Khi con tin ‘yêu’ kẻ bắt cóc
Những nạn nhân bắt cóc lâu ngày phải đấu tranh với những suy nghĩ trái ngược về việc có nên trốn thoát khỏi tay những kẻ họ vừa căm ghét, vừa có những tình cảm quý mến qua quá trình tiếp xúc lâu ngày hay không
Ai bị bắt làm con tin, người ấy biết số phận mình nằm trong tay hung thủ và được định đoạt bởi những yếu tố thực ra không liên quan gì đến mình. Thông thường, nạn nhân sẽ oán thán số phận, dĩ nhiên căm thù hung thủ. Song lại có một số trường hợp ngược lại, sau khi bị kẻ bắt cóc khống chế, con tin nảy sinh tình cảm thân thiết, thậm chí yêu và ra sức bảo vệ cho hung thủ.
Tâm lý khác lạ này của các nạn nhân đã khiến không ít các nhà nghiên cứu đau đầu lý giải, và họ đặt tên cho hiện tượng tâm lý đó là “Hội chứng Stockholm”,
Hội chứng Stockholm là thuật ngữ mô tả một trạng thái tâm lý, trong đó người bị bắt cóc lâu ngày chuyển từ sợ hãi và căm ghét sang thông cảm và quý mến chính kẻ bắt cóc mình. Thuật ngữ này được bác sĩ tâm thần Nils Bejerot đặt ra sau một vụ phạm tội xảy ra năm 1973 tại Stockholm, Thụy Điển.
Trong nhà băng bên quảng trường Norrmalmstorg…
Vụ cướp nhà băng Svenska Kreditbanken nói trên diễn ra hôm 23-8-1973. Một người đàn ông cầm súng tiến vào, bắt một loạt lên trần nhà và hét: “Bữa tiệc bắt đầu!” Hai cảnh sát xông vào, bị bắn hạ một. Sau đó hung thủ thả 56 người, chỉ giữ lại bốn nhân viên ngân hàng làm con tin. Norrmalmstorgsdramat – tấn kịch Norrmalmstorg – bắt đầu, không phải vụ bắt cóc con tin đầu tiên, nhưng nó được truyền thông trực tiếp tường thuật từ đầu đến cuối và do đó mang tiếng vang lớn hơn cần thiết.
… Jan-Erik Olsson cố thủ cùng bốn con tin rất trẻ, từ 21-31 tuổi, và trợ thủ của hắn là Clark Olofsson, kẻ vừa được giải thoát khỏi tù. Đến ngày thứ ba thì các hung thủ bắt đầu đàm phán với cảnh sát bên ngoài. Bốn hôm sau, một con tin là Kristin Enmark, 23 tuổi, được tiếp các chuyên gia tâm lý bên giường bệnh viện. Câu hỏi đầu tiên cho Enmark: “Chị yêu Clark Olofsson?”
Video đang HOT
Sau nhiều ngày liền tiếp bị Jan-Erik Olsson giam gữ, khống chế. cảnh sát và các lực lượng an ninh Thụy Điển tìm mọi cách để ứng chứu cho 4 con tin. Nhưng đến giấy phút khống chế được hung thủ, tất cả người thân, bạn bè, lực lượng cảnh sát và những người dân theo dõi diễn biến vụ việc lại ngạc nhiên trước lời khẩn cầu của Kristin Enmark với cảnh sát:”Đừng làm đau họ, họ không làm gì chúng tôi cả!” Ra đến bên ngoài, trước hàng trăm ống kính máy ảnh và đèn pha, cô gọi với theo Clark Olofsson: “Hẹn gặp lại anh!”
Sau này cô thú thực đã có cảm tình đặc biệt với Clark Olofsson. Nhiều tháng sau khi được giải thoát, cô liên tục vào thăm hắn trong tù, cho đến hôm nay hai người vẫn thường xuyên trao đổi thư từ, dù hắn đã cưới một cô gái người Bỉ sau song sắt. Jan-Erik Olsson được ân xá sau 8 năm và cùng gia đình chuyển sang Thái Lan.
Trong lịch sử từng ghi nhận nhiều trường hợp nạn nhân bắt cóc đều có những biểu hiện của hội chứng này.
Như vụ việc một cô bé 11 tuổi bị bắt cóc và lạm dụng tình dục gần 20 năm, có 2 con và cam chịu sống chung với kẻ bắt cóc và vợ hắn ta quả thực đã khiến nhiều dư luận nước Mỹ bị sốc.
Hay vụ việc Natascha Kampusch, người Áo, là một nạn nhân điển hình mắc phải Hội chứng Stockholm. Cô bị nhốt dưới tầng hầm suốt 8 năm, từ năm 1998, khi cô bé 10 tuổi. Wolfgang Priklopil đánh đập cô hơn 200 lần một tuần và xích cô lại trong khi họ ngủ cùng, nhưng mãi đến tháng 8/2006, Kampusch mới quyết định thoát ra, còn Priklopil đâm đầu vào tàu hỏa tự sát.
Lý giải hội chứng “”Hội chứng Stockholm”
Sau rất nhiều nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý về hiện tượng tâm lý kì lạ này của các nạn nhân. Và họ đã đưa ra những giải thích như sau:
Các Bác sĩ tâm thần giải thích bằng hội chứng Stockholm qua hiện tượng cognitive dissonance khi nạn nhân bị ép buộc phải đối diện với một hoàn cảnh trái ngược, mâu thuẫn thì đã có những phản ứng ứng cam chịu thay vì kháng cự.
Nạn nhân đã tự biện luận và chấp nhận việc cầu thân với đích để thích hợp với mội trường mới hòng khỏi bị giết hoặc bạo hành. Sau một thời gian lâu dài thì các nạn nhân tỏ ra tuân phục rồi cảm mến sự chăm sóc của thủ phạm mà không ý thức được việc làm sai trái trước đó.
Ngành phân tâm học thì có những giải thích thâm sâu hơn và cho rằng hội chứng này là một bản năng sinh tồn của con người có từ hồi mới sinh ra. Giống như những đứa trẻ nhỏ phải lệ thuộc vào người mẹ nuôi, cho bú, bế ẵm thì các nạn nhân bị bắt cóc phải thuần phục hoàn toàn tên cướp về mọi phương diện khiến theo thời gian thì trở nên gắn bó.
Linh Anh (T/h)
Đặc nhiệm Mỹ SWAT tiêu diệt kẻ bắt cóc con tin tại Texas
Kênh truyền hình Fox News cho biết chiều 14/6 (giờ địa phương), một đội đặc nhiệm SWAT của Mỹ đã bắn chết một nghi phạm bắt giữ các con tin tại một siêu thị thuộc tập đoàn bán lẻ Walmart ở thành phố Amarillo, bang Texas, miền Nam nước Mỹ.
Trước đó, vào khoảng 12 giờ 30 trưa, giới chức thành phố đã thông báo về "một tay súng đang hoạt động tích cực." Cảnh sát cho rằng đây là một vụ tranh cãi tại nơi làm việc.
Theo các nhân chứng, thủ phạm đã thả một nhân viên và người quản lý của siêu thị, nhưng sau đó đã bắt giữ một nhân viên khác.
Văn phòng cảnh sát trưởng quận Randall xác nhận tay súng đã bị tiêu diệt sau khi đội đặc nhiệm tiến vào bên trong tòa nhà và không có ai bị thương trong vụ tấn công này.
Cảnh sát hiện đang truy tìm một người đàn ông Somalia mặc quần kaki.
TheoVietnam
Theo_Giáo dục thời đại
Nghệ An: 4 giờ giải cứu con tin bị kẻ nghi "ngáo đá" kề dao khống chế Kẻ bắt cóc con tin dùng dao, kéo khống chế nạn nhân bắt di chuyển trên xe máy gần 3 giờ liên tục. Khoảng 10h30" ngày 17/4, công an huyện Diễn Châu (Nghệ An) nhận được tin báo trên địa bàn xã Diễn Bích, huyện Diễn Châu, Nghệ An xảy ra vụ bắt cóc con tin. Ngay lập tức, cơ quan điều tra...