Khi đàn ông nói xấu vợ
Trong cuộc sống gia đình không thể tránh những lúc “cơm chẳng lành canh chẳng ngọt”.
Và nói xấu đối phương với người ngoài là một trong những cách phổ biến để xả stress.
“Vợ
Em luôn nghĩ phụ nữ mới mắc tật nói xấu chồng nên em thật sự sốc khi biết chồng mình nói xấu vợmột cách chuyên nghiệp.”
Đàn bà vốn lắm lời lại ấm ức không được “cãi” chồng nên họ mới hay nói xấu để giải tỏa bực dọc. Điều đó được mặc định là tính “đàn bà”. Thế nên khi nghe đàn bà nói xấu chồng (không phải ở mức độ quá đáng vô đối) thì mọi người đều cho đó là chuyện thường. Nhưng chồng nói xấu vợ… chắc hẳn không ai cho rằng đó là bản tính đàn ông!
Chồng ạ! Khi biết anh nói xấu sau lưng thì ngọn hỏa trong em bốc lên tận đỉnh đầu. Không ai thích bị nói xấu nhưng cái chính khiến em giận và thất vọng là không ngờ chồng mình lại “ngồi lê đôi mách” về những tật xấu của vợ (những đặc tính đó được nhìn nhận qua lăng kính của chồng, chứ không hẳn là bản chất là bản chất của vợ).
Nào là vợ anh chỉ mê shopping, ham làm đẹp. Nào là mỗi lần chồng ốm, vợ toàn cho ăn một món cháo duy nhất. Nào là cái tật nói nhiều, bảo chồng làm gì thì nhắc đi nhắc lại đến nhức óc… Đúng, em thích shopping nhưng không phải vì riêng em, lần nào cũng mua sắm cho toàn gia đình, có khi em không chọn cho mình được thứ gì. Chồng ốm, em hay nấu món cháo trắng cho anh ăn nhưng không phải vì vợ anh vô tâm đoảng vị, mà bởi vì chồng khó tính, thêm thịt, trứng, cá là anh nhăn nhó “tanh lắm”. Do đó em để anh ăn cháo trắng nhằm giúp anh giữ sức tối thiểu cho khỏi bệnh thôi (điều đó cũng có khoa học đấy nhé). Mỗi lần nhờ anh làm gì, em phải nhắc nhiều không phải vì em lắm lời mà vì anh luôn quên không chịu làm. Lạ thay, có cái tật để quần áo mấy ngày mới giặt thì anh bịa hoàn toàn, em chưa bao giờ làm thế!
Anh nói những lời đó ở quán nước bà Hương, lúc chiều khi anh ngồi cùng anh Hùng, chị Hoa, em Huyền. Anh muốn biết vì sao em có bằng chứng rõ ràng thế đúng không? Lúc ấy em đang ngồi ở quán bên cạnh (cách một cái bạt nên anh không thấy em) để đợi một cô bé đồng nghiệp đến lấy tài liệu. Nghe tiếng chồng, em cũng nóng mặt hốt hoảng lắm. May mà cô bé đồng nghiệp chưa gặp anh, nó mà nhận ra thì em độn thổ không kịp.
Từ đó, em cũng hiểu rằng mỗi lần giận nhau hay có chuyện gì, chính anh về than với bố mẹ và các cô. Vợ chồng xảy ra chuyện gì, mẹ đều có những lời nói như kiểu “đe gió” em. Em tưởng mẹ nói bâng quơ, không may đúng lúc. Bây giờ thì em chắc chắn anh đã về nói xấu về em với bố mẹ, với các em. Và có lẽ anh đã nói xấu về vợ ở nhiều nơi khác, với nhiều thứ tật xấu khác.
Từ đó, em cũng hiểu rằng mỗi lần giận nhau hay có chuyện gì, chính anh về than với bố mẹ và các cô. (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Khi nói xấu về em, anh có nghĩ chính anh đang tự bôi nhọ vào gia đình mình, bản thân mình không? Người ta cười chê em là vợ ghê gớm. Và sau đó họ cười chê anh là chồng hèn. Họ cho rằng anh không có uy lực, không thuyết phục được vợ, không có cách chia sẻ nên ôm cục tức. Khi anh nói xấu về em với gia đình anh thì em còn đâu chỗ để làm dâu hiền. Chuyện mẹ chồng (gia đình chồng) với nàng dâu đã là vấn nạn muôn thuở, sao anh còn thêm dầu vào lửa?! Đúng là anh không biết thương và bảo vệ vợ tí nào. Anh muốn mỗi lần về nhà phải chứng kiến cảnh mẹ và vợ ghét nhau ư? Bình thường, chồng người ta cố gắng giải thích, nói tốt về vợ để bố mẹ anh chị em hài lòng hơn. Còn anh, đúng là “hàng hiếm”.
Anh hãy nói xấu trước mặt em có được không? Như thế vợ chồng sẽ hiểu nhau hơn, dễ xóa cục tức của nhau. Vợ chồng bảo nhau chắc chắn tốt hơn là để thiên hạ.
“Chồng
Những gì anh nói về em với mọi người có lẽ không đúng. Nhưng đó là phút bốc đồng chứ không phải vì anh có ý đồ hèn mọn như em đang nghĩ.”
Em đang vô cùng tức giận nên những lời em nói cứ hừng hực tuôn ra. Bình tĩnh đã em, hãy cho anh giải thích. Bây giờ anh sẽ chẳng nói xấu gì trước mặt em đâu (từ lần sau có thể anh sẽ làm theo đề nghị của em), anh chỉ giải thích về những gì anh đã nói với mọi người (mà em nghe được).
Anh không đồng tình quan điểm cho rằng phụ nữ nói xấu chồng là chuyện nhỏ, còn đàn ông nói xấu vợ là hèn mọn, nhỏ nhoi. Chúng ta đều không nên nói xấu nhau, vì điều đó đều không hay ho gì. Cứ cho là anh đã nói xấu em, ừ anh sai. Nhưng không thể xem việc chồng nói xấu vợ thì nghiêm trọng hơn và anh sẽ bị biến thành “đàn bà”. Chính vì ý nghĩ “thiên vị” này mà em hừng hực giận anh!
Còn về những gì anh đã nói về em. Thú thực lúc đó cũng là phút ngà ngà bốc đồng, mang chuyện nhà ra “chém” với mấy anh em thân thiết (Em à, đàn ông khác cũng thường làm thế, không phải chỉ chồng em đâu). Lúc ấy anh Hùng có than thở là vợ anh ấy vụng về nên anh cũng “đệm” vào, đại ý động viên anh ấy rằng “Ừ, vợ em cũng có cái dở. Nên thôi đừng cố đi tìm hạnh phúc nơi khác”. Anh than về em cũng chỉ như phụ nữ nói xấu về chồng, nói hội đồng xả stress ấy mà. Anh nghĩ khi nào đàn bà hết nói xấu chồng thì đàn ông mới không được cách không nói xấu vợ (vợ anh không nói xấu chồng nên anh sẽ cố gắng học em, anh sẽ bỏ những thứ a dua từ người khác, em nhé).
Còn những lần về nhà, nhiều khi đang tức em, anh buột miệng nói ra chứ không chủ đích. Như em đang vui cũng về nói xấu anh với bố mẹ đẻ đấy thôi. Sự thực có lúc anh thấy stress nhưng nói trước mặt sợ em giận. Anh cứ nghĩ nói ra ngoài, nói xong rồi thôi không ảnh hưởng gì đến vợ chồng. Để trong lòng, không nói với em, cũng không “xả” ra với ai thì có lẽ sẽ đến lúc bùng nổ như quả bóng đầy hơi.
Anh chỉ thấy đơn giản, ở đó, họ sinh ra anh, họ là anh em ruột của anh nên mọi vấn đề của anh, anh có thể xả ra ở đó. Anh cũng đơn giản muốn nói rằng “con cũng có nỗi khổ của con”.
Phụ nữ về “xả” với bố mẹ, bạn bè thì không sao. Sao lại ép đàn ông giữ mọi thứ trong mình?! Vợ à, cho anh quyền bình đẳng nhé.
Những gì anh nói với mọi người làm lệch đi bản chất của em, anh sẽ sửa. Hãy đại xá cho những phút bốc đồng nông nổi của anh. Chồng của em không hèn mọn, không mang vợ làm trò đùa, cũng không phải là sợ không dám trao đổi với vợ. Chồng em cũng như những người bình thường khác, không phải lúc nào cũng gồng mình lên thực hiện những công thức để được ghi nhận là “chuẩn men”. Chồng em chỉ là người sống rất thật với những cảm xúc của chính mình, có những lúc yếu đuối, có những lúc buôn chuyện, có những lúc tào lao (chỉ là có những lúc thôi).
Thôi thì lần sau anh sẽ xả chính vào em, trước mặt em. Nhưng hãy hứa với anh là sẽ không giận hờn bảo rằng anh không ý tứ, làm vợ tổn thương, em nhé. Yêu em.
Theo Eva
Con gì ăn ít nói nhiều...
"Con gì ăn ít nói nhiều/Ra ngắm vào vuốt miệng kêu tiền tiền". Lang thang trên mạng, vợ bắt gặp cuộc thi làm thơ định nghĩa về vợ (chính xác là nói xấu vợ). Hiếm hoi có bài hùng dũng ký tên (nhưng không để địa chỉ!), còn đa phần đều khuyết danh. Giải thưởng thuộc về tác giả bài đố vui gồm hai câu: "Con gì ăn ít nói nhiều/Ra ngắm vào vuốt miệng kêu tiền tiền". Xin mở ngoặc thêm là nghe đâu tác giả không dám lộ diện để nhận giải...
Cuộc thi gọi là được tổ chức bí mật giữa một nửa dân số thế giới với nhau (ý là mang tính đúc kết những tâm sự thôi), nhưng thực ra các đấng phu quân đều mong cho một nửa thế giới còn lại biết rõ nội dung của nó (nếu không thì sao lại tổ chức thi trên blog?). Biết rõ để làm gì nhỉ? Để các "con vợ" trong đáp án câu đố trên phải khác đi, phải thay đổi ư?
Chồng ơi, thật ra hay thay đổi vốn là một trong những tố chất của vợ rồi mà. Và chính nhờ dám thay đổi, vợ đã góp phần làm cho cuộc sống phong phú và tiến bộ hơn rất nhiều. Một ví dụ nhỏ thôi: có vòng đeo tay và dây chuyền bằng bạch kim, bằng vàng rồi, nhưng cứ vậy hoài thì đơn điệu quá, một ngày kia vợ muốn đổi bạc vàng thành ngọc trai. Thoạt qua, ý muốn này có vẻ phù phiếm, nhưng nhìn sâu sắc thì rõ ràng là chính đòi hỏi thay đổi này đã khiến cho ngành trang sức khởi sắc, khơi dậy và bùng nổ ngành công nghiệp nuôi cấy ngọc trai, bao ngư dân có thêm thu nhập và khiến cho ngành du lịch phát triển. Mà du lịch phát triển thì kéo theo bao ngành nghề khác, bởi vì... Thôi không nói nữa kẻo lại mang tiếng nói nhiều về những điều không cần nói ra thì chồng cũng đã hiểu.
Mà nói nhiều thì cũng bởi vì mình sinh ra phải làm kiếp vợ. Ví như ngày nào cũng phải cằn nhằn mãi để chồng chịu bứt mắt khỏi ti vi mà vào phụ bếp. Thành thật mà nói thì sự phụ bếp của chồng có khi chỉ khiến rối thêm thôi. Vậy thì tại sao? Để làm gương cho con trai. Thế thôi. Để con trai hiểu bố mà cũng phải vô bếp thì cớ sao mình dám nằm ườn ra xem ti vi hoặc chơi game mà không giúp một tay. Xa xôi hơn, con trai sau này sẽ biết chia sẻ việc nhà với vợ, chúng mình sẽ tránh được những cuộc khóc lóc kể lể của con dâu. Con cái êm ấm thì vợ chồng mình (lúc ấy đã già) cũng được yên ổn. Còn ngay trong thì hiện tại thì hình ảnh bố lăng xăng phụ bếp giúp mẹ sẽ khiến các con được tự hào về một gia đình đầm ấm. Phải không nào?
Chồng sẽ bảo nói nhiều chẳng phải chỉ là cằn nhằn chồng, nhắc nhở con. Ừ, thì vợ công nhận vợ cũng hay tám với bạn bè. Nhưng thời buổi marketing lên ngôi này thì tám cũng là một cách thu thập thông tin đấy chồng ạ. Nhớ hồi mình lên đời xe máy, nhờ tám vợ mới biết có người đang tìm mua xe cũ, mình bán thẳng luôn không phải mất tiền trung gian. Cũng nhờ tám mà mới biết cửa hàng nọ giảm giá giờ vàng, mình mua được cho con cái laptop chỉ bằng nửa giá bình thường, chồng nhớ không? Cũng nhờ tám vợ mới biết trường chuẩn quốc gia còn suất tuyển sinh trái tuyến mà kịp nộp hồ sơ cho thằng út nhà mình...
Hãy hiểu lúc nào miệng vợ cũng nói tiền tiền chính là vì tình yêu mà thôi (Ảnh minh họa)
Và tám còn là cách xả xì trét hữu hiệu nữa. Chứng bệnh thời đại có tên trầm cảm chẳng phải có nguyên nhân từ âm ỉ không nói ra thành lời được đó sao? Đến nỗi báo chí đã có hẳn các mục "Nhỏ to tâm sự" hay "A lô bác sĩ tâm lý xin lắng nghe"... Thay vì tám với mấy mục ấy thì hội của vợ tám với nhau thôi mà. Chẳng phải có lời khuyên chí lý như là "trút ra hết cho nhẹ lòng" đó sao? Mà cái giá của tám giờ rẻ như cho vì thời cạnh tranh gọi nội mạng gần như miễn phí, hội bà tám của vợ ai cũng tiết kiệm bằng cách chỉ tốn tiền một lần để mua cái điện thoại giá rẻ gắn sim cùng mạng dành cho việc tám, là xong.
Thật lòng mà nói, tốn kém nhất chính là tốn thời gian cho việc tiết kiệm. Thay vì chủ nhật được nghỉ ngơi thì vợ phải có mặt ở cửa hàng giảm giá. Giảm giá thời buổi cạnh tranh khốc liệt này hoàn toàn không phải là bán rẻ những mặt hàng lỗi thời mà là giá của hàng xịn được bán trong giờ vàng như một kiểu xổ số mà thời gian xuất phiếu bán hàng chính là giải độc đắc. Chậm chạp mù mờ, giờ vàng trôi vèo qua. Thay vì thong dong mua sắm ở những cửa hàng mà nhân viên lễ độ cúi chào từ xa, vợ phải chen lấn ở những chốn "sale off" hòng tiết kiệm ngân sách cho gia đình, điều này có xứng đáng được ghi nhận không nhỉ?
Còn việc vợ ăn ít thì càng đỡ tốn cơm mà lại có dáng chuẩn, chồng than nỗi gì nhỉ? Còn vào ra ngắm vuốt đâu phải chỉ để được khen riêng mình xinh. Chẳng phải tiệc cưới con sếp, chính chồng dặn dò vợ chuẩn bị một bộ váy thật đặc biệt để chồng được tự hào sánh vai đó sao? Giàu vì bạn, sang vì vợ. Công danh sự nghiệp mà không có người vợ biết làm sang cho chồng thì coi như chỉ thành đạt một nửa thôi.
Chồng có còn muốn "con vợ" phải khác đi gì nữa không nhỉ? Chắc là có một khoản mà chồng ngại nói ra sợ mang tiếng chi li dù lòng vô cùng mong muốn, là vợ đừng có lúc nào cũng kiếm cớ hỏi tiền. Ai đó nói "giữ lửa" gia đình là thiên chức của phụ nữ, mà mấy cái "trụ cột gia đình" thời nay lại rất hay lấy cớ bàn bạc công việc để kéo nhau ra quán. Nơi chốn ấy đầy những lời mật ngọt mà đàn ông cũng có thể yêu bằng tai; nơi chốn ấy đồ ăn thì rất ngon mà đường đi đến trái tim đàn ông lại thông qua dạ dày! Vậy nên để giữ chồng cho mình, giữ bố cho con, giữ cho gia đình mình bên nhau mãi mãi, cách mà vợ nghĩ nên làm trước nhất là tìm lý do chính đáng quản chặt cái ví của chồng. Ra quán mà không đầy tiền để gọi đặc sản và mạnh tay "boa" thì chẳng cô nào mất công lúng liếng ngon ngọt làm chi. Chồng có thấu cho nỗi lòng của vợ không? Hãy hiểu lúc nào miệng vợ cũng nói tiền tiền chính là vì tình yêu mà thôi.
Theo 24h
Bệnh... nói xấu chồng Lúc bạn bè tụ họp hay chiều chiều ra sân cùng mấy chị hàng xóm đút cơm cho con, tám hết đề tài là quay sang... nói xấu chồng. Một chị giục con: "Ăn lẹ đi con, mẹ còn cả đống việc đang chờ. Ba mày sắp về rồi đó". Chỉ một câu khơi mào bâng quơ, lập tức chị nào cũng lôi...