Khi công trình là một sự đối thoại im lặng
Việc thiết kế một ngôi nhà được bắt đầu từ đâu? Hình khối bên ngoài và các chức năng bên trong được xác định xuất phát từ yếu tố nào?
Không có câu trả lời chung và rõ ràng mà phụ thuộc vào cách tư duy của người thiết kế cũng như quá trình tương tác với chủ đầu tư…
Với trường hợp D-house, nhóm thiết kế có những kiến giải của riêng mình.
Góc nhìn công trình từ bên ngoài và từ khoảng sân trong.
“D-house mang đến cho quang cảnh xung quanh một “sự đối thoại im lặng”. Nằm trên khu đất rộng 120m, công trình may mắn sở hữu khả năng tiếp cận cơ giới từ cả hai mặt tiền hướng Đông-Tây.
Do tính cách khép kín của gia chủ, chúng tôi quyết định hạn chế tối đa những khoảng mở trên mặt đứng. Lớp vỏ bao che được tạo nên bởi cách sắp xếp những viên gạch trần với nhiều sắc độ đỏ là kênh truyền thông duy nhất với bên ngoài.
Từ phía sau, ở hai thời điểm khác nhau.
Thiên nhiên, một cách kín đáo, được mời vào phía trong thông qua khoảng “sân treo” bao bọc bằng lớp kính mờ trên tầng áp mái, cho phép ánh sáng và không khí tràn vào những khoảng mở lớn giật tầng.
Không khí chứa đựng trong D-house liên tục trải qua những đối lập nén-giãn, tương ứng với các chức năng riêng tư và công cộng, thân mật và trỗi vượt, kể cả những không gian tâm linh tôn giáo cũng không nằm ngoài quy luật này”.
Phòng khách và gian bếp.
Đó là những chia sẻ súc tích và ngắn gọn của nhóm thiết về về dự án này. Tất nhiên, vẫn cần nói thêm đôi điều để độc giả có thể hình dung về các không gian chức năng và cách mà nhóm thiết kế đã giải quyết nhu cầu sử dụng thực tế của gia đình.
Gia đình gồm bốn thành viên, ít giao lưu với bên ngoài nhưng lại thường xuyên tụ tập bà con, người thân…, vậy nên không gian sinh hoạt chung (phòng khách, bếp và bàn ăn) được bố trí dưới tầng trệt trở thành trung tâm của việc quây quần đoàn tụ, trong đó, vai trò của người mẹ trong quá trình làm ý tưởng khá rõ.
Cận cảnh gian bếp.
Bà biết mình muốn gì, sắp xếp ra sao cho thuận lợi… và những gì mà nhóm thiết kế giải quyết là điều chỉnh để mọi thứ hợp lý hơn, hài hòa và có một ngôn ngữ chung với tổng thể ngôi nhà. Không gian riêng của ông bà cũng được bố trí ở tầng dưới.
Video đang HOT
Từ cầu thang, gian bếp nhìn ra phòng khách và cửa ra vào ở các thời điểm ánh sáng khác nhau.
Góc bàn ăn và cầu thang lên lầu.
Không gian riêng của hai cô con gái được bố trí ở các tầng trên khá nhỏ, lý do là sau này các cô sẽ lập gia đình và ra ở riêng. Ngược lại, khoảng sinh hoạt chung của hai cô lại thoáng mở, vừa có vai trò thư giãn, vừa là thư viện và chỗ làm việc sinh hoạt chung với nhau khi họ còn ở với bố mẹ. Màu sắc và mọi thứ cũng nhẹ nhàng và trẻ trung.
Khoảng sinh hoạt chung của hai cô gái cũng là thư viện, là góc làm việc…
Quay trở lại với cái tựa đề bài viết, cũng là ý chính trong thiết kế, nó vừa là đúng, vừa đủ đối với lối sống khá khép kín của gia đình, đồng thời cũng là kết quả sau một quá trình làm việc giữa chủ đầu tư và nhóm thiết kế.
Trục giao thông trên các tầng lầu với nhiều góc nhìn khác nhau cho thấy sự linh hoạt và phong phú.
Bởi theo họ, thiết kế ban đầu là những không gian khá thoáng mở, nhưng chủ nhà cảm giác như nó chưa đúng với lối sống của mình. Vậy thì tại sao không gói tất cả lại? thế rồi ý tưởng mới được chấp nhận và ngôi nhà có một diện mạo như hiện nay.
Xét trong tương tác giữa người với người, im lặng cũng là một kiểu đối thoại, vậy thì trong kiến trúc và một ngôi nhà với bối cảnh xung quanh thì tại sao lại không thể?
Phòng ngủ, khối tắm và vệ sinh tiêu biểu.
Mảng xanh thiên nhiên trên các tầng từ nhiều góc nhìn khác nhau.
Những góc thú vị, bất ngờ và gợi mở những thông điệp về đời sống tinh thần và niềm tin tôn giáo của gia đình.
Địa chỉ công trình: Bình Tân, TP.HCM
Chủ nhà: Ms. Trân
Thiết kế: Phạm Nhân Thọ, Phạm Xuân Lộc, Nguyễn Thùy Trang, Ngô Thiện Long
Xây dựng: Công ty Xây dựng Thành Công
Nam Khương
Ảnh: Quang Trần
Theo nguoidothi
Ngôi nhà lơ lửng giữa rừng cây có view nhìn ra hồ tuyệt đẹp
Nhà gỗ sồi uốn cong như chiếc thuyền ở Florida, Mỹ. Không gian sinh hoạt hiện đại cùng với thiết kế "lạ" của ngôi nhà đã tạo nên một điều bất ngờ với bất cứ ai.
Công trình gồm phòng khách, phòng ngủ, phòng tắm và nhà bếp cùng 1 tầng áp mái.
Ngôi nhà lơ lửng nhờ nằm trên các dầm gỗ bê tông, toàn bộ ngôi nhà được mở rộng về phía Đông và phía Tây, để có được tầm nhìn đẹp nhất hướng ra phía hồ bởi việc sử dụng rất nhiều kính trong.
Sự kết hợp giữa chất liệu gỗ và kính đã tạo nên không gian mở, rộng lớn và phóng khoáng cho ngôi nhà.
Vật liệu chủ yếu bằng gỗ sồi.
Ngôi nhà có view nhìn ra hồ tuyệt đẹp.
Phòng ngủ như chơi vơi trên ngọn cây.
Phòng bếp, đọc sách, phòng ăn thông nhau.
Cây xanh mơn man khắp nơi.
Phong cảnh xung quanh ngôi nhà hữu tình.
LÂM VỸ
Theo pinterest/Tiền phong
Căn nhà gỗ ở Hòa Bình dốc 30 độ duyên dáng bên hồ 'mê hoặc' báo Tây Ngôi nhà diện tích 120m2 có tên Hillside nằm bên sườn một ngọn đồi ở tỉnh Hòa Bình sẽ làm hài lòng bất cứ ai, kể cả những người không am hiểu kiến trúc. Bất chấp nhược điểm về vị trí cũng như sự khó khăn trong xây dựng, ngôi nhà vẫn hết sức thơ mộng và thư thái vì có nhiều cây...