Khi đàn ông không làm ra tiền
Người Việt quan niệm: “Đàn ông là cái giỏ, đàn bà là cái hom”. Đàn ông làm ra tiền, đàn bà giữ tiền. Thế nhưng có những gia đình không theo nếp ấy, người làm ra tiền trong nhà không phải là người đàn ông? Điều gì sẽ xảy ra?
Chồng chị Hà là kỹ sư xây dựng. Anh có tay nghề, nhưng thiếu kiên nhẫn và thiếu tận tâm với khách hàng. Chỉ giao dịch vài ba lần là khách hàng bỏ ngang, anh hiếm khi ký được hợp đồng. Thu nhập của anh thất thường, anh không mấy khi góp phần trang trải các khoản chi tiêu ăn uống, học hành của con cái, lo cho cha mẹ hai bên… Đương nhiên, vợ anh là người gánh vác chính cái gánh nặng kinh tế gia đình.
Còn chồng chị Minh vốn là thợ làm nhôm kính. Anh khá lành nghề, nhưng không thích làm thợ. Những hợp đồng anh nhận được đều do học trò của anh làm, mà hầu hết những cậu thợ học việc ở chỗ anh thường không trụ được lâu. Bởi vậy, khách hàng chê những sản phẩm non tay từ cửa hàng, anh dần dần mất khách. Năm thì mười họa mới có một người đặt hàng, cuối cùng anh đành phải đóng cửa tiệm, nằm nhà. Mọi thứ chi tiêu trong nhà, đều trông chờ vào đồng lương giáo viên mầm non của vợ.
Những câu chuyện như vậy không phải là hiếm gặp, mặc dù trong quan niệm gia đình truyền thống của người Việt, đàn ông luôn là trụ cột gia đình, trước hết là về mặt kinh tế.
Thực ra trong gia đình, người làm ra nhiều, người làm ra ít tiền cũng là chuyện bình thường. Không mấy gia đình có cả hai người cùng kiếm được nhiều tiền như nhau.
Khi phải trở thành trụ cột kinh tế của gia đình, cảm giác nặng nề, mệt mỏi, bực bội thường xuất hiện ở người vợ
Thế nhưng, trong khi việc vợ làm ra ít tiền không thành vấn đề, thậm chí là chuyện hết sức thông thường, thì việc người chồng kiếm được ít tiền, hoặc không làm ra tiền khiến cho gia đình đối mặt với những nguy cơ xáo trộn không nhỏ. Trước hết, đó sẽ là những xung đột hằng ngày, dù nhỏ, nhưng xảy ra thường xuyên để xác lập lại vị trí người chủ gia đình, người có tiếng nói quyết định trong những vấn đề quan trọng.
Ở người vợ, người gánh vác gánh nặng gia đình, thường xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nặng nề. Dù cam chịu tới đâu, tâm lý đến mức nào thì cũng khó có thể tránh nổi cảm giác phải nuôi một người chồng vô tích sự. Tâm lý bực bội, coi thường chồng, dù muốn hay không cũng bắt đầu xuất hiện. Bởi dù thế nào, thì việc nằm nhà để vợ lo gánh nặng kinh tế, cũng thể hiện sự bất lực, sự yếu mềm, thiếu ý chí, nghị lực của người đàn ông, chưa nói đến năng lực, đến chí tiến thủ và cảm giác tự trọng mà bất kỳ người đàn ông nào cũng phải có. Chưa hết, tâm lý của những người đàn ông không làm ra tiền cũng không ổn định, khó lường
Video đang HOT
Người đàn ông không làm ra tiền, biết mình không đứng vững ở vị trí làm chủ gia đình thường có tâm lý muốn khẳng định uy quyền của người chồng. Họ thường vẫn muốn giữ tiếng nói định đoạt mọi công việc và đòi hỏi sự phục tùng tuyệt đối của những người trong gia đình, đặc biệt là người vợ. Nếu người vợ không nắm được nét tâm lý này để có cách xử trí khéo léo thì rất dễ dẫn đến chuyện cơm không lành, canh chẳng ngọt.
Người đàn ông không làm ra tiền thường mang tâm lý tự ti, mặc cảm của người yếu thế
Họ mang tâm lý tự ti, mặc cảm của người yếu thế nên thường nuốt không trôi cảm giác mình mất quyền quyết định, quyền điều hành gia đình hoặc quyền quyết định chỉ còn trên danh nghĩa. Bởi vậy, họ dễ tự ái, dễ nổi nóng, trở nên nhạy cảm, suy diễn thái quá.
Người chồng không làm ra tiền thường có cảm giác bất mãn với bản thân và cuộc sống gia đình. Khi không có tiền trong tay, họ bắt buộc phải ngửa tay xin tiền của vợ để tiêu xài. Đương nhiên, cuộc sống không dư dật sẽ khiến họ có cảm giác bứt rứt, buồn bực, chán nản. Cuộc sống tinh thần của họ thực sự u ám, khi không thể nói theo ý mình, khi không phải muốn làm gì thì làm. Sự lệ thuộc là không thể chối cãi.
Cảm giác nghi ngờ bạn đời, nhất là nghi ngờ ngoại tình xuất hiện thường xuyên. Người đàn ông trở nên đa nghi, soi xét mọi dấu hiệu của bạn đời và thường gán cho những sự việc bình thường nhất một động cơ xấu, một sắc thái xấu, sắc thái của sự phản bội, của sự bạc lòng. Cảm giác nghi ngờ này xuất phát tự sự thiếu tự tin vào bản thân, cùng với tâm lí lo sợ mất vị thế, hình ảnh trong mắt người bạn đời. Những nghi ngờ này đầu độc hôn nhân vì đó thường là những nghi ngờ vô căn cứ.
Sự thấu hiểu, chia sẻ của cả hai bên là hết sức quan trọng để giữ sự ổn định trong gia đình
Cảm giác mất vị thế đem lại sự lệ thuộc tình cảm: lệ thuộc càng sâu càng thấy chới với. Họ có xu hướng đòi hỏi sự quan tâm chăm sóc nhiều hơn từ phía bạn đời. Sự chăm sóc thường xuyên đó đem lại cảm giác an tâm, lấp đi cái cảm giác chới với, bất an thường ám ảnh. Tất nhiên, điều đó càng đặt ra thêm nhiều thử thách đối với người phụ nữ của gia đình.
Hôn nhân thực sự đứng trước những thử thách không nhỏ, khi người đàn ông không kiếm ra tiền. Cách cư xử tâm lí, khéo léo, cảm thông của người vợ sẽ làm dịu đi những cảm xúc tiêu cực ở người đàn ông. Sự thấu hiểu, chia sẻ của cả hai bên là hết sức quan trọng để giữ sự ổn định trong gia đình. Cả vợ và chồng đều phải có thiện chí vun đắp hôn nhân, thì mới dễ giải quyết được những vấn đề nảy sinh, đặc biệt là vấn đề tâm lý.
Đương nhiên, khi tình yêu thương vẫn còn, và cả hai bên đều hướng đến mục đích chung là xây dựng, vun đắp một gia đình hạnh phúc thì không gì là không thể vượt qua.
Theo thegioitiepthi.vn
Càng tính càng 'lỗ'
Bù đắp cho chồng cả đời rồi, giờ là lúc chị phải tự bù đắp cho mình, để đừng cạn kiệt, để sống vui.
Kính gửi chị Hạnh Dung,
Tôi năm nay 49 tuổi - cái tuổi người ta nói hay gặp chuyện phiền muộn, xui rủi. Tôi thấy cũng đúng ở chỗ tôi suy nghĩ rất nhiều, không còn hùng hục lao vào làm việc, kiếm tiền chỗ này chỗ kia... như xưa. Tôi hay nghĩ về chồng, anh hơn tôi sáu tuổi.
Ngày trước, tôi lấy chồng vì tính anh thật thà, ngay thẳng. Anh làm việc ở cơ quan nhà nước, ít tiền, không có cơ hội thăng tiến vì tính anh ngang, nhưng anh không muốn chuyển chỗ làm, do không thích vì kiếm tiền mà phải luồn cúi.
Ảnh minh họa
Tôi phải tranh thủ hùn hạp làm ăn để đắp thêm kinh tế gia đình, nuôi con ăn học. Hai bên nội ngoại, anh thích gì nói đó, thẳng tưng, nhiều khi mích lòng, tôi phải giải thích, phải nói đỡ, lui tới thăm hỏi để bù lại những chỗ đổ bể anh gây ra. Chuyện ăn uống cũng vậy, anh không ăn thứ này thứ nọ, dù đó là món tôi và các con thích, tôi cũng không mua, không nấu, tránh chuyện dọn cơm ra bị anh chê, nâng lên đặt xuống. Sau này, anh bị cao huyết áp, bất kể anh muốn gì, cả nhà đều phải nhẹ nhàng chiều theo, kẻo anh giận, huyết áp lại tăng...
Tôi nghĩ mình giờ cạn kiệt rồi, chẳng thể làm gì cho chồng được nữa. Tôi thực sự muốn nhà cửa yên ấm, nhưng tôi mệt mỏi, chị ạ.
Thùy Viên (TP.HCM)
Chị Thùy Viên mến,
Lúc này mới nhìn lại đời mình là cũng hơi muộn rồi phải không chị. Tất cả những gì chị coi là "bù đắp", nói là bù đắp cho chồng cũng đúng, mà nói bù đắp cho gia đình cũng đúng. Mình cũng thấy, với tính khí ấy, với khả năng lo lắng cho gia đình như vậy, không có chị, chắc anh đã không thể chu toàn cho gia đình, các con của anh chị đã không được nuôi ăn học đầy đủ, khôn lớn như bây giờ.
Mình không tính phần mình san sớt cho con, vì bản năng làm mẹ là vậy, nhưng cái phần dành cho con cũng hòa lẫn trong cái phần dành cho chồng. Cái cân đong đo đếm, gánh đỡ cho chồng cũng vì người đàn ông ấy là cha của các con mình, khó mà tách bạch. Gia đình chị được như hôm nay là biết bao nỗ lực. Khổ nỗi, bây giờ càng tính, chị sẽ càng thấy mình "lỗ" chứ không "lời" đâu. Nên thôi, tính tới đó thôi chị ạ, rồi mình tìm cách giải quyết.
Ảnh minh họa
Chị không cần tuyên bố, cự nự gì anh cả. Chị chỉ cần nói với anh về sức khỏe, tinh thần, mong muốn của mình được dành thời gian cho bản thân nhiều hơn. Chị có những ước muốn gì, có bao nhiêu món ăn, có những sở thích nào... mà vì anh chị đã phải gác lại? Mình hoàn toàn có thể thu xếp cuộc sống gia đình, cân bằng giữa ý muốn của anh và của chị.
Chị hãy thử từ việc nhỏ thôi: món ăn chị thích, chị cứ nấu, anh không ăn cũng được. Từ việc nhỏ này, chị có thể dần tiến tới những việc lớn hơn. Anh cũng phải chấp nhận sự thay đổi của vợ mình thôi. Chị cứ nhẹ nhàng giải thích cho anh hiểu, không cần nhắc lại hay phân tích những chuyện quá khứ. Bù đắp cho chồng cả đời rồi, giờ là lúc chị phải tự bù đắp cho mình, để đừng cạn kiệt, để sống vui.
Theo phunuonline.com.vn
Vợ lộ rõ bộ mặt thật kể từ khi chồng đổ bệnh Anh hiểu rằng mọi thứ đã đến thời điểm của nó. Anh hiểu mình phải làm gì tiếp theo để giải thoát cho người vợ bội bạc này. Hoàng Thông không khỏe. Mấy nay anh thấy người mệt mỏi, ăn uống kém, thể lực sa sút, mắt nhìn cũng mỏi dần. Sau khi đi khám về, bác sĩ nói anh bị suy tuyến...