Khi cuộc sống chỉ còn trong… tích tắc
Khi ranh giới giữa sự sống và cái chết của con người mong manh chỉ còn được tính trong từng tháng, từng ngày; khi con người ta không còn được tự định đoạt số phận của chính mình thì họ thường nghĩ về gia đình, hồi tưởng về quá khứ, về những tội lỗi. Sự thức tỉnh dẫu biết là muộn màng, nhưng trong quỹ thời gian ít ỏi còn được sống họ cũng muốn làm một điều gì đó có ích cho người thân của mình trước ngày “tử biệt”.
Tâm sự của một tử tù
- Mang án tử hình, chờ đến ngày thi hành án, phải đón Tết Nguyên đán trong trại giam cảm giác của Phú thế nào?
- Sợ nhất là cái Tết đầu tiên em xa nhà nhưng lại phải đón Tết trong tù, lúc đó bao trùm là một cảm giác khủng khiếp, đi từ nỗi nhớ nhà đến cồn cào khi nhớ những kỷ niệm thời khắc đón Giao thừa rồi ngày xuân đi chúc Tết họ hàng xóm giềng, anh em bạn bè… Sự khắc khoải đó khiến em cả đêm cứ trằn trọc không sao ngủ được, cô đơn, buồn tủi, ân hận, tiếc nuối… Tết ở trong này thì Nhà nước cũng cho bánh chưng, có thịt lợn, giò… Ngày Tết thì trại cũng cho ăn nhiều hơn ngày thường nhưng thú thật với án tử phải mang cộng thêm nỗi nhớ nhà nên chẳng mấy ai còn tâm trí nào để ăn uống nữa.
- Dạo này sức khỏe của Phú thế nào? Có ăn ngủ được không?
- Trước đây em suy nghĩ nhiều, tâm lý bất ổn nên nhiều lúc cảm thấy chán nản. Sau đó được các thầy (cán bộ quản giáo – PV) động viên, an ủi nên em bắt đầu cũng ăn ngủ được. Thỉnh thoảng thì trong người cũng cảm thấy hơi mệt mỏi vì trong này em không được vận động nên chân tay cứ rã rời ra. Có những đêm nhớ nhà không ngủ được thì em lại dậy kê chậu viết thư cho mẹ!…
- Từ ngày vào trại giam có nỗi sợ nào đã từng ám ảnh em?
- Em nhớ có lần khoảng 9 giờ tối trong trại bị mất điện, buồng giam tối đen, em sợ quá, đầu thì đau, người nóng bừng bừng, sợ đến nỗi run bần bật vì lâu lắm rồi em không ở trong bóng tối như vậy. Khoảng 20 phút sau thì có điện, lúc đó người em lạnh toát, bụng thì đói nhưng run đến nỗi không cầm nổi bánh mỳ để ăn vì quá sợ hãi và nhớ nhà. Suốt đêm hôm đó em chỉ mong chợp mắt được một lúc cho quên đi sợ hãi mà không sao ngủ được.
- Quan hệ của em với những tử tù khác trong trại như thế nào?
- Trong này cùng dãy với em cũng có mấy anh ở cùng nhưng em cũng ít nói chuyện lắm vì cũng chẳng có chuyện gì để nói cả, em chỉ muốn yên tĩnh một mình suy nghĩ xong rồi lại nằm ngủ. Về hoàn cảnh gia đình thì em thua các anh ấy về vật chất nhưng các anh ấy lại thua em về mặt tình cảm vì em có người mẹ vĩ đại luôn ở bên cạnh. Có lần mẹ em gửi thư vào, các anh cùng dãy mượn đọc và nói với em, đọc thư của cậu mà tôi thèm ao ước có một người mẹ như cậu vì ở ngoài tôi chẳng được bố mẹ quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ tử tế nên mới sa ngã lâm vào con đường tù tội thế này. Các anh đều cảm nhận được tình cảm mà mẹ em dành cho em và thương xót cho số phận của em.
Video đang HOT
- Em thường làm gì để vơi bớt đi nỗi nhớ nhà?
- Trong này buồn lắm anh ạ! Ngày chỉ mở cửa 2 lần để lấy nước, lấy cơm, ngồi một chỗ, nằm một chỗ, tất cả mọi sinh hoạt đều ở một chỗ. Hôm nào các cán bộ vào hỏi thăm, vui vẻ cười nói thì hôm đó em cảm thấy ấm áp tình người, còn hôm nào các cán bộ không vào thì lại lạnh lẽo vô cùng anh ạ. Trong cái buồng biệt giam âm u tối tăm với cánh cửa sắt nặng trĩu này em cũng chẳng biết làm gì cả, cứ lủi thủi một mình nhìn bốn bức tường thôi. Thường thì em cứ ngồi nghĩ vẩn vơ về những gì mình đã gây nên rồi lại nghĩ về mẹ không biết ở ngoài sống ra sao, xã hội bây giờ thế nào. Có lúc thì em ngồi đọc báo tìm những bài nào hướng dẫn cách điều trị bệnh giống như bệnh của mẹ em thì em chép lại rồi viết thư hướng dẫn cho mẹ em tìm thuốc uống cho chóng khỏi. Có lúc thì em lại ngồi hát những bài về mẹ, khi nào buồn quá thì ngồi nói chuyện một mình.
- Em muốn nói điều gì nhất với mẹ mình lúc này?
- Trước tiên em cảm ơn mẹ em đã sinh và nuôi em khôn lớn. Nếu có kiếp sau thì em vẫn mong xin được làm con của mẹ. Em mong mẹ em sẽ được khỏe mạnh, chữa khỏi bệnh, từ nay về sau sẽ có một cuộc sống thanh thản. Và cuối cùng em gửi lời xin lỗi mẹ, vì em mà mẹ em đã phải vất vả, khổ sở như vậy!…
“Mẹ ơi, xin đừng bỏ con mẹ ơi…”
…”Cuộc đời này con đã có tội với mẹ mất rồi, tội con nặng nhất là tội bất hiếu, không chăm sóc, giúp đỡ, phụng dưỡng được mẹ già mà để cho mẹ khổ nhiều quá. Đã thế cho đến lúc này đây vẫn phải để cho mẹ lặn lội, lam lũ bờ răm vạt đá kiếm từng đồng để gửi quà cho con hàng tháng, rồi lại còn cuộc sống hàng ngày của mẹ nữa. Sao con lại có thể như thế chứ? Con ngu quá mẹ ạ, sao cái số của con nó lại khổ thế này? Tại ai? Tại con phải không mẹ? Giá như con không bị tai nạn xe máy, không biết đến cờ bạc thì có lẽ cuộc sống của mẹ con mình đã khác rồi mẹ nhỉ. Đến bây giờ con cũng không hiểu được tại sao mình lại như thế mẹ ạ. Tất cả với con đã quá muộn rồi, mất hết, không để lại trên đời này được cái gì cả, tiền bạc, tình cảm… và giờ đây sự sống chỉ còn trong tích tắc, con chỉ để lại cái buồn cái tủi cho mẹ và mọi người trong gia đình. Con chán lắm rồi mẹ ạ, không nghĩ đến thì thôi, cứ nghĩ tới mọi thứ là con lại đau khổ dằn vặt bản thân con nhiều lắm. Ước gì mọi chuyện có thể quay trở lại vài năm trước kia phải không mẹ? Mẹ có khỏe không? Bệnh tật ra sao rồi, anh chị với mấy cháu của con có gì thay đổi không? Con chỉ biết trong đầu con lúc nào cũng tưởng tượng hình bóng mẹ, nhớ mẹ và thương mẹ, cái gì cũng mẹ, mẹ… Vậy cho nên mẹ ở ngoài phải hết sức bình tĩnh, hãy cố lên, bất cứ chuyện gì xảy ra với con thì con cũng chỉ xin mẹ đừng buồn nhiều, đừng khóc, phải vững vàng lên mẹ ạ, đường nào cũng thế rồi. Mong mẹ tiếp tục sống mạnh khỏe và đặc biệt mẹ phải nhớ giữ gìn sức khỏe vào đấy, gắng uống thuốc nhiều vào, cứ ngủ ngon thôi, không phải nghĩ nhiều vì con đâu…
Thời tiết chuyển mùa chân cẳng của mẹ có nhức nhối lắm không, khổ cái thân mẹ, hết bệnh nọ bệnh kia, mọi thứ đổ đầu, mà con người nó thế mẹ ạ, sinh ra là khổ rồi nhưng mà nó lại đọa vào mẹ con mình khổ quá cơ đúng không mẹ, giờ đã thế rồi không chấp nhận cũng không được mẹ nhỉ? Mong rằng ông trời sẽ không đóng cửa nhà mình. Mà công việc làm vôi của mẹ có vất vả thế sáng sớm tối chập đồng lương thì thấp mẹ xem thế nào tìm cái việc gì nó đỡ vất vả hơn mà làm mẹ ạ. Mẹ đi chợ buôn mớ rau mớ cỏ đem về chợ nhà mình bán kiếm đồng rau đồng cỏ lo cuộc sống của mẹ hàng ngày rồi thuốc men ốm đau, không có thì khổ lắm. Ước gì con còn được cơ hội để được sống trở về, được ở bên mẹ thì tốt biết bao, con sẽ bù đắp cho mẹ tất cả những gì mà con có thể, mà điều ước đó thì lại không thể đem tới cho con nữa rồi.
Mẹ ơi? Thấm thoát đã gần 17 tháng con phải sống trong tù xa mẹ, xa xã hội, sống trong sự dằn vặt vì tội lỗi vì những gì con đã gây ra, nó cũng là cái giá mà con phải trả vì tất cả. Một việc làm ngu xuẩn vì thiếu hiểu biết pháp luật, một sự bột phát không nghĩ đến hậu quả, không nghĩ đến sẽ làm cho gia đình tan nát, nhà cửa mất, người mất, rồi không còn gì khổ bằng nỗi đau lòng mẹ. Nếu con chết đi, mẹ nhớ làm đơn xin mang con về nhà để mai táng nhé, nếu con đi người ta sẽ báo về ngay hôm sau thôi… Nếu con không còn cơ hội để sống thì ra đi ngày nào sẽ thanh thản và đỡ khổ cho mẹ ngày đó…
Trước khi dừng bút, con xin hát tặng mẹ một đoạn bài hát này nhé. “Mẹ ơi, xin đừng bỏ con mẹ ơi, mẹ ơi, con còn nhỏ bé ngây thơ. Con biết đi về đâu khi đường đời còn nhiều giông tố, con biết đi về đâu khi mẹ con mình phải xa nhau, còn ai thương con như mẹ ở trên đời này. Còn ai nuôi con như mẹ nuôi bao ngày. Tình thương bao la của mẹ đã dành cho con, lần này con đi rất xa, nhớ thương con xin chớ buồn mẹ ơi….”.
* * *
Những lá thư của tử tù Hồ Xuân Phú gửi mẹ gom tất cả nỗi nhớ của những đêm thức trắng không ngủ. Có lẽ những lá thư ấy sẽ là những kỷ vật cuối cùng mà Phú để lại và cũng là kỷ vật duy nhất của Phú dành cho mẹ cho đến ngày thi hành án.
Theo ANTD
Cô giáo bị ruồng bỏ đòi xét nghiệm AND để tìm cha cho con
Phiên tòa kết thúc, nán lại ở hành lang tòa án để chờ cơn mưa dứt hạt, cô buồn bã trong tiếng thở dài: "Con bé trước giờ vẫn quen gọi L là cha. Những từ ngày trở mặt vui duyên mới, anh ta quay ra hắt hủi và đổ vấy mẹ nó lăng loàn mà ăn vạ...
Phiên tòa kết thúc, nán lại ở hành lang tòa án để chờ cơn mưa dứt hạt, cô buồn bã trong tiếng thở dài: "Con bé trước giờ vẫn quen gọi L là cha. Những từ ngày trở mặt vui duyên mới, anh ta quay ra hắt hủi và đổ vấy mẹ nó lăng loàn mà ăn vạ... Quá uất nghẹn, vì con, vì nhân phẩm của chính mình, tôi buộc phải đứng nguyên đơn, khởi kiện"... Câu chuyện cô giáo của một trường đại học yêu cầu tòa án "xác định ADN để tìm cha cho con" đã làm chấn động dư luận tại TP Huế suốt một thời gian dài...
Khởi kiện, yêu cầu tòa án "xác định cha cho con"
Người phụ nữ của câu chuyện bất hạnh và buộc phải làm một hành động "xưa nay hiếm", gây chấn động dư luận là cô giáo Trịnh Thị Bích Anh (35 tuổi, quê Quảng Trị), giảng viên tại Trường ĐH Sư phạm Huế (ĐH Huế). Còn "bị đơn", vừa là đồng nghiệp, lại cùng làm cán bộ Khoa Sư phạm Kỹ thuật là Hoàng Đình L (36 tuổi, quê Thừa Thiên Huế).
Sau khi tốt nghiệp đại học, Bích Anh được nhận về công tác tại Trường ĐH Huế. Tại đây, vào năm 2010, được các bạn đồng nghiệp vun vén, Bích Anh và thầy giáo cùng khoa Hoàng Đình L đã bén duyên tình cảm. Rồi những ngày lễ, tết, cả hai tay trong tay đưa nhau về quê ra mắt gia đình hai bên... Nào ngờ, trong khi gia đình Bích Anh vui vẻ chấp nhận tình cảm của đôi trẻ, thì bố mẹ của L lại phản đối kịch liệt khi biết tin sắp có một cô con dâu ngoại tỉnh. Hai ông bà yêu cầu con trai phải dẫn về cho họ một cô gái gốc Huế, có gia thế "ổn định"... Giữa lúc đó, Bích Anh phát hiện ra mình có thai. Cô tâm trạng lo lắng rối bời, nhưng cũng khấp khởi hy vọng vì đứa bé, gia đình L sẽ chấp nhận cho cô và L được nên duyên hạnh phúc. Sự thật nào đâu như mong đợi, "Bố mẹ anh ấy vẫn không chấp nhận. Họ nói, "nếu muốn nuôi đứa nhỏ thì sinh, nếu không thì đi phá còn họ không cần cháu" - Bích Anh chua chát kể.
Mặc dù thân mật bên bé nhưng thầy giáo Hoàng Đình L vẫn khăng khăng từ chối trách nhiệm làm cha (Ảnh minh họa)
Cũng trong thời gian mang thai, Bích Anh luôn đối mặt với những ánh mắt dè bỉu của người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Cô chỉ còn biết trông chờ vào sự chở che của L, người đàn ông mà cô đã trao thân gửi phận. Nhưng đau đớn cho Bích Anh, khi cái thai đã đến tháng thứ 6, rồi cả sau khi cô sinh nở L cũng một mực phủ nhận mình là tác giả. Một mình sinh con trong tủi phận, bị ruồng rẫy, nhưng vì con, một lần nữa Bích Anh lại nhẫn nhịn đề nghị L cùng đi làm giấy khai sinh cho con có đủ cả cha lẫn mẹ. Nhưng lần này L vẫn khước từ, buộc cô phải "khai họ mẹ cho con". Cũng từ đó, L chính thức công khai có người yêu mới, một giảng viên trẻ đang công tác tại Khoa Vi sinh, Trường Đại học Y dược Huế...
Khi nhận được đơn kiện của cô giáo Bích Anh, TAND TP. Huế đã mở phiên tòa dân sự, xét xử công khai việc "xác định cha cho con". Có mặt ở phiên tòa, nữ "nguyên đơn" không giấu được dáng vẻ mệt mỏi, còn "bị đơn" xin tòa xử vắng mặt. Bị đơn cũng không đồng ý để xác định ADN và cho rằng: "Đứa trẻ không phải là con tôi. Mối quan hê giữa tôi và cô giáo Bích Anh chỉ là mối quan hệ đồng nghiệp". Ngoài ra, bị đơn cũng yêu cầu tòa không gửi các công văn cũng như giấy tờ liên quan của vụ kiện đến khoa, làm ảnh hưởng đến công tác của bị đơn. Và đã hai lần bị triệu tập đến trung tâm giám định pháp y để xác định ADN, nhưng cũng hai lần "bị đơn" không cộng tác. Buộc tòa phải gửi công văn đến khoa nơi trường ĐH mà "bị đơn" và nguyên đơn đang công tác để yêu cầu khoa hỗ trợ, tuy nhiên một lần nữa thầy L từ chối giám định ADN.
Ngay cả trong lá đơn xin vắng mặt tại tòa, bị đơn cũng khẳng định mình không đồng ý làm giám định ADN, tuy nhiên lại không nêu rõ lý do. Xét toàn bộ tính chất vụ việc, ngày 3-10-2013, TAND TP. Huế đã quyết định công nhận bị đơn Hoàng Đình L chính là cha đứa trẻ và quy định tiền cấp dưỡng cho đứa trẻ là 1,5 triều đồng/tháng cho đến khi đứa bé tròn 18 tuổi...
Nhật ký đắng lòng của người mẹ bị ruồng bỏ
Tình cờ tìm hiểu về cô giáo bị ruồng bỏ và câu chuyện yêu cầu xét nghiệm ADN để tìm cha cho con, tôi đã được xem những trang nhật kí đắng lòng cửa Bích Anh: "Đêm nay, mẹ lại thức giấc giữa chừng, nhìn qua thấy con gái nằm yên ngủ, mẹ thấy lòng mình bình yên đến lạ. Với mẹ, chỉ cần thế này thôi, nhưng với con, mẹ biết con đang chịu thiệt thòi. Bây giờ cuộc sống của mẹ con ta chông chênh quá đỗi. 29 tuổi, mẹ gặp bố con, mẹ hạnh phúc khi ngỡ đây là bến đỗ của đời mình. Mẹ yêu và sống hết mình với bố con. Ngày biết tin con đã đến trong cuộc đời của mẹ, mẹ mừng vui khôn xiết, háo hức thông báo với bố con. Trái hẳn với sự chờ mong của mẹ, bố con điềm nhiên lạnh lùng. Trách mẹ sao mà vội vàng, giờ chưa đến lúc...
Bước chân về căn phòng trọ chật hẹp, mẹ chưa biết phải đối diện với phía trước như thế nào, niềm hạnh phúc có con còn quá ngắn ngủi mà sao mẹ thấy mọi thứ phía trước tối tăm... Ngày đầu tiên trở lại cơ quan, nhìn bố con mà mẹ ứa nước mắt. Rồi mẹ nén lòng, cố gắng dùng tất cả những khôn khéo, mềm mại của phụ nữ để bảo bố hãy đến thăm con. Mẹ tin nếu gặp con rồi, bố sẽ yêu con. Vậy mà, bố xin mẹ đừng nói ra chuyện này với ai ở cơ quan, hãy chôn chặt nó vào dĩ vãng và coi như chưa từng quen nhau... Rồi mẹ bắt đầu suy tính để giành bố cho con. Mẹ chụp ảnh của hai bố con đưa lên Facebook, cốt yếu để cho người đàn bà mới của bố biết. Nghe đâu người ta cũng sốc, rồi hẹn gặp mẹ.
Khi mẹ đang nói chuỵện với người ta, bố con xuất hiện, bố con sỉ vả mẹ trước mặt người phụ nữ kia và khăng khăng khẳng định con không phải là con của bố, bố và mẹ chỉ là đồng nghiệp. Rằng mẹ là người phụ nữ lăng loàn... Quá tủi hận và đau xót, mẹ đã buộc lòng đâm đơn kiện ra tòa, mẹ phải đòi lại những quyền lợi cho con và mong bố con vì con mà nghĩ lại. Nhưng thật đáng buồn, người đàn ông kia nhẫn tâm từ chối con, trốn tránh xác định ADN để tìm ra sự thật ai là cha của con "...
Trải lòng với chúng tôi, cô giáo Bích Anh lý giải: "Một con người khi đã đem tình yêu ra cân đo đong đếm thì không có gì tôi phải luyến tiếc". Mọi công việc đều được thầy L tính toán rất kỹ, khi giải quyết chyện tình giữa tôi và thầy chưa xong, thì thầy đi làm giấy kết hôn và cưới vợ một cách nhanh chóng, bí mật... Một người cha, một người thầy nhẫn tâm từ chối con mình, thử hỏi thầy giáo đó có xứng đáng đứng trên bục giảng hay không? Tôi cũng vì quá bức xúc muốn khẳng định một sự thật L là cha đứa trẻ và làm cho rõ trắng đen để trả lại danh dự cho tôi cũng như buộc người cha đó phải có trách nhiệm với chính con mình... nên mới khởi kiện ra tòa. Nhưng tôi cũng biết, chỉ có tòa án lương tâm mới có thể xét xử được thầy L và chỉ có lương tâm anh ta mới biết được mình đang đánh mất đạo đức của chính mình"...
Vì ích kỷ và vui duyên mới, một người cha, người thầy đã nhẫn tâm chối bỏ máu mủ của mình
Nhìn vẻ bên ngoài của cô giáo Bích Anh tuy đượm buồn trên gương mặt, nhưng cô vẫn là một người đàn bà đẹp, cái đẹp mặn mà, đằm thăm của gái một con. Tủi phận khi bố của bé Thảo (con gái Bích Anh - PV) ruồng rẫy, chẳng thừa nhận và chịu trách nhiệm với máu mủ của mình khi chị mới sinh con được mười tháng. Nhưng thành phố vốn bé nhỏ, những người không duyên, nghiệp chướng lại cứ phải đụng mặt nhau. Hôm rồi, chị dừng xe, bế con vào quán mua thức ăn. Bất chợ bắt gặp trong quán bố bé Thảo chăm chút từng tí một cho cô vợ mới với cái bụng sắp sinh, đêm về nghe tiếng con gái hỏi mà chị lại ứa nước mắt... "
Xác định cha (mẹ) cho con hoặc xác định con cho cha (mẹ), là loại án chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số các vụ án Hôn nhân và gia đình TAND TP Huế và tỉnh Thừa Thiên - Huế thụ lý giải quyết hàng năm. Năm 2013, ngành TAND tỉnh thụ lý 2 vụ giải quyết 1 vụ. Tuy nhiên, trong thực tế, rất nhiều trường hợp các cô gái chưa kết hôn nhưng mang thai, sinh con sau đó bị "bên kia" bỏ rơi, không thừa nhận con, nhưng do xấu hổ hoặc không am hiểu các quy định của pháp luật, nên họ không "nhờ" đến tòa án. Riêng mẹ con Bích Anh, rời tòa khi trời chưa kịp tạnh mưa. Nhìn mẹ con cô vội vã đội mưa dắt nhau băng qua sân tòa, chợt thấy chút chua chát len lỏi trong lòng. Dù rằng tòa án đã phán xét nhưng biết bao giờ "bị đơn" mới cùng cô đi làm giấy khai sinh cho con gái? Ai dám đảm bảo anh ta sẽ cấp dưỡng cho đứa trẻ đều đặn khi đã có vợ chính thức?...
Theo ANTD
Marcos Rodriguez Pantoja - người lớn lên cùng bầy sói Đa co nhiêu câu chuyên quanh viêc con ngươi đươc đông vât hoang da nuôi sông, nhưng thương đo chi la sư tương tương thuân tuy. Rât hiêm đê tim thây ai đo đa tai hoa nhâp xa hôi trơ lai sau khi sông cung môt bây thu va kê lai trai nghiêm đăc biêt cua minh. Nhưng Marcos Rodriguez Pantoja - ngươi...