Khi chuột cống đã thành “đặc sản”
Gần đây mạng xã hội và báo chí viết nhiều về câu chuyện nấu nước lèo cho nồi hủ tiếu bằng chuột cống ở TPHCM. Mọi chuyện bắt đầu từ bài viết trên mạng của một người, hoặc là thích đùa cợt, hoặc là rất tử tế, anh (chị) ta muốn cứu bà con mình khỏi thảm họa lây bệnh tật từ việc bị người ta lừa đảo dùng chuột cống chế biến thành món ăn khoái khẩu.
Bán chuột cống kèm rau thơm
Có hai trường hợp xảy ra ở đây: Một là anh (chị) ta bịa chuyện hơi vụng về, hai là chỉ đơn giản tác giả không phải là dân viết lách chụp ảnh chuyên nghiệp, nên viết bài chưa đưa ra đủ bằng chứng hay các bức ảnh “bắt tận tay day tận trán” để ai đó hết chỗ cãi. Để đến lúc sự việc ầm ĩ thì ai đó đi kiểm tra, thấy “tang vật bị tẩu tán” hết, nên vu cho anh (chị) ta đưa hoang tin làm khổ những lương dân hành nghề bán hủ tiếu. Quả thật, nếu đúng là “những người thích đùa xuất hiện” thì tôi rất thương người bán hủ tiếu một nắng hai sương, lo miếng ăn ngon nghẻ cho thiên hạ, lời lãi chả bao nhiêu giờ lại khổ sở vì tin đồn. Người viết bịa chuyện hay chỉ là họ chưa thu thập đủ bằng chứng thuyết phục hơn?
Chuột cống trong lồng trước khi làm thịt
Chúng ta từng có những thí dụ tày trời kiểu đó: một làng cốm nổi tiếng Hà Nội dùng hóa chất làm xanh màu cốm, đoàn nhà báo thứ nhất đến điều tra tố cáo về nguy cơ độc hại khiến ai nấy hãi hùng. Khi báo chí về phỏng vấn lần thứ 2 để kiểm tra thông tin, người ta sẵn sàng lấy nguyên liệu lá lẩu tạo màu xanh của cốm theo lối truyền thống ra… trình diễn. Rồi lu loa là một bài báo sai làm cả nghề, cả làng truyền thống bao nhiêu đời nay bị tổn hại. Thế là đoàn nhà báo thứ 2 nói: Đấy, bài báo trước quy kết oan cho làng cốm. Nhà báo ác khẩu quá. Đoàn nhà báo “thanh minh cho làng cốm” vừa về, thấy yên chuyện, làng ấy lại dùng hóa chất nhuộm xanh như cũ và đoàn nhà báo thứ… 3 phải phản ánh tiếp. Lý do: Dùng hóa chất nhanh gọn, rẻ tiền, công nghiệp hóa. Không có ai giám sát kiểm tra nữa, tội gì kẻ thất đức nó không làm. Liệu chuyện “chuột cống trong nồi hủ tiếu” có theo kiểu “cốm xanh ngọc” nhờ hóa chất không? Tôi không dám chắc chắn điều gì.
Bắt chuột cống ở các bệnh viện lớn bán cho người ta ăn!
Có một sự thật là tôi từng điều tra nhiều vụ đi bắt chuột cống về bán, về làm đặc sản trên bàn tiệc ở miền Bắc. Một làng ở tỉnh Bắc Ninh, không ít thanh niên cả đêm lùng sục khắp các cống rãnh, bệnh viện lớn ở Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), Hải Dương, Hưng Yên… để bắt chuột cống. Họ công khai bắt, công khai bán. Và dân chúng “u mê” ăn ào ào. Tôi đã đi theo anh chàng này, một đêm anh ta bắt được vài chục kilogram chuột cống. Bắt ở phố Hà Nội, đặc biệt là các bệnh viện Bạch Mai, Việt – Đức, Xanh Pôn.
Những con chuột bằng bắp chân, nặng có lẽ đến cả ký lô, lông lá, bẩn thỉu, hôi hám, thậm chí chúng thường xuyên ăn các mẫu bệnh phẩm hay chất thải, rác thải ở bệnh viện nào đó. Khi chúng tôi “hóa trang” thành người nghiên cứu để đến các gia đình bắt chuột cống làm đặc sản này, thì họ tiết lộ: Một thành viên trong nhà, một ngày bắt được 30kg chuột cống, họ bỏ túi 3 triệu đồng!
Chuột cống mổ ra, ria chuột đem làm lông mi giả cho quý bà ở tiệm thẩm mỹ,thịt chuột bán ngay ở làng, bán cho các hàng quán ở Từ Sơn (Bắc Ninh), làm các mâm cỗ do người Hà Nội đặt “đặc sản chuột đồng ở làng truyền thống ăn thịt chuột”. Ghi âm, ghi hình mọi chuyện, chúng tôi còn xin số điện thoại của quán đặc sản dùng nguyên liệu “chuột cống” do anh ta bắt được hằng đêm. Khi gọi đặt “cỗ”, người ta ngọt xớt, dẻo quẹo nói là chuột đồng ngon lắm, bán đến ngót triệu đồng/mâm. Một PGS ở ĐH Nông nghiệp 1 Hà Nội, sau khi nghe chúng tôi trình bày vấn đề, đã kinh sợ trả lời rất thống thiết về sự bất nhân của đám người kia.
Trước khi viết những dòng này, chúng tôi lại cập nhật thêm về một làng ở Hưng Yên với nhiều người bắt chuột cống về mổ bán cho người khác ăn. Họ cứ đàng hoàng, thanh thiên bạch nhật đi bắt chuột cống về bán. Cấm thấy ai hỏi han, kiểm tra, nhắc nhở bao giờ. Sau vụ nồi hủ tiếu dính nghi án nấu nước lèo bằng chuột cống, TS Lâm Quốc Hùng – Trưởng phòng giám sát ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) – đã phát biểu trên tờ Sài gòn Tiếp thị: “Chuột cống là động vật chưa được cơ quan chức năng kiểm soát vì không coi đây là thực phẩm, không đủ tiêu chuẩn làm thực phẩm.
Nếu người dân cố tình sử dụng động vật này là vô trách nhiệm với sức khoẻ bản thân. Người cung cấp những sản phẩm này cũng vô trách nhiệm với sức khoẻ cộng đồng. Nếu người kinh doanh vì lợi nhuận cố tình kinh doanh thực phẩm không an toàn, không đảm bảo vệ sinh là đã vi phạm Luật An toàn thực phẩm, vì sử dụng nguyên liệu không đảm bảo an toàn để chế biến”.
Cơ quan giám sát, quản lý an toàn thực phẩm bao giờ cũng đi sau, phản ứng của họ chưa hiệu quả, hoặc có thể họ không có phản ứng gì. Ai đó bảo, người Việt Nam đang đồng thuận để tự sát tập thể bằng… thực phẩm bẩn. Sờ vào món gì cũng bẩn, từ lúc ngủ dậy ăn sáng với bún, phở, bún chả – thì dính bún trộn hóa chất, phở ngâm phoóc môn, chả nướng bằng thịt thối “phù phép” bằng chất tẩy rửa; trưa đi ăn thì cũng vậy, rau nhiễm thuốc kích thích tăng trưởng, lợn gà nuôi tăng trọng, rồi nước khoáng đóng chai bẩn, nước ngọt làm bằng hóa chất, sinh tố bằng hoa quả tẩm hóa chất hoặc hoa quả thối, cà phê làm bằng ngô rang cháy trộn với hóa chất có mùi vị cà phê… Cái gì cũng độc hại, nhiều người co cụm lại tự trồng rau, tự nuôi gà mà ăn, như thời… tự cung tự cấp nửa thế kỷ trước. Có người liều, món gì cũng độc, đến vào siêu thị mua ở gian hàng “thực phẩm an toàn” với giá cắt cổ cũng vẫn dính độc hại cơ mà, thôi thì… cứ ăn đi, vì đằng nào cũng… như nhau. Nếu không “cải tổ” vấn đề an toàn thực phẩm, thì rõ ràng tất cả chúng ta đã đồng thuận để tự sát tập thể, hoặc cùng hẹn nhau ở bệnh viện ung thư.
Video đang HOT
Bán chuột cống ở Bắc Ninh
Sau mỗi gánh hàng rau, gánh hàng hoa, hay nồi hủ tiếu, quán phở nhỏ xíu là số phận của bà con mình, của nhiều người khác nữa. Xin nhắc lại, họ có thể là bố mẹ người viết bài này, họ một nắng hai sương, có khi nuôi cả các ông cử cậu tú cho non sông này. Nhưng chuyện bắt, bán, chế biến chuột cống làm món ăn, làm đặc sản như các bức ảnh tôi công bố ở trên, thì tôi dám khẳng định: Đó là sự thật 100%. Sự thật đó ở ngoài Bắc, sợ gì mà nó không chạy vào Nam được nhỉ và nếu nó chạy vào rồi thì cũng có gì đáng ngạc nhiên đâu nhỉ?
Hẹn gặp nhau ở bệnh viện ung thư
Tôi xin kể một câu chuyện khi đi nuôi bệnh nhân ở Bệnh viện Ung bướu Trung ương, như sau: 4 người một giường, có người nôn mật xanh mật vàng, rụng trụi tóc vì truyền hóa chất điều trị ung thư, họ phải cầm chai hóa chất treo lên cái cây rồi ngồi dưới gốc cây đau đớn hãi hùng “nghe” hoá chất tuồn vào cơ thể teo tóp của mình. Nó còn là một phần hậu quả của việc quản lý thực phẩm thiếu nhân văn, được chăng hay chớ. Tại bệnh viện đó, tôi tâm sự với hai người bị ung thư đầu trọc, da xanh như lá rừng. Một anh khoe, anh trồng chè, bao giờ cũng dành riêng một luống chè không phun thuốc trừ sâu để cho gia đình mình uống, số độc hại anh bán cho “chúng nó” xơi. Một anh trồng rau ở Hà Nội bảo, rau của tớ không phun thuốc sâu thì sâu nó ăn hết, không kích thích nó lớn nhanh thì mình rã họng vì đói, thế là anh phun tất. Riêng rau để nhà anh ăn thì trồng riêng ra một luống rau sạch, ăn sống ngon ơ, sướng lắm. Tôi nghe mà đau lòng, giờ kể ra càng đau lòng, vì 2 anh ấy đều đã chết.
Anh trồng chè dành riêng đồi chè sạch cho mình uống lại mua rau của anh bán rau bẩn về ăn; còn anh trồng rau dành riêng cho mình một luống rau sạch để ăn cho sướng mồm, thì lại nhâm nhi uống chè chứa thuốc trừ sâu của anh chè bẩn.
Dụng cụ của người bắt chuột cống
Càng đọc nhiều, càng đi nhiều nước trên thế giới, tôi càng sợ hãi khi nghĩ đến cái cảnh đồ ăn thức uống, thực phẩm nói chung của chúng ta bị thả lỏng. Mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy bán. Chả đâu xa, ngay chuyện chuột cống, tôi viết báo, in ảnh về vụ “cả làng ăn chuột cống”, con đường kinh dị để chuột cống biến thành đặc sản trên bàn tiệc của bà con mình từ lâu, nhưng cơ quan chức năng vẫn cứ mặc kệ. Người ta không xử lý hay xử lý rồi mà lực bất tòng tâm? Chỉ biết sự việc đâu đóng đấy, các vùng quê, thanh niên vẫn hì hụi sống ngất ngưởng với nghề bắt chuột cống đem bán làm đặc sản.
Theo Lao Động
Người bán hủ tiếu cay đắng vì tin nhảm "nước lèo thịt chuột cống"
Cả tuần nay, nhiều người mưu sinh bằng bán hủ tiếu rơi vào cảnh cay đắng khi nấu ra mà chẳng có mấy ai mua ăn. Tất cả cũng vì cái tin đồn thất thiệt nước lèo hủ tiếu nấu bằng thịt chuột cống cho ngọt.
Ngày 24/10, bài viết của một tác giả tên Đại Lâm xuất hiện trên một trang web, sau đó lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội với nội dung, trong một lần ngồi sau xe của một cảnh sát hình sự đi tuần tra đã phát hiện ra năm con chuột cống trong nồi nước lèo của một xe hủ tiếu ven đường. Nội dung không chứng cứ đó ngay lâp tưc đươc nhiêu ngươi ban tan xôn xao. Biêt bao sô phân, biêt bao cuôc đơi mưu sinh kho nhoc băng nghê ban hu tiêu trên cac thanh phô lơn rơi vao môt phen lao đao. Những người lao động nghèo sống bằng nghề bán hủ tiếu ở Đa Năng cung không ngoai lê.
Tin đồn ảo... nhưng nỗi đau có thật!
Môt ngay mưu sinh cua vơ chông anh Nguyên Thanh Khoe (41 tuôi) va chi Nguyên Thi Kim Cuc (37 tuôi) băt đâu tư 15h30. Chiêc xe hu tiêu cua anh chi trên via he đương Tôn Đưc Thăng, cach trương ĐH Sư pham khoang 100m (Q.Liên Chiêu, Tp.Đa Năng) đa qua quen thuôc vơi nhiêu ngươi dân va sinh viên nơi đây.
Vợ chồng anh Khõe bán hủ tiếu trên đường Tôn Đức Thắng, Đà Nẵng.
Anh chi quê ơ Quang Ngai, vi ơ quê không co viêc lam nên anh chi đanh gưi 3 con nhỏ cho ông ba ngoai nuôi rôi khăn goi ra Đa Năng ban hu tiêu mưu sinh. Môi thang tra tiên phong tro 1 triêu, trư cac khoan chi phi sinh hoat, con lai anh chi tich gop gưi vê quê cho cac con ăn hoc. Cư thê, chiêc xe hu tiêu go chơ ca sô phân cuôc đơi ca gia đinh anh chi suôt 3 năm qua.
Ấy thế mà chỉ vì một bài viết không có bằng chứng nói hủ tiếu nấu nước lèo từ thịt chuột đã khiến hủ tiếu anh chị nấu ra mấy ngày qua bán ế ẩm.
"Vợ chồng tôi chỉ ăn một buổi cơm trưa, buổi chiều thì ăn hủ tiếu mình nấu ra bán. Chứ thịt chuột mô ở đây?". Chị Cúc bức xúc vừa nói, vừa cầm chiếc vá chao từ đáy nồi nước lèo nấu bằng xương heo lên cho chúng tôi xem.
"Ngày nào vợ chồng tôi cũng đứng vỉa hè bán, không kể thời tiết mưa gió, lạnh lẽo, cực khổ vì con cái chứ nào sướng sung gì. Chúng tôi có thù oán gì đâu mà bị phải chịu cảnh khổ thế này" - anh Khõe nói giọng buồn bã.
Chúng tôi ghé hàng hủ tiếu của vợ chồng anh Nguyễn Văn Tam (31 tuổi, quê gốc Quảng Ngãi) nằm ở cuối đường Ngô Sỹ Liên (Q.Liên Chiểu). Hủ tiếu anh Tam có tiếng từ lâu. Trước kia, nơi anh bán đêm nào cũng nhộn nhịp khách ra vào. Khách hàng của anh là những cô cậu sinh viên, công nhân nghèo, những người dân không kịp nấu cơm tối cũng tới ăn ủng hộ. Hủ tiếu anh bán đầy đủ thịt, chả, trứng cút, rau... vừa ngon lại rẻ nên đã là lựa chọn của nhiều người.
Anh Tam buồn bã ngồi nhìn bàn ghế vắng hoe khách.
"Tôi vào Sài Gòn làm lụng vất vả từ nhỏ vì gia đình quá nghèo. Năm 2001, tôi cùng ba ra đây bán hủ tiếu. Ba truyền lại nghề cho vợ chồng tôi gần 3 năm nay. Trước kia, mỗi đêm tôi bán được 200 tô, tới 22h đêm là xong nhưng giờ chỉ vì tin đồn nhảm nhí đó mà chúng tôi sống dở, chết dở. Mấy ngày qua sinh viên không dám tới ăn nữa, tôi bán tới 1-2h sáng mà cũng không hết, đành đưa về ăn gắng vài tô khỏi tiếc, còn thừa tới nửa nồi nước lèo mà cũng phải đau xót đổ đi". Nói rồi anh Tam đưa ánh mắt buồn nhìn về phía 5 chiếc bàn vắng hoe không một ai ngồi. Chỉ cách đây hơn mười ngày thôi, 5 chiếc bàn đó đầy ắp người ngồi ăn, vợ chồng anh Tam bán cho khách không kịp nghỉ tay chứ không rảnh rang mà ngồi tâm sự với chúng tôi như bây giờ.
Chiếc xe hủ tiếu là cần câu cơm của vợ chồng anh Tam những năm qua. Nếu không đi bán hủ tiếu thì anh cũng không biết làm gì khác. Anh chị sinh được một đứa con trai nhưng lại bị bệnh tự kỷ, không được bình thường như bao đứa trẻ khác. "Nuôi mình nó mà còn vất vả hơn người ta nuôi hai đứa bình thường" - anh Tam gượng giọng.
Ăn tô hủ tiếu 5 phút... chuẩn bị gần nửa ngày
Chúng tôi ghé thăm nhà anh Tam, chị Phượng từ sáng sớm để xem cách thức nấu một nồi hủ tiếu vất vả thế nào. Anh chị sống tại căn nhà trọ lụp xụp rộng chừng 30 mét vuông gần đường tàu (Tổ 14, P.Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiểu) với giá 700 ngàn/tháng.
Tối qua vì hàng ế nên 2h sáng vợ chồng anh mới về tới nhà. Nhưng hôm nay, anh Tam vẫn phải dậy từ 6h sáng như mọi ngày để rửa tô chén. Còn chị Phượng thì chở con đi học ở trường khuyết tật Nguyễn Đình Chiểu, rồi ghé qua chợ Hòa Khánh mua đồ về sửa soạn cho tối đi bán.
9h chị Phượng đi chợ về. Chị vẫn mua xương heo, thịt heo, trứng cút, hành, ngò gai, chanh, ớt, gia vị... như mọi khi nhưng mấy hôm nay bán ế nên chị mua ít hơn. Chị Phượng vừa đặt đồ xuống đã bắt tay vào chiên mỡ cho giòn, rồi lấy mỡ phi hành khô, xong đó là luộc trứng cút.
Anh Tam bán hủ tiếu cuối đường Ngô Sỹ Liên
Anh Tam thì hì hục đưa vòi nước rửa chiếc xe hủ tiếu và nồi nấu nước lèo. Sau đó anh đưa xương heo trụng sơ nước sôi rồi đem ra rửa thật sạch và bỏ vào nồi, cho nước vào hầm thật kỹ. Khi sôi thì cho thêm 1 tý muối và đường phèn vào cho ngọt nước lèo. Khi đã chín thì nêm đường, muối, bột ngọt, cho vừa ăn.
"Đấy chú xem đó, nấu khổ cực cả ngày, đun nồi nước lèo từ 11h tới 15h chiều mới xong, chuột ở đâu mà người ta làm khổ những người nấu hủ tiếu chúng tôi" - anh Tam bức xúc.
Anh Tam cho biết thêm, từ xưa tới giờ cũng đã có nhiều lần người ta ác ý tung tin đồn nước lèo hủ tiếu nấu từ giun đất, thịt chuột, rồi hầm từ xương thừa, thịt hư... Thời gian trôi qua, mọi chuyện cũng lắng xuống và hủ tiếu vẫn là món ăn ưa thích của nhiều người dân. Anh Tam tin tưởng mọi chuyện rồi sẽ qua nhưng vẫn lo ngai ngái, mỗi năm mà có vài đợt tin đồn thế này thì hủ tiếu nấu ra sẽ không biết bán được cho ai.
Thiết nghĩ, cơ quan chức năng cần sớm điều tra và xử lý nghiêm những kẻ cố tình gây hoang mang cho xã hội để sớm ổn định cuộc sống mưu sinh của những người lao động khó nghèo.
Một số hình ảnh PV ghi lại tại nhà anh Tam:
Anh Tam đang dùng vòi nước rửa chiếc xe và nồi sạch sẽ.
Anh Tam chỉ cho chúng tôi xem nồi nước lèo chỉ nấu từ xương heo.
Chị Phượng đang pha trà chuẩn bị tối đi bán.
Cậu sinh viên cùng xóm trọ thấy vợ chồng anh Tam vất vả nên thường qua phụ giúp nhặt rau.
Đồ bán được chuẩn bị gọn gàng, sạch sẽ.
Theo Infonet
Nấu hủ tiếu bằng chuột cống, ai đồn mà ác nhơn vậy? Mấy ngày qua, tin đồn về một xe hủ tiếu nấu nước lèo bằng chuột cống làm xôn xao cư dân mạng. Những người nghèo mưu sinh bằng xe hủ tiếu gõ lại thêm một phen lao đao. Những người nghèo mưu sinh bằng xe hủ tiếu gõ lại thêm một phen lao đao Nấu bằng chuột sao tui và con tui vẫn...