Khi Cường Đô-la than nghèo
“Nghèo vậy sao?” – Đó là tiêu đề của một bài báo trên mạng than thân cho ngôi sao ở showbiz Việt.
Thì một ca sỹ nhiều năm hoạt động nghệ thuật, làm giám khảo nhiều show trên truyền hình, có nụ cười cứ gọi là vang và sang bỗng nhiên nói rằng không có tiền để trả khoản nợ 2,5 tỷ.
Nghe cũng lạ thường thấy ca sỹ “hét” cát- xê vài chục triệu mỗi bài. Tới mức giới cầu thủ bóng đá, vốn không đến mức gọi là nghèo còn nói: “Tui chạy rạc cẳng cả tháng không bằng họ hét toáng một đêm”.
Thực ra những cái gọi là hàng mấy chục triệu ấy, chỉ rơi vào nhóm ít những tên tuổi thuộc hàng “hot” ở showbiz. Còn lại cũng phải bươn trải, kiếm thêm bằng cách mở cửa hàng. Ngoại lệ có những người mẫu kinh doanh vốn tự có.
Nhưng khổ, nghệ sỹ thì lại…sỹ. Ít khi trưng cái khó cái khổ của mình ra, ngược lại cứ nhăm nhăm màu mè để thiên hạ nhức mắt: mượn nhà ông bầu khoe của trong khi nhà thật ở quê lại…xác xơ.
Nghèo thì ở đâu chả nghèo. Nó còn tùy quan niệm từng người.
Đến đại gia như Cường Đô-la (cái nick name đã khiến người ta ái ngại), từng là cậu chủ của một dàn siêu xe, tiêu tiền như nước, phu quân của một người mẫu -ca sỹ mà cũng từng than nghèo và hô quyết tâm…phấn đấu.
Tất nhiên, nghèo là nghèo so với tỷ phú (đô- la) người Mỹ Warren Buffett.
Video đang HOT
Hà Nội T&T là vua nhưng vẫn nghèo khán giả. Cường Đô – la nghèo là nghèo so với tỷ phú.
Hôm rồi, báo chí đưa và mọi người sửng sốt: một giám đốc công ty thoát nước tại TPHCM được nhận mức lương chỉ …2,6 tỷ/năm. Phải hiểu đây là lương doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp ấy có lãi khủng thì lương vậy cũng không chẳng đáng phải bàn.
Đằng này, lĩnh vực của ông cũng bị dân chúng than trời, bản thân người lao động trực tiếp lương thấp nên tạo ra độ vênh và nhìn mức lương với hiệu quả cho thấy sự phản cảm.
Nhưng lấy gì để đo lương và đóng góp?
Như bóng đá chẳng hạn, lâu nay vẫn được cho là “cái cối xay tiền” nhưng vẫn tồn tại những CLB tung tiền khủng mua cầu thủ, hoặc đi đêm lót tay.
K.Kiên Giang là đội khổ nhất giải, nợ lương, thiếu tiền. Thế nhưng nếu biết trước đội bóng này sẽ phải tham dự một giải đấu không phải xuống hạng thì có lẽ cầu thủ chắc chỉ nhận lương…công chức để chơi bóng.
Ở Việt Nam, chuyện trụ hạng đôi khi quan trọng hơn cả chức vô địch. Ai đầu tư cho một giải đấu mà mùa sau chưa biết V.League và hạng Nhất lên xuống hạng thế nào?
Thế nên có người đưa ra đề xuất là BTC giải, CLB và cầu thủ nên đưa ra thang lương căn cứ vào khoản thu chủ yếu là bán vé. Đại để là anh làm gì thì làm, miễn phải đá hay, khán giả chịu mua vé vào sân thì có lương cao, khán giả mà ít thì chấp nhận đói.
Nhưng mà nếu thế thì Hà Nội T&T lấy tiền đâu nuôi quân nếu không chờ bầu sữa ông chủ. Đội bóng này vừa tuyên bố miễn phí vé vào cửa, thậm chí chuẩn bị sẵn quần áo thi đấu “khuyến mại” cho NHM trong trận đấu Hà Nội T&T- V. Hải Phòng cuối tuần này.
CLB ít khán giả nhất (nhưng lại vô địch) “rải tiền” để “dụ” khán giả ở nơi cuồng nhiệt nhất (nhưng thành tích thấp).
Hóa ra cái nghèo cũng muôn hình vạn dạng. Như Hà Nội T&T – vua đấy, nhưng vẫn phải than nghèo.
Theo VNE
Nỗi lòng bầu Hiển ngày nhận Cup
Cuối tuần này, Hà Nội T&;T sẽ nâng cao chức vô địch, nhưng sân Hàng Đẫy rất khó chật kín người hâm mộ.
Hà Nội T&T có lẽ là một trong những đội bóng có ít CĐV nhất tại V-League. Sân Hàng Đẫy suốt mùa này qua mùa khác, luôn vắng tanh khán giả mỗi khi đội bóng thủ đô thi đấu. Có chăng những trận tiếp SLNA, Thanh Hóa, Hải Phòng, sân náo nhiệt hơn nhờ sự xuất hiện của CĐV đội khách. Thậm chí, ngày Hà Nội T&T lên ngôi vô địch ở mùa giải 2010, các CĐV đến sân Hàng Đẫy cũng rất khiêm tốn, chủ yếu là người nhà của tập đoàn T&T.
Bầu Hiển mơ ngày Hà Nội T&T có đông đảo CĐV. Ảnh: Kỳ Lân.
Kể từ khi lên chơi V-League, bầu Hiển vẫn đau đáu giấc mơ Hà Nội T&T có nhiều CĐV như các đội bóng khác. Sở hữu hai CLB hàng đầu V-League, giành tới 4 chức vô địch trong 5 năm, bầu Hiển chẳng thiếu thành tích. Thế nhưng, cứ nhìn cảnh ăn mừng chức vô địch mà chỉ có vài chục CĐV hò reo, thật thảm.
Bầu Hiển từng hết sức ngưỡng mộ độ cuồng nhiệt của CĐV Hải Phòng, từng "choáng" trước CĐV SLNA... và dù không nói ra, nhưng chắc chắn ông đã rất chạnh lòng khi nhìn CĐV đội nhà. Vì lẽ ấy mà những năm qua, bầu Hiển đã làm mọi cách để kéo khán giả tới sân, nhưng đến giờ vẫn chưa thành công. Mùa này, ai cũng phải thừa nhận Hà Nội T&T là đội xứng đáng nhất giành chức vô địch. Đội bóng thủ đô thể hiện sự ổn định, lối chơi đẹp mắt, cống hiến và trong đội hình có nhiều hơn những cầu thủ gốc Hà Nội như Thành Lương, Thạch Bảo Khanh, Ngọc Duy, Văn Quyết... Nhưng vì sao họ vẫn không nhận được sự ủng hộ của khán giả thủ đô.
Những người có trách nhiệm giải thích khi truyền hình thường xuyên phát những trận bóng hay, đỉnh cao của thế giới nên khán giả "bội thực" và đây là tình trạng chung của các thành phố lớn. Tuy nhiên, đó chỉ là nguỵ biện, bởi sự quay lưng lại của khán giả thủ đô không phải từ thành tích bết bát của các đội ở một số thời điểm. Người Hà Nội chưa bao giờ cạn tình yêu với bóng đá. Cứ thử nhìn cách họ ăn mừng chiến thắng mỗi khi tuyển Việt Nam thi đấu thành công là rõ nhất. Hay như ở TP HCM, khán giả vẫn đến sân đông để cổ vũ cho đội Xuân Thành Sài Gòn. Họ chỉ quay lưng khi mình không được tôn trọng.
Hà Nội T&T luôn chơi cống hiến và không làm bóng đá theo kiểu đánh bóng tên tuổi như bầu Thủy, bầu Thụy. Vấn đề ở đây là người Hà thành vốn kỹ tính, khắt khe với yếu tố bản sắc. Dù gần đây bầu Hiển đã kéo về các cầu thủ gốc Hà Nội, đội bóng vẫn có nhiều cầu thủ tứ xứ.
Giá trị của một đội bóng có nhiều cầu thủ cùng trưởng thành từ hệ thống đào tạo sẽ vững bền hơn đội quân ô hợp. Chưa bao giờ người ta thấy kế hoạch đào tạo trẻ được chú ý thực sự. Thể Công từng là cái nôi của bóng đá, đã mất tên vài năm nay. Sau đó đến lượt Hòa Phát và Hà Nội ACB với nỗ lực xây dựng lò đào tạo trẻ, cũng tan đàn xẻ nghé vì nhiều lý do. Vì thế, người hâm mộ mất niềm tin với những CLB có tuổi đời còn non trẻ như đội bóng của bầu Hiển. Những người ủng hộ, chủ yếu được trả công trong mỗi lần đến sân, không có tính bền vững và sự cuồng nhiệt, như điều đáng lẽ phải có ở các CĐV.
Cuối tuần này, sân Hàng Đẫy sẽ mở hội trong lễ nhận Cup V-League. Để không khí thêm rôm rả, đã có những tiết mục biểu diễn văn nghệ và đặc biệt là việc ban tổ chức sân mở cử tự do. Ngoài ra, nghệ sĩ ưu tú Chí Trung - "Táo giao thông" sẽ ngồi vào chiếc ghế Chủ tịch Hội CĐV. Bầu Hiển đang làm tất cả để lôi kéo khán giả thủ đô, nhưng chẳng ai dám chắc sau lễ ăn mừng được tổ chức rình rang cuối tuần này, mùa giải tới sân Hàng Đẫy sẽ đông khán giả.
Quá "no đủ" với các danh hiệu vô địch nhưng niềm vui của bầu Hiển không thể trọn vẹn khi người hâm mộ vẫn quay lưng với thành công của đội bóng. Nói cách khác, kéo khán giả đến sân là nhiệm vụ tối thượng của bầu Hiển. Nếu không làm được điều này, dù Hà Nội T&T liên tiếp giành chức vô địch, họ vẫn là đội bóng thất bại trong lòng người hâm mộ.
Theo VNE
Nghi án Đà Nẵng dâng Cup cho Hà Nội T&T Còn cơ hội vô địch nhưng đội bóng sông Hàn có trận thua bất thường trước SLNA. Trên sân Long An ở vòng áp chót V-League 2013, thầy trò HLV Phan Thanh Hùng giành chức vô địch sớm trước một vòng đấu. Nếu như Đà Nẵng có chiến thắng SLNA trên sân Vinh, niềm vui của đội bóng thủ đô sẽ phải chờ...