Khi cựu quan chức đi ‘làm doanh nghiệp’
Không hiếm cựu quan chức của Chính phủ đã và đang đảm nhiệm những vị trí nhân sự cấp cao tại các doanh nghiệp, đặc biệt là ở lĩnh vực ngân hàng.
Như VietnamFinance đã thông tin, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank, UPCoM: VBB) vừa bổ nhiệm ông Bùi Xuân Khu – cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương, vào vị trí chủ tịch HĐQT.
Động thái bổ nhiệm này của Vietbank đã gây ra sự chú ý lớn trong giới ngân hàng và thu hút sự quan tâm của dư luận. Tuy nhiên, xét về lịch sử, đây hoàn toàn không phải là một sự việc lạ lùng, bởi tính đến nay, có khá nhiều cựu quan chức đã và đang “đi làm doanh nghiệp”.
Ông Trần Xuân Giá
Ông Trần Xuân Giá sinh năm 1939 tại tỉnh Thừa Thiên – Huế. Sau khi tốt nghiệp cử nhân Đại học Kinh tế quốc dân Plekhanov, ông Trần Xuân Giá bắt đầu con đường sự nghiệp với vị trí giảng viên Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Ông Giá từng đảm nhiệm nhiều vị trí cấp cao trong Chính phủ như thứ trưởng rồi bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đại biểu Quốc hội khóa X…
Sau khi có quyết định nghỉ hưu vào tháng 10/2006, ông Trần Xuân Giá đã về làm cố vấn HĐQT Ngân hàng Á Châu (ACB) và sau đó giữ vị trí chủ tịch ngân hàng này cho đến ngày 18/12/2012.
Tuy nhiên, trong thời gian làm việc tại ACB, ông Giá lại là một trong những cá nhân liên quan đến việc phê chuẩn cho ông Lý Xuân Hải – cựu tổng giám đốc ACB, ủy thác 19 nhân viên ngân hàng nhận 718 tỷ đồng của ACB để gửi vào Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
Ông Giá bị khởi tố về tội “ Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng” vào năm 2012.
Ông Kiều Hữu Dũng
Video đang HOT
Ông Kiều Hữu Dũng, sinh năm 1967 tại Nghệ An, từng là Vụ trưởng Vụ các ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giai đoạn 2004 – 2007, sau đó rời NHNN vào năm 2008 và bắt đầu đảm nhiệm vị trí chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán ACB.
Điều trùng hợp là năm mà ông Kiều Hữu Dũng về đầu quân cho ACB cũng là năm ông Trần Xuân Giá chính thức trở thành chủ tịch HĐQT ngân hàng này. Tuy nhiên, trong khi ông Giá chuyển hướng vào doanh nghiệp ở tuổi hưu trí thì ông Dũng lại tự rời bỏ nhà nước để sang làm tư nhân.
Trong giai đoạn từ năm 2012-2018, ông Dũng giữ các vị trí cấp cao trong Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) như thành viên HĐQT, phó chủ tịch, chủ tịch.
Bà Lê Thị Băng Tâm
Bà Lê Thị Băng Tâm sinh năm 1947 tại Tuy Hòa, Phú Yên. Bà là tiến sỹ kinh tế Đại học Kinh tế Tài chính Leningrad (Liên Xô trước đây) và có chứng chỉ tài chính quốc tế của Noth University (Anh).
Bà Tâm đã có gần 4 thập kỷ công tác tại các cơ quan nhà nước, từng giữ chức tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước, thứ trưởng Bộ Tài chính, chủ tịch hội đồng quản trị – Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).
Sau khi nghỉ hưu vào năm 2008, bà Lê Thị Băng Tâm bắt đầu con đường “làm doanh nghiệp” với vị trí tư vấn tài chính cao cấp cho một số tổ chức tài chính.
Đầu năm 2010, bà được bổ nhiệm vào HĐQT của Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank) và khoảng 3 tháng sau chính thức ngồi ghế chủ tịch HĐQT. Năm 2015, bà được bầu làm chủ tịch HĐQT của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk).
Ông Hồ Nghĩa Dũng
Ông Hồ Nghĩa Dũng sinh năm 1950 tại Đà Nẵng, tốt nghiệp Đại học Công nghiệp Hungary. Ông được bổ nhiệm làm chủ tịch HĐQT Tổng công ty Thép Việt Nam vào năm 1998.
Đến năm 2002, ông được điều động giữ chức bí thư Tỉnh ủy kiêm chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi. Sau đó vào năm 2006, ông Hồ Nghĩa Dũng thay cho ông Đào Đình Bình đảm nhiệm vị trí Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
Năm 2012, sau khi đã chính thức nghỉ hưu được 8 tháng, ông Dũng bất ngờ được bầu làm thành viên HĐQT của Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả.
Tuy nhiên, trước xôn xao của dự luận liên quan đến vấn đề này, cũng như theo Nghị định 102 quy định trong lĩnh vực giao thông vận tải, thời gian không được kinh doanh đối với người thôi giữ chức vụ là từ 12-18 tháng, ban lãnh đạo Công ty Đèo Cả thông báo đã họp và thống nhất để ông Hồ Nghĩa Dũng thôi làm thành HĐQT độc lập.
Ngoài ra, một số cựu quan chức khác chuyển hướng sang doanh nghiệp có thể kể đến như ông Phạm Viết Muôn, ông Trần Đắc Sinh, ông Cao Sỹ Kiểm, ông Trương Văn Phước…
Hé lộ ngân hàng chi trả thu nhập "khủng" cho nhân viên năm 2020
MB Bank, VIB, VPBank là những ngân hàng trả cho nhân viên mức thu nhập trung bình cao ngất ngưởng.
Những ngành nghề có lương cao ở Việt Nam không hẳn là những nghề hiếm, mà là vì ngành nghề đó đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thị trường. Và ngân hàng là một trong những ngân hàng chi trả lương thưởng cho nhân viên tương đối cao.
Thống kê báo cáo tài chính của hơn 20 ngân hàng cho thấy, năm 2020 có 4 ngân hàng có thu nhập bình quân nhân viên trên 30 triệu đồng/tháng. Lương thưởng tại nhiều ngân hàng có sự tăng giảm trái chiều so với năm 2019.
Nếu như đứng ở vị trí Top 1-2 thu nhập nhân viên ngân hàng thuộc về Techcombank ở mức 37 triệu đồng/tháng và Vietcombank ở mức 32,8 triệu đồng/tháng thì mới đây 2 cái tên MB Bank và VIB cũng góp mặt trong danh sách "yêu chiều nhân viên".
VIB đứng trong danh sách Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất ngành ngân hàng. Trong năm 2020, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của VIB đạt 5.801 tỷ đồng, tăng 42,1% so với năm 2019 và vượt 29% kế hoạch.
Trung bình nhân viên ngân hàng VIB thu nhập 30,73 triệu đồng/năm.
Tính đến ngày 31/12/2020, tổng tài sản VIB đạt mức 244.710 tỷ đồng, tăng 32,6% so với cuối năm 2019. Đến cuối năm 2020, số lượng nhân sự của ngân hàng này đạt 9.438 người, tăng gần 38% so với cuối năm trước.
Số tiền mà VIB đã chi lương, phụ cấp cho cán bộ nhân viên trong năm 2020 là hơn 2.800 tỷ đồng, tăng 46% so với năm 2019. Theo đó, thu nhập bình quân tháng của nhân viên VIB tăng vọt từ 26,45 triệu đồng/tháng lên 30,73 triệu đồng/tháng.
Đứng trong Top ngân hàng có doanh thu cao, mặc dù năm 2020, thu nhập trung bình tháng của nhân viên trong hệ thống ngân hàng MB Bank có phần giảm nhưng so với các ngành nghề khác vẫn thuộc mức cao ở mức 28,93 triệu đồng/tháng.
Thu nhập của nhân viên ngân hàng MB Bank khá cao.
Vị trí tiếp theo thuộc về VPBank. Theo báo cáo tài chính hợp nhất vừa công bố của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), ngân hàng có tổng tài sản hơn 419.000 tỷ đồng, tăng 11,1% so với cuối năm 2019.
Trong năm qua, doanh thu hợp nhất của ngân hàng đạt hơn 39.000 tỷ đồng, tăng trưởng 7,4% - mức cao nhất từ trước tới nay. Trong đó riêng ngân hàng mẹ đạt gần 21.000 tỷ, tăng trưởng 18,6%. Tại thời điểm cuối năm 2020, VPBank hợp nhất chỉ còn 20.991 nhân sự giảm 6.091 nhân sự so với cuối năm 2019, trong đó nhân sự của ngân hàng mẹ là 9.402 người.
Về thu nhập, số nhân viên bình quân của ngân hàng mẹ VPBank nhận 28,08 triệu đồng/tháng, tăng thêm 4,23 triệu đồng/tháng tức gần 18% so với mức 23,85 triệu đồng/tháng của năm 2019.
Nhân viên ngân hàng VP Bank cũng "ấm no" với thu nhập.
Còn ngân hàng VPBank hợp nhất (gồm cả các công ty con) có bình quân 24.037 nhân viên, các nhân viên ở đây thu nhập bình quân là 21,09 triệu đồng/tháng, tăng 4% so với năm 2019.
Thêm nhiều ngân hàng báo lãi ngàn tỉ đồng Nhiều ngân hàng thương mại tiếp tục lãi đậm trong năm 2020, bất chấp tác động của dịch Covid-19. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2020, với mức tăng trưởng huy động vốn và cho vay đều khá cao so với mặt bằng chung. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm...