Khi chúng mình già đi!
Khi nào chúng ta già đi? Đó là lúc tóc hai đứa lâm râm sợi bạc, chân chậm mắt mờ nhưng đôi bàn tay vẫn nắm chặt nhau. Là lúc anh gọi em vài tiếng “bà nó ơi” thay cho cô gái đôi mươi anh thường hay gọi…
Ảnh minh họa
Em có biết điều tuyệt vời nhất trong cuộc đời này là gì không?
Em không.
Là khi chúng mình già đi…
Tại sao lại là khi già đi ?
Vì lúc ấy, anh vẫn còn một người kể cho mình nghe những câu chuyện thời trẻ.
Em chỉ cười sau câu nói đó, người con gái ở cạnh tôi những năm tháng thanh xuân đẹp nhất.
Khi nào chúng ta già đi? Đó là lúc tóc hai đứa lâm râm sợi bạc, chân chậm mắt mờ nhưng đôi bàn tay vẫn nắm chặt nhau. Là lúc anh gọi em vài tiếng “bà nó ơi” thay cho cô gái đôi mươi anh thường hay gọi. Ngày đó, ta sẽ cùng nhau kể luyên thuyên vài câu chuyện cũ, đôi lúc đãng trí mà quên đi vài thứ xô bồ, huyên náo thời trẻ. Anh sẽ kể cho em nghe về thời em đẹp! Khi chúng ta rong ruổi khắp những cung đường, cả thời lang thang đi tìm sự nghiệp và cả những khi chúng ta hẹn ước trăm năm.
Khi chúng ta của mấy chục năm nữa, chúng mình chán ngấy những bận rộn trên vai, mệt nhoài giữa thành phố chật chội. Anh và em đi tìm tuổi già, rồi cùng nhau tìm chốn an yên mà hưởng trọn những ngày tháng tươi đẹp còn lại. Anh sẽ xây một căn nhà nhỏ. Em trồng những khóm hoa tươi. Chúng ta nuôi vài ba con gà, đào ao thả cá. Cả hai sống an yên hạnh phúc cuối đời.
Video đang HOT
Đôi mình ngồi cạnh nhau trước hiên nhà, xem từng tấm ảnh đã cũ. “Tóc bà bạc rồi”, “tóc ông cũng thế”, ngày xưa chúng mình cũng đẹp thế! Những bức thư ngả màu, những thước phim đã cũ, cả căn nhà du dương trong những bản tình ca. Chúng ta ngồi lại bên nhau nói chuyện ngày xưa, “ngày xưa ông tán tôi thế nào nhỉ?”. Rồi em chỉ cười: “Anh nào có mất gì đâu”.
Chúng mình sẽ có những đứa con và cả căn nhà chìm trong tiếng cháu chắt. Ta sẽ nói cho chúng về những ngày đẹp nhất, khi ông bà vẫn nắm tay nhau đi qua bao bão giông cuộc đời. Cũng giống như hàng cây sau nhà lung lay trước gió, dù nắng mưa vẫn bên nhau. Mình sẽ kể cho chúng nghe về chuyện tình yêu, chuyện gia đình, chuyện làng xóm, chuyện quê hương. Cả những điều chúng mình ghét cay ghét đắng, nhưng lại khuyên chúng để lớn lên và trưởng thành.
Và em biết không? Rồi chúng mình sẽ già đi, thành những ông già, bà lão, ngồi nhìn thời gian trôi, ngồi đếm những mùa xuân không bao giờ quay lại. Đếm nỗi nhớ con cháu lúc tuổi già và cả sự huyên náo của dòng đời tấp nập. Kiếp người sao ngắn quá, chưa hết trăm năm tóc bạc, đã phải cùng nhau ngồi đếm tuổi, đếm ngày.
Ngày đó, em sẽ sợ căn nhà vắng bóng còn anh thèm trò chuyện. Em sẽ lại lẩm cẩm giận anh vì hôm qua quên bơm nước, còn anh chỉ cười trừ vì “chúng mình già thật rồi”. Chúng ta sẽ ngồi bên hiên nhìn về phía con đường nhỏ, chờ bóng dáng con cháu mình về ăn cơm cúng giỗ. Lại rơm rớm nước mắt, nhìn chúng đi thành phố làm ăn.
Khi chúng mình già đi, không còn những ngày tháng rong chơi như ngày còn trẻ. Chỉ muốn bên nhau thảnh thơi đến trọn vẹn tháng ngày. Không còn những háo hức thanh xuân mơn mởn, sẽ là những bông hoa chờ ngày xuống hạt. Cuộc sống xoay vần, cứ già đi rồi đi mãi, chỉ còn chúng ta với tình yêu.
Em sẽ chẳng còn giận anh vì những điều nhỏ nhặt, không còn cãi vã và cả những cơn ghen vội vàng dành cho anh. Bởi vì, người ta chỉ thương nhau cho những điều đẹp nhất và đặc biệt khi là những điều cuối cùng. Vì khi đó, chúng ta sẽ sợ một ngày mai, người bên cạnh không may đi mất, nỗi cô đơn tuổi già đáng sợ phải không? Vì chúng mình đều sợ đơn độc, sợ sẽ có một người phải ra đi trước, bỏ lại một người đơn độc phía sau. Sợ một sớm mai, cây bên nhà không được tưới tắm, đàn gà con mới nở chẳng kịp cho ăn. Sợ chúng ta phải xa nhau cho những ngày sau cuối, không còn nắm chặt lấy tay để đi hết cuối con đường.
Cô gái ngày nào của anh sẽ thành “bà cụ khó tính”. Bởi vì trọn kiếp con người sinh – lão – bệnh – tử, ai cũng phải già đi như thế. Trong anh và em có cả những nỗi sợ sớm mai, sợ đến lúc mình nhắm mắt xuôi tay về với hư vô, sợ con cháu vô tình quên đi chúng ta như một căn nhà cũ. Sợ cả những lúc ta không còn thủ thỉ, cạnh một người vào những sớm bình minh. Anh cũng sợ một ngày thời gian trôi nhanh, chúng ta chạy chậm, đi chậm, nhưng lại phải đua với cuộc đời đang rút ngắn. Nhưng, em à, hóa ra một kiếp người chật vật, vội vã một đời chỉ đổi lấy vài ngày bình yên. Hóa ra những gì mà thời trẻ hoài bão lại chẳng thể đổi lấy vài năm sự sống, những giành giật thường tình, những oán thán, thở than, chẳng khác nào cái lật mình của vũ trụ, chớp mắt đã không thấy đâu.
Ngoài kia cuộc sống vẫn xô bồ, trong căn nhà nhỏ của chúng ta thời gian như dừng lại, anh và em cứ vậy mà an yên.
“Khi chúng ta già
Con cháu chúng ta đã lớn.
Chúng thuộc về đám đông
Di chuyển rất nhanh về phía trước
Chân chúng mình run… chúng mình không kịp bước
Mình nương tựa vào nhau
Nuôi gà
Và gói cả thế gian vào lòng bàn tay”.
Nguyễn Thị Việt Hà
Theo baophapluat.vn
Bố mẹ chồng từng chê bai công việc của tôi, không ngờ biến cố lớn ập đến, cả nhà chồng được cứu nhờ tôi
Sau biến cố này, cả nhà chồng cũng có thái độ thay đổi hẳn với tôi. Thế mới nói, ở đời không ai biết trước được điều gì.
Tôi thú thật là tôi học không giỏi, nhà lại khó khăn, dưới tôi thì có cậu em trai nên bố mẹ muốn tôi tốt nghiệp cấp 3 sẽ làm công nhân trong nhà máy gần nhà. Quê tôi gần Hà Nội, khu công nghiệp rất phát triển và chế độ lương, công việc phù hợp với nữ công nhân cũng đa dạng. Vì vậy, tôi đã lựa chọn con đường ấy để kiếm tiền phụ giúp gia đình.
Đi làm được 3 năm, tôi luôn làm tốt việc của mình, còn quan tâm đến đồng nghiệp nên được sếp chú ý. Tôi còn trẻ nhưng đã được lên quản lý xưởng, lương mỗi tháng hơn 15 triệu. Lúc này, gia đình tôi kinh tế cũng khá hơn, tôi mới bắt đầu hẹn hò, yêu đương.
Bạn trai tôi là người cùng xã, gia đình kinh doanh trang trại theo mô hình vườn ao chuồng, có thêm xưởng chế biến thực phẩm xuất đi nhiều nơi nên khá giàu có. Cả gia đình anh bận rộn, làm không bao giờ hết việc. Khi biết anh yêu tôi, bố mẹ chồng ủng hộ nhưng lại ra một yêu cầu: "Cưới về thì con nghỉ việc, về làm với gia đình, con làm công nhân người ta lại chê cười nhà này không nuôi nổi con dâu".
Mẹ chồng ác cảm với công việc của tôi. (Ảnh minh họa)
Thực sự tôi không muốn nghỉ việc, ở quê tôi chi phí sinh hoạt thấp, 15 triệu mỗi tháng là một số tiền lớn, vì vậy tôi cứ gật đầu cho qua chuyện nhưng sau cưới tôi vẫn đi làm. Tôi kiếm nhiều lý do, sếp giữ người, công ty chưa cho nghỉ vì vướng thủ tục bảo hiểm...nên mẹ chồng rất khó chịu.
Biết ý, tôi chủ động tìm hiểu cách quản lý sổ sách kinh doanh để giúp mẹ. Hàng ngày tôi lo bữa sáng đầy đủ rồi mới đi làm, tối tôi về hơi muộn nhưng cả nhà cũng làm muộn nên tôi vẫn là người chuẩn bị cơm nước. Việc nhà tôi luôn chu đáo, giặt giũ, lau dọn, phụ giúp bố mẹ đóng hàng, giao hàng.
Đến lúc tôi sinh con, mẹ chồng càng quyết liệt yêu cầu tôi nghỉ hẳn ở nhà vừa chăm con vừa phụ giúp việc ở xưởng chế biến thực phẩm gia đình, nhưng tôi nhất quyết không đồng ý. Việc tôi phản ứng gay gắt như vậy cũng là vì chồng tôi khá lười biếng, nếu tôi mà ở nhà thì anh sẽ bỏ mặc không phụ giúp bố mẹ nữa. Tôi đi làm có thu nhập, anh cũng có trách nhiệm hơn.
Tôi đã giúp đỡ được bố mẹ chồng lúc khó khăn nhất. (Ảnh minh họa)
Thật không ngờ, năm nay có dịch nên nhà tôi bị ảnh hưởng nặng nề, xưởng thực phẩm đóng cửa, lợn bị tiêu hủy mất gần 4 tỷ đồng. Bố mẹ chồng tôi cũng đã ngoài 50 tuổi, đến lúc mệt mỏi thì phải gánh trên lưng một món nợ ngân hàng quá lớn.
Suốt 4 tháng nay, bố mẹ chồng tôi xoay sở chăm lo cho ao cá, nhưng chưa đến lúc thu hoạch nên cũng chẳng có tiền. Tôi đưa ra 100 triệu tiết kiệm từ lương của mình, giúp bố mẹ có tiền chi tiêu tạm thời, xoay mua con giống để thả cá, nuôi gà. Mẹ chồng tôi đã nhìn công việc của tôi bằng con mắt khác hẳn.
Tôi thấy nhiều người có định kiến với nữ công nhân, xem là công việc thấp kém, nhưng tôi luôn tự hào về công việc của mình, miễn là kiếm đồng tiền lương thiện, trong sạch, đủ chi phí cho bản thân và có thể giúp đỡ gia đình. Mẹ chồng tôi cũng đã thay đổi hoàn toàn sau biến cố ấy, bà không còn khó chịu khi nhắc về công việc của tôi nữa.
Theo doanhnghiepvn.vn
Phụ nữ hãy 'nâng giá' yêu nếu không muốn biến mình thành trạm nghỉ qua đường Nói "nâng giá" yêu ở đây có nhiều nghĩa: Đó là việc chọn lựa khắt khe hơn về đối tác, là việc nâng giá trị cho chính bản thân mình... Phụ nữ thường hay truyền nhau những bí quyết khiến chàng mê mẩn, những kĩ năng giường chiếu mà đôi lúc họ quên việc phối hợp cùng nhau "nâng giá" yêu vì để...