Khỉ cũng biết buôn chuyện như người
Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện tập tính giao tiếp ‘đậm chất’ con người ở loài khỉ châu Mỹ.
Các nhà nghiên cứu ĐH Princeton (Mỹ) vừa phát hiện đặc tính độc đáo của loài khỉ Marmoset là chúng biết giao tiếp, phân chia lượt nói với nhau để tránh chen ngang, cướp lời.
Đặc tính này ở loài khỉ Marmoset đậm chất ‘buôn dưa lê kiểu con người’: thân thiện, hòa đồng và hoạt ngôn.
Qua quan sát, các nhà khoa học nhận thấy chúng có thể duy trì các cuộc trò chuyện kéo dài tới 30 phút và điều này không chỉ diễn ra giữa những con vốn thân quen mà còn giữa các chú khỉ xa lạ.
Đặc điểm này hoàn toàn khác biệt nhiều loài động vật như chim, cóc, dế… vốn chỉ giao tiếp trong mùa sinh sản hoặc để bảo vệ lãnh thổ.
Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã để khỉ Marmoset ngồi ở những phòng đối diện và ngăn cách chúng bằng một rào chắn để chúng không thể nhìn thấy nhau nhưng vẫn nghe được âm thanh từ con đối diện.
Khi đó, khỉ Marmoset đã liên lạc với nhau bằng cách gọi ‘phee’ – tên gọi riêng cho cách giao tiếp của Marmoset, ám chỉ một kiểu huýt sáo thật lớn và được sử dụng ở khoảng cách xa.
Khi con khỉ thứ nhất cất tiếng gọi đồng loại, con khỉ khác sẽ đợi khoảng 5 giây rồi mới ‘trả lời’.
Và nếu một con khỉ Marmoset tăng hoặc giảm tốc độ nói, các con còn lại cũng sẽ tự điều chỉnh để thống nhất trong cuộc trò chuyện.
Những phát hiện trên đã khẳng định, tương tự loài người, khỉ Marmoset tuân thủ theo những luật lệ riêng trong quá trình trò chuyện.
Trong quá trình trò chuyện, khỉ Marmoset thường trao đổi các thông tin liên quan tới giới tính, đặc điểm dễ nhận dạng của bản thân và vài nét về nhóm, đàn mình sinh sống.
Chính việc trò chuyện theo lượt đã giúp cho loài khỉ này có thể lĩnh hội được các thông tin đầy đủ nhất, đặc biệt là trong những khu rừng kém yên tĩnh.
Thái độ này rất hữu ích, vì nếu một con khỉ bị tách khỏi nhóm quen thuộc và tham gia vào một đàn khỉ mới, việc ‘giữ lượt’ khi trò chuyện để các con khác biết con mới nhập đàn này là kẻ biết điều.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, cách trò chuyện theo lượt ở khỉ Marmoset có thể chính là nền móng của hình thức giao tiếp phức tạp và tinh vi chỉ xuất hiện ở con người.
Bằng cách lắng nghe và tìm hiểu những cuộc trò chuyện của loài khỉ nhỏ bé hoạt ngôn này, các nhà khoa học hi vọng có thể khám phá thêm phần nào về nguồn gốc sự giao tiếp của con người.
Theo Datviet
Ngỡ ngàng những chú mèo giữ chức vụ cao cấp như người
Những chú mèo đáng yêu này có công việc và chức vụ hẳn hoi đấy nhé.
Trưởng trạm xe lửa Tama
Từ năm 2007 cho đến nay, nàng mèo tam thể Tama làm việc hàng ngày tại ga xe lửa Kishi, thuộc Kinokawa, tỉnh Wakayama, Nhật Bản. Công việc của vị trưởng ga 4 chân này là chào đón hành khách đến ga Kishi. Tama có huy hiệu và mũ thiết kế riêng dành cho trưởng ga.
Mèo Tama làm Trưởng trạm xe lửa
Ngoài ra, cô mèo "quản lý nhà ga" này còn có cả một phòng làm việc riêng gồm bàn ghế với các vật dụng riêng dành cho mèo. Từ khi Tama làm trưởng ga, cô mèo này đã góp phần giúp cho ngành đường sắt của Wakayama từ lúc mấp mé bờ vực phá sản đã có kỳ tích thu về được hơn 10 triệu USD lợi nhuận nhờ lượng khách đổ xô đến xem vị quan chức "4 chân" này. Năm 2010, Tama còn được thăng chức và trở thành chú mèo đầu tiên nhân chức vụ "Giám đốc điều hành" của một công ty đường sắt. Tama còn có người phụ tá đáng tin cậy là chú mèo Chibi.
Tuxedo Stan, chú mèo sáng lập Đảng chính trị
Tuxedo Stan là chú mèo đầu tiên trên thế giới hoạt động chính trị. Tuxedo được xem là người sáng lập ra Đảng Tuxedo, Đảng chính trị đầu tiên dành cho mèo ở Canada. Thậm chí Tuxedo còn tham gia chiến dịch tranh cử chức thị trưởng và làm việc như một biểu tượng cho một phong trào chính trị nhằm nâng cao phúc lợi của mèo tại thành phố Halifax.
Tuxedo được xem là người sáng lập ra Đảng Tuxedo, Đảng chính trị đầu tiên dành cho mèo ở Canada
Một điều đáng tiếc là Tuxedo đã qua đời vào tháng 9/2013 do bệnh ung thư. Em trai của chú là Earl Grey được chọn làm người kế tục sứ mệnh của anh mình.
Humphrey, chuyên viên bắt chuột số 1 của Chính phủ Anh
Từ năm 1988, chú mèo Humphrey làm việc như một chuyên viên săn bắt chuột tại số 10 Downing Street, nơi ở chính thức của các đời Thủ tướng Anh. Chú đã phục vụ tận tụy cho các vị Thủ tướng Margaret Thatcher, John Major và Tony Blair.
Chú mèo Humphrey làm việc như một chuyên viên săn bắt chuột tại số 10 Downing Street, nơi ở chính thức của các đời Thủ tướng Anh
Sau khi Thủ tướng Tony Blair chuyển đến phố Downing được 6 tháng thì Humphrey được nghỉ hưu và mất năm 2006. Dù chỉ được hưởng mức lương 100 bảng /năm nhưng Humphrey được đánh giá là có giá trị tuyệt vời hơn nhiều so với đội diệt chuột chuyên nghiệp của Văn phòng Nội Các có chi phí tới 4000 bảng/người.
Lemon, thành viên chính thức của Sở Cảnh sát Kyoto
Lemon là chú mèo đầu tiên trở thành nhân viên cảnh sát tại Nhật Bản. Lemon được cảnh sát Kyoto tìm thấy sau thời gian đi hoang khắp nơi trên đường phố. Cảm thấy Lemon thích hợp với công việc cảnh sát, ngay lập tức Lemon trở thành nhân viên danh dự của đồn cảnh sát Yoro. Kể từ đó, Lemon đã làm cho các nhân viên tại đồn thêm vui vẻ hơn.
Chú mèo Lemon mặc cảnh phục của mình khi làm nhiệm vụ của một cảnh sát
Cũng như các đồng nghiệp khác, Lemon cũng được mặc cảnh phục của mình khi làm nhiệm vụ. Như có niềm tin hoàn toàn vào công lý, Lemon không đứng về phía tội phạm - đó cũng chính là nguyên nhân đằng sau nhưng vết cào trên người của những tên tội phạm bị bắt ở đây. Lemon còn được đi điều tra cùng các đồng nghiệp khi có cuộc gọi khẩn cấp.
Bà chủ khách sạn Matilda
Matilda, cô mèo giống Ragdoll tuyệt đẹp là giám đốc đời thứ 9 của khách sạn Algonquin, New York. Đây là một truyền thống của khách sạn này từ những năm 1930, khi có một con mèo lang thang lạc vào khách sạn, được người chủ đương thời giữ lại và giao cho nhiệm vụ quản lý.
Mèo Matilda là giám đốc đời thứ 9 của khách sạn Algonquin, New York.
Matilda được xem như là người nổi tiếng ở New York, có email riêng và những chuyện xung quanh cô mèo này cũng được bàn tán xôn xao. Hàng ngày Matilda đi dạo trong khuôn viên khách sạn, chào đón khách và quan sát các nhân viên làm việc.
6. Kuzya, trợ lý thủ thư
Kuzya là một chú mèo đang làm công việc trợ lý cho thủ thư của thư viện Novorossiysk tại Nga. Chú dành cả ngày để làm việc tại thư viện và thích ngủ ngoài đường vào ban đêm. Nhiệm vụ chính của Kuzya là tạo cảm giác thoải mái cho độc giả, thu hút và chăm sóc trẻ em đến thư viện. Trang phục của Kuzya là nơ hoặc cà vạt.
Kuzya là trợ lý cho thủ thư của thư viện
Chàng mèo làm an ninh kho vận
Kho Bandai ở thành phố Southampton (Anh) là nơi chuyên lưu trữ và cất giữ những mặt hàng đồ chơi trẻ em có giá trị lớn. Và chú mèo Millie xuất hiện để làm nhiệm vụ giữ những món hàng đắt tiền này khỏi họ hàng loài "gặm nhấm". Millie được trang bị áo đồng phục, huy hiệu và cả mắt điện tử để làm nhiệm vụ. Các nhân viên ở đây hết lời khen Millie luôn tận tình, cẩn thận và giúp họ an tâm hơn khi các món đồ chơi được bảo vệ hết sức chu đáo.
Chú mèo Millie có nhiệm vụ giữ những món hàng đắt tiền không bị gặm nhấm
Theo Datviet
Những 'phi vụ' tự tử khó hiểu của động vật Dù chưa chứng minh được động vật có khả năng tự tử có chủ đích như người, nhưng người ta cũng đã chứng kiến nhiều trường hợp những con vật này tự hủy hoại cơ thể mình. Cá heo tự tử vì chán nản Hơn 40 năm trước, chú cá heo Kathy của huấn luyện viên Richard O'Barry đã tử tử vì chán...