Khi dân chuyên Toán khoe cá tính: Đổi hẳn đồng hồ đeo tay thành phiên bản ‘mang đầy tiếng thét’
Chiếc đồng hồ này vốn chẳng có ma lực gì đặc biệt nhưng có thể khiến bất cứ ai sợ Toán đều phải hoảng hốt khi nhìn thấy.
Nhắc tới học sinh chuyên Toán, bạn sẽ nhớ tới hình ảnh gì đầu tiên? Là cặp kính dày cộp, gương mặt đăm chiêu, lúc nào cũng lăm lăm tay bút tay máy tính để giải bài tập? Là những cuộc hội thoại dài ‘ba bảy hai mốt’ câu nhưng 20 câu là về chủ đề Toán học? Là những tập sách, tập đề thi mà để trên bàn cũng không bao giờ sợ mất vì… chẳng ai xài được? Đó có lẽ là những hình dung rõ nhất về học sinh chuyên Toán mà chúng ta có thể liệt kê ra.
Thế nhưng, nếu một học sinh chuyên Toán muốn thể hiện sự khác biệt của bản thân và khối học thông qua phụ kiện cá nhân thì sao? Trong trường hợp bạn cũng là một học sinh giỏi Toán đầy cá tính, bạn có thể tham khảo cách dưới đây: Biến chiếc đồng hồ đeo tay thông thường thành đồng hồ của… người học Toán. Thay vì giữ các con số chỉ giờ như chúng ta vẫn thường thấy, chủ nhân của chiếc đồng hồ này đã đổi hết sang… hệ phương trình, phân số, căn bậc hai v.v, nhìn qua mà nổi hết da gà.
Chiếc đồng hồ phát ra tiếng thét của dân ’sợ Toán’ (Ảnh: Huyền My)
Mặc dù bạn có thể đoán được giờ giấc thông qua vị trí đặt số, không cần thiết phải giải phương trình hay cần tới máy tính, thế nhưng việc thay đổi hình thức này vẫn khiến nhiều người… choáng. Nếu là một học sinh có mối thù ‘không đội trời chung’ với môn Toán , chiếc đồng hồ sặc mùi phép tính này chắc chắn sẽ mang lại không ít ký ức đau thương.
Video đang HOT
Nhưng xem ra chiếc đồng hồ bên trên vẫn dễ đoán hơn đồng hồ này…
‘Muốn tăng độ khó của ‘thử thách xem giờ’ này, mình nghĩ bạn phải để tất cả các giờ bằng phương trình bậc 2, mỗi ngày phải đổi đề liên tục, cộng với vị trí của giờ không đúng như vị trí đồng hồ cổ điển thì đảm bảo lú luôn. Kim giờ, kim phút chỉ lên góc trên, ai cũng biết đó là 12h rồi, nhưng đồng hồ này phải chỉ 12h lung tung lên chẳng hạn.’ – Bạn D.M hài hước hiến kế để tăng độ khó của đồng hồ.
‘Đeo đồng hồ xong chắc sẽ ‘nhảy số’ nhanh lắm đây’ – Bạn E.G nói.
Tiến sĩ Toán học cũng bó tay vì bài toán khó hiểu của con gái 7 tuổi, nhờ cư dân mạng giúp đỡ thì nhận về kết quả không tưởng
Là một tiến sĩ thuộc Trung tâm nghiên cứu Toán học, nhưng người cha này đã phải chịu bó tay trước đề toán vô cùng thách thức của cô con gái 7 tuổi.
Chuyện dạy con học ở nhà là một câu chuyện muôn thuở của bất cứ gia đình nào và ở bất cứ quốc gia nào. Cũng nhờ khoảng thời gian cùng con học bài như thế này mà nhiều bậc phụ huynh đã có những phát hiện vô cùng bất ngờ về chất lượng giáo dục cũng như độ khó của lượng bài tập mà các con phải làm hàng ngày.
Câu chuyện này đã xảy ra nhiều lần và mới đây nhất là tại gia đình tiến sĩ Kit Yates, làm việc ở Trung tâm Toán - Sinh học tại ĐH Bath (Anh).
Ông bố người Anh này thường đảm nhiệm việc dạy con gái 7 tuổi học toán ở nhà, tuy nhiên trong một lần cùng con học thì anh đọc được đề toán với minh họa là một nửa hình tròn kèm theo câu hỏi "Câu sau là Đúng hay Sai: Hình này có hai góc vuông. Hãy giải thích câu trả lời của em".
Đề bài với minh họa là nửa hình tròn kèm câu hỏi: "Hình dưới có hai góc vuông là đúng hay sai, hãy giải thích câu trả lời của em".
Khi đọc được đề bài này, ông bố tiến sĩ này đã cực kỳ phân vân về cách giải bài để thỏa mãn được đề toán học búa này. Anh quyết định đăng lên mạng xã hội hình ảnh bài tập của cô con gái của mình kèm theo nội dung: "Đây là bài tập Toán của con gái tôi, 7 tuổi. Ai đó giúp tôi làm bài này được không? Tôi không đùa đâu. Thành thực mà nói là tôi không biết nên bảo con tôi làm thế nào nữa".
Chân dung tiến sĩ Kit Yate thuộc Trung tâm Toán - Sinh học tại ĐH Bath (Anh).
Bài đăng của ông bố này đã thu hút sự chú ý vô cùng lớn từ cư dân mạng, nhiều người đưa ra những cách giải khác nhau cho bài toán. Đa phần mọi người chọn là SAI, bởi đứa bé có thể sử dụng góc vuông của tờ giấy để chỉ ra rằng không có góc vuông nào trong nửa hình tròn kia.
Tuy nhiên chính ông bố này lại vận dụng kiến thức chuyên sâu về Toán học của mình để đưa ra câu trả lời ĐÚNG. Người cha lý giải: "Là một nhà Toán học, tôi hiểu rằng chúng ta có thể nghĩ về một góc giữa hai đường cong là góc mà các tiếp tuyến của chúng tạo ra. Cho nên, tiếp tuyến tại mỗi bên của nửa đường tròn này có tạo thành góc vuông với đường kính của nửa đường tròn" .
Đồng thời anh cũng cho rằng: "Đây là một đề bài thông minh, rất tốt cho việc kích thích tư duy, phù hợp hơn cho học sinh bậc cao tranh luận về vô cực, các tiếp tuyến cũng như nhiều khái niệm Toán học khác. Nhưng có lẽ nó không phải là một bài tập nên dành cho học sinh 7 tuổi".
Tiến sĩ cùng vợ, con gái Emmi (7 tuổi) và con trai Will (5 tuổi) trong khu vườn của họ ở Oxford (Anh).
Thực tế cho thấy việc học sinh được tiếp xúc với những bài tập kích thích tư duy là vô cùng cần thiết, nhưng độ khó cũng như tần suất của những bài tập này cần phải phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Đồng hành với đó, bố mẹ cũng cần sát sao với tiến độ học tập của con để có thể trợ giúp và định hướng cho con khi cần.
Về phần bài toán trên, tiến sĩ Kit Yate quyết định sẽ mang đề bài lên giảng đường đại học để cùng các sinh viên của mình bàn luận và đào sâu về lời giải này. Còn đối với cô con gái nhỏ của mình, anh cho rằng đây cũng là cơ hội để trò chuyện với con về tính đúng sai của một vấn đề không nằm ở đáp án mà ở cách nhìn của mỗi người.
Khám phá teen qua vlog: "Soi" gen Z qua lăng kính của các YouTuber tuổi teen Muốn biết cuộc sống của hội "nhất quỷ nhì ma" phong phú như thế nào, nghe những YouTuber tuổi teen này kể chuyện thông qua vlog ngay nhé! "Học bá" chứng minh học tập cũng mang lại nhiều cảm hứng Việc học tập sao cho hiệu quả vẫn luôn là điều khiến teen mình "căng não". Thế nhưng khi theo dõi vlog trên...