Khi con gái mê… quần đùi, áo số và đá bóng
Không váy áo thướt tha, phấn son kiều diễm, những cô gái này đẹp tự tin với quần đùi áo số, không ngại tranh chấp, va chạm để ghi bàn, tất cả vì niềm đam mê lớn với đá bóng.
Những pha bóng hào hứng – ẢNH: NGUYỄN ĐIỀN
Có mặt tại một sân bóng trên đường Đ1, P.Sơn Kỳ, Q.Tân Phú, TP.HCM, chúng tôi vô cùng hào hứng với những bước chạy đầy kỹ thuật của các cô gái để đưa bóng vào khung thành. Tuy chỉ là một giải đá bóng phong trào được tổ chức để tạo điều kiện cho các cô gái này rèn luyện sức khỏe, nhưng chúng tôi thấy rõ được tinh thần chiến đấu, sự tập trung cao độ để ghi bàn. Trong trận đấu thì vô cùng quyết liệt nhưng sau đó dù kết quả thắng hay thua thì các nữ cầu thủ nghiệp dư này vẫn dành cho nhau những cái bắt tay, nụ cười, đôi khi là lau hộ giọt mồ hôi trên trán đối thủ.
Vui mừng vì vừa ghi được bàn thắng vào đội khách, Lê Thị Ngọc Trăm, sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết bóng đá vừa là niềm đam mê vừa là bộ môn thể thao giúp cô nâng cao sức khỏe. Theo Ngọc Trăm, con gái chơi bóng đá sẽ gặp một số bất lợi như da sẽ đen do chạy nhiều ngoài nắng, dễ bị trầy xước để lại sẹo trên người… nhưng đổi lại có được trải nghiệm chơi bộ môn thể thao ưa thích và đặc biệt cảm thấy bản thân rất “ngầu” khi sút vào lưới đội bạn.
Video đang HOT
Giành được giải cầu thủ xuất sắc nhất của giải đấu, Vi Thị Bình (21 tuổi), quê ở H.Lâm Hà, Lâm Đồng hóm hỉnh: “Sẽ có người quan niệm rằng con gái không nên chơi những môn như bóng đá, vì tính cạnh tranh cao chỉ thích hợp với con trai nhưng với mình, miễn có sự đam mê thì dù giới tính nào cũng sẽ được tham gia bộ môn mình yêu thích. Mình đến với bóng đá vì nó mang lại cho mình niềm vui, xua tan mọi áp lực, căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày và cùng sự tự tin, mình nghĩ bản thân vẫn đẹp với quần đùi áo số, một vẻ đẹp của sự năng động, đầy nội lực”, Bình chia sẻ.
Đến một sân bóng khác trên đường Lạc Long Quân, Q.11, TP.HCM, chúng tôi chứng kiến một trận cầu vô cùng căng thẳng giữa các cô gái. Mặt sân nơi đây bằng bê tông khiến mỗi cú trượt ngã có thể làm cho đôi chân của những cô gái bị trầy xước, nhưng bằng sự yêu thích đặt biệt dành cho môn thể thao vua, họ đã cống hiến cho khán giả xung quanh một trận cầu thú vị.
Gắn bó với bộ môn bóng đá từ khi học THPT, Võ Thị Thúy Nga, sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết: “Bóng đá luôn mang lại cảm giác được thể hiện cá tính của bản thân, đặc biệt là những bạn nữ năng động như mình. Tuy còn hạn chế nhiều về mặt thể lực, dễ gặp chấn thương… nhưng đổi lại mình rèn luyện được khả năng quan sát, khéo léo hơn trong việc xử lý tình huống và có thể sử dụng sự nhạy bén được rèn luyện từ bộ môn này để áp dụng vào trong cuộc sống”, Thúy Nga chia sẻ.
Thắp niềm vui cho hơn 400 trẻ em dân tộc thiểu số vùng biên giới
Hội đồng Đội tỉnh Bình Phước phối hợp với giảng viên, sinh viên ĐH Sư phạm TPHCM tặng quà cho hơn 400 học sinh dân tộc thiểu số huyện biên giới Bù Gia Mập .
Đây là hoạt động này nằm trong chuỗi Chương trình "Thắp sáng ước mơ cho trẻ em khó khăn vùng biên giới" do Hội đồng Đội tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Khoa Tâm lý học (ĐH Sư phạm TPHCM) tổ chức nhằm chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 - 15/5/2021).
Tại Chương trình, trong khuôn viên trường TH Đa Kia C, xã Đa Kia, huyện Bù Gia Mập, hơn 400 học sinh của trường đã cùng tham gia các trò chơi có thưởng như: thi thổi bong bóng, dân vũ, vẽ tranh... và được hướng dẫn các kỹ năng vệ sinh cá nhân, tự bảo vệ sức khỏe để phòng chống dịch bệnh.
Học sinh vùng biên giới được tặng xe đạp
Bên cạnh đó, 30 chiếc xe đạp đã được trao cho các học sinh vượt khó học tốt, 2 công trình máy lọc nước, 1.000 tập vở, hơn 60 bộ sách giáo khoa lớp 1, 2; 400 suất quà, 200 nghìn đồng/suất đã được tặng các học sinh của trường và 30 phần quà, mỗi phần trị giá 500 nghìn đồng đã được trao tặng người dân địa phương có hoàn cảnh khó khăn.
"Em vui lắm vì được tặng xe đạp, nhận quà và cùng bạn bè tham gia các trò chơi. Từ hôm nay, em không phải đi bộ đến trường nữa", em Thị Nguyệt, học sinh lớp 2A3, trường TH Đa Kia C phấn khởi chia sẻ.
Học sinh dân tộc thiểu số được tặng quà nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh
Trước đó, nhằm tạo môi trường học tập lành mạnh cho các em học sinh tại điểm lẻ của trường Tiểu học Đa Kia C, Khoa Tâm lý học, ĐH SP TPHCM, Hội đồng Đội tỉnh Bình Phước cùng nhà trường đã phối hợp sửa chữa, nâng cấp nhà vệ sinh tại điểm trường với trị giá 18 triệu đồng.
Tổng giá trị Chương trình "Thắp sáng ước mơ cho trẻ em khó khăn vùng biên giới" mang lại lên đến hơn 170 triệu đồng - khoản kinh phí do tập thể giảng viên, sinh viên Khoa Tâm lý học, trường ĐH SP TPHCM đóng góp.
Theo thầy Hoàng Minh Thuần, Hiệu trưởng trường TH Đa Kia C, Chương trình góp phần giúp học sinh giảm bớt khó khăn, an tâm học tập và tạo không khí thi đua sôi nổi trong toàn trường, lan tỏa những tấm gương hiếu học vượt khó cùng những điều thiện lành.
Được biết, xã Đa Kia cách trung tâm huyện Bù Gia Mập 25 km. Xã được chia thành 08 thôn; trong đó, thôn Bình Hà 1 - nơi trường TH Đa Kia C đóng chân và thôn Bình Hà 2 có dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống hiện còn gặp nhiều khó khăn. 100% học sinh của trường TH Đa Kia C là đồng bào dân tộc thiểu số.
Tham gia Chương trình trong chuyến đi vào ngày 24 và 25/4, nam sinh viên Đặng Trần Luân (Khoa Tâm lý học, trường ĐHSP TP. HCM) rất xúc động khi tận mắt chứng kiến những nỗi khó khăn của học sinh và người dân địa phương.
Đoàn đã đến tận nơi ở của học sinh để tặng quà
Chuyến xe buýt san sẻ tình thương với bệnh nhi ung thư 'Xe buýt yêu thương' là câu lạc bộ của những người trẻ tuổi, góp sức mình giúp đỡ bệnh nhi tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM với nhiều phần ăn. Nhóm bạn trẻ chuẩn bị những phần ăn tặng bệnh nhi - TÚ QUYÊN Chúng tôi có mặt tại 245G Chu Văn An, P.12, Q.Bình Thạnh (nơi câu lạc bộ hoạt động) để...