tiền để ăn cơm và một khoản thuốc thang.
Đến với Chủ nhật chia sẻ yêu thương lần 4, các bệnh nhân còn được gội đầu miễn phí
“Tôi chỉ mong có một khoản kinh phí để sống qua ngày mà không làm phiền đến vợ con và có sách để đọc”, ông Hợi ước.
Và thật bất ngờ, khi điều ước của ông đã được những mạnh thường quân chắp cánh để trở thành hiện thực. Tại Chủ nhật chia sẻ yêu thương lần 4 này, ông Hợi được các mạnh thường quân hỗ trợ 12 triệu đồng để trang trải cuộc sống của bản thân mình.
Các bệnh nhân được cắt tóc miễn phí
Cùng chung hoàn cảnh với ông Hợi, chị Võ Thị Hiền (quê ở Quảng Nam) cũng phải chạy thận nhiều năm nay. Chị Hiền bị tật bẩm sinh nên tai, mắt kém, lại không có chồng con nên mỗi lần ra Bệnh viện Đà Nẵng chạy thận, bố mẹ già của chị phải đi cùng. Để di chuyển từ Quảng Nam ra Bệnh viện Đà Nẵng họ phải đi xe buýt. Và đối với những người nghèo khó như họ, số tiền 30 ngàn đồng xe buýt cho mỗi lần đi cũng là vấn đề.
Chị Hiền ước mình có được một khoản tiền để đi xe buýt cho những lần ra Đà Nẵng chạy thận. Và trong đợt này, các mạnh thường quân cũng đã hỗ trợ chị 12 triệu đồng để có tiền đi xe buýt cho khoảng 1 năm.
Tại Bệnh viện Đà Nẵng, có một khu nhà nghỉ để những bệnh nhân phải điều trị lâu dài có chỗ ở. Các bệnh nhân chạy thận được miễn phí tiền ở, còn những bệnh khác thì phải chi trả.
Và được sẽ chân dung miễn phí
Hiện tại nhà nghỉ này có 35 bệnh nhân chạy thận đang sống ở đây. Họ chủ yếu là những nhân nghèo quê ở Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Các bệnh nhân chạy thận ở đây mong muốn có một chiếc xe lăn để di chuyển khi cần, đặc biệt là những lúc đến phòng bệnh để chạy thận.
Biết được mong muốn này của các bệnh nhân, các mạnh thường quân cũng đã ủng hộ họ một chiếc xe lăn.
BSCK2. Trần Thị Khánh Ngọc, Phó Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, ngoài việc chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, bệnh viện còn rất quan tâm đến đời sống tinh thần của họ. Qua 4 lần tổ chức, chương trình Chủ nhật chia sẻ yêu thương đã đem lại hiệu quả và có sức lan tỏa trong cộng đồng.
Cũng theo BSCK2. Trần Thị Khánh Ngọc, chương trình Chủ nhật chia sẻ yêu thương sẽ được bệnh viện duy trì thường xuyên trong thời gian tới.
Khánh Hồng
Theo Dân trí
Dự báo sẽ có trên 600 triệu người mắc bệnh tiểu đường vào năm 2030
Năm 2017, theo ước tính của Liên đoàn Đái tháo đường (ĐTĐ) Thế giới số người mắc ĐTĐ đã lên tới 415 triệu người. Dự báo đến năm 2030, con số này sẽ lên tới trên 600 triệu người.
Hiện nay, có hơn 199 triệu phụ nữ mắc đái tháo đường trên thế giới, con số này dự kiến sẽ tăng lên 313 triệu vào năm 2040. Trong đó, có khoảng 10-15% trẻ em mắc bệnh trên tổng số bệnh nhân ĐTĐ.
Theo thống kê của Bộ y tế, Việt Nam hiện có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh ĐTĐ. Con số này dự báo tăng lên 6,1 triệu vào năm 2040. Mặc dù, cả nước hiện có 3,5 triệu người (độ tuổi từ 20-79) mắc bệnh này nhưng có tới 69,9% không biết mình bị bệnh. 85% chỉ phát hiện ra bệnh khi có biến chứng nguy hiểm như: tim mạch, suy thận, thần kinh, biến chứng bàn chân đái tháo đường... Có đến 80% người bệnh đái tháo đường chết do biến chứng tim mạch. Bên cạnh đó, họ có nguy cơ bị tai biến mạch máu não cao hơn người bình thường 2-4 lần. 20% người bệnh đái tháo đường bị bệnh thận, gây suy thận, có thể chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
Việt Nam được xếp nằm trong 10 quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh nhân đái tháo đường cao nhất thế giới với tỷ lệ bệnh nhân tăng 5,5% mỗi năm. Tuy nhiên, theo Bộ y tế cả nước mới chỉ có 28,9% người bệnh bị đái tháo đường được quản lý tại các cơ sở y tế, trong khi số chưa được quản lý theo số liệu thống kê mới nhất năm 2015 là 71,1%.
Trong buổi gặp trao đổi thông tin với báo chí về Hội trại dinh dưỡng đái tháo đường tên gọi "Chung tay kiểm soát và đẩy lùi bệnh đái tháo đường" lần III - năm 2018 (Diabetes Camp - 2018) diễn ra vào chiều 23/10, PGS.TS Tạ Văn Bình - Nguyên giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, nguyên Viện trưởng Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa (Đại học Y Hà Nội), Chủ tịch Hội người giáo dục bệnh đái tháo đường Việt Nam nhấn mạnh: "ĐTĐ thực sự là căn bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, việc tầm soát, phát hiện sơm bệnh ĐTĐ giúp cho quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất, kiểm soát, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm".
PGS Bình cũng cho biết thêm, nếu cách đây 10-20 năm thì người ta khuyên bệnh nhân ĐTĐ càng ăn ít tinh bột thì càng tốt, càng chia nhỏ bữa ăn ra bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu.
Tuy nhiên hiện nay lại có quan niệm khác, nếu bệnh nhân ĐTĐ ăn được 3 bữa thì rất tốt bởi nó giúp cho tuyến tụy có thời gian nghỉ ngơi.
PGS.TS Tạ Văn Bình - Nguyên giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, nguyên Viện trưởng Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa (Đại học Y Hà Nội), Chủ tịch Hội người giáo dục bệnh đái tháo đường Việt Nam chia sẻ với báo chí chiều 23/10.
Như chúng ta đã biết, tất cả năng lượng sinh ra cho con người để hoạt động đều đến từ Gluxit, dù chúng ta có ăn gì đi chăng nữa thì vào đến cơ thể thì đều chuyển hóa thành đường, lúc đó đường mới tạo ra năng lượng để nuôi sống cơ thể. Chính vì thế chúng ta phải tính toán làm sao để lượng tinh bột vừa phải để cho cơ thể đỡ phải một chu kỳ hoạt động khác.
Một điều chúng ta cũng cần phải biết đó là trong vòng khoảng 10 năm đầu của thế kỷ 21 thì những tiến bộ về thuốc của bệnh ĐTĐ bằng cả một thế kỷ 20 cộng lại. Đây là một trong những sự tiến bộ mà không có một lĩnh vực chuyên ngành nào của y học có thể sánh bằng, kể cả thuốc chữa ung thư.
Ví dụ, thuốc thuộc các nhóm hóc môn đường ruột hay thuốc ức chế đồng thuận tái hấp thu đường và natri của thận làm thay đổi toàn bộ quan điểm về điều trị bệnh ĐTĐ.
Nếu trước đây điều trị bệnh ĐTĐ thì làm sao để đường máu thấp thôi, đừng bao giờ vượt quá để qua đường niệu thì bây giờ lại khác, chúng ta điều trị để làm sao rút đường và nước tiểu ra cùng một lúc với natri. Khi rút đường với natri qua nước tiểu sẽ làm giảm mức độ suy tim, giảm số đo huyết áp, ngăn ngừa hội chứng tim mạch... kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân ĐTĐ.
Về Hội trại dinh dưỡng đái tháo đường năm nay, PGS Bình cho hay, mục tiêu hội trại nhằm đem đến một ngày hội hướng dẫn, tư vấn chăm sóc sức khỏe, cung cấp kiến thức bổ ích cho cộng đồng và người bệnh đái tháo đường. Đặc biệt cung cấp kiến thức phòng ngừa bệnh đái tháo đường ở trẻ em và kiểm soát biến chứng bệnh nhi đái tháo đường.
"Nhiệm vụ của Hội người giáo dục bệnh đái tháo đường Việt Nam là làm sao để những người đái tháo đường nói riêng và cộng đồng người Việt nói chung hiểu được rằng bệnh đái tháo đường là một đại họa của thế kỷ 21, vì hiện nay 6 giây thì có một người chết bởi đái tháo đường", PGS.TS Tạ Văn Bình thông tin.
Ban tổ chức cũng cho biết thêm, hội trại dinh dưỡng đái tháo đường lần III này sẽ dự kiến khoảng 1000 đến 1.200 người tham dự, diễn ra từ 7h đến 17h ngày 28/10/2018, tại Trung tâm y tế quận Hà Đông (Hà Nội).
Nguyễn Hùng
Theo Dân trí
Chàng trai 32 tuổi đột nhiên bị suy thận cấp chỉ vì làm 2 việc trong thời gian dài Vì quá "nghiền" các món ăn từ nội tạng động vật và chàng trai 32 tuổi đã phải nhập viện để chạy thận nhân tạo. Gần đây, một bệnh viện ở Vũ Hán, Trung Quốc tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân là một thanh niên trẻ mới 32 tuổi. Anh chàng đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe sau khi nhận thấy...