Khi chồng thích cơm nhà
Được một thời gian, Thủy bắt đầu nhận ra, những “ bữa cơm gia đình” ấy đã khiến cô không có cơ hội tham gia những bữa ăn khác.
Ảnh minh họa
Trong khi nhiều cô vợ vất vả dùng đủ mọi cách để lôi kéo đức ông chồng từ bỏ các cuộc tiếp tân, các cuộc nhậu ồn ào để trở về với “bữa cơm gia đình” mỗi tối, thì lại có người ôm nỗi niềm “chồng thích cơm nhà” chẳng dám tỏ cùng ai.
“Vì mình mà than phiền, thì sẽ bị quy kết ngay là được voi đòi tiên, bao nhiêu người muốn mà không được” – Thủy, cô bạn thân từ hồi đại học của tôi, hiện đang làm việc tại TP.HCM nhỏ nhẹ. “Mình đã nghe không biết bao nhiêu bà vợ than vãn vì ông chồng cứ “cơm hàng cháo chợ” rồi, mình cũng hiểu là chồng cứ vắng mặt trong bữa cơm chung suốt thì cũng buồn thật, nhưng chồng chỉ thích ăn cơm nhà cũng có cái bất tiện đấy, không phải hoàn toàn sung sướng cả đâu”.
Ngày trước, Thủy là một cô gái xinh xắn, học khá. Khi chúng tôi tốt nghiệp ra trường đang tất bật tìm việc làm thì Thủy đã có công việc ổn định tại một công ty tư nhân và đi lấy chồng. Chồng cô là một nhà khoa học trẻ xuất thân từ một gia đình khá giả. Ngay từ hồi đang tìm hiểu nhau, cô đã rất cảm kích khi nghe người yêu thổ lộ rằng anh rất thích được ăn những bữa ăn gia đình ấm cúng, rằng mẹ anh là một phụ nữ nấu ăn rất ngon và cha anh suốt cuộc đời hầu như chỉ ăn cơm do mẹ nấu. Lúc đó, Thủy đã tự hứa rằng, cô nhất định sẽ cột chặt ông chồng với gia đình bằng những bữa cơm ngon lành, đúng như câu nói, con đường tới trái tim của người đàn ông phải qua dạ dày.
Những ngày mới về sống chung quả là mật ngọt. Sự cố gắng bếp núc của Thủy được đền đáp xứng đáng bằng những lời khen ngợi động viên của chồng, dù rằng cô vốn dĩ chẳng phải là cô gái nấu ăn giỏi. Buổi sáng Thủy đi chợ mua thức ăn về rồi chế biến sẵn bỏ tủ lạnh, buổi trưa tranh thủ chạy về nhà nấu cơm hai vợ chồng cùng ăn rồi lên công ty làm việc tiếp, buổi tối thong thả hơn, hai vợ chồng ngồi ăn đầm ấm cứ như ca dao – “chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”. Ngày nghỉ, Thủy chăm chỉ đổi món cho chồng. Cô rất tự hào khi thấy dẫu chồng có đi ăn cưới, thì về nhà anh cũng cứ phải ăn thêm cơm nhà mới “yên bụng”. Có lần Thủy đi công tác một tuần, khi về cô ứa nước mắt thấy thùng rác toàn vỏ cơm hộp với vỏ mì gói. Chồng chép miệng: “Ăn cơm ở nhà với vợ quen rồi, ra tiệm ăn cũng ngại”.
Thế nhưng được một thời gian, Thủy bắt đầu nhận ra, những “bữa cơm gia đình” ấy đã khiến cô không có cơ hội tham gia những bữa ăn khác. Những trưa nắng chang chang vội vã lao về nhà, tất bật vào bếp xào xào nấu nấu, Thủy bắt đầu thấy nhớ những trưa cùng cả phòng leo lên một chiếc taxi đến một quán cơm văn phòng mát mẻ nào đó, vừa ăn vừa tán gẫu, ăn xong về công ty vẫn còn kịp ngả người trên ghế nghỉ nửa tiếng. Không biết từ lúc nào, những cuộc gặp gỡ bạn bè hay với khách hàng ngoài giờ làm đã không còn có mặt Thủy. Ai cũng biết Thủy tự hào có một ông chồng yêu thích bữa ăn gia đình, và cô hạnh phúc được chuẩn bị bữa ăn cho chồng. Thủy sốt ruột khi thấy dường như những mối quan hệ xã hội của mình đang bị thu hẹp lại. Còn bữa ăn ở nhà vẫn rất ngon lành nóng sốt, nhưng lời khen ngợi của chồng hầu như không còn nữa (ừ, mà chẳng lẽ cứ khen mãi?) giờ đây, anh nghiễm nhiên coi nấu ăn ngày hai bữa cho chồng là nghĩa vụ của một người vợ đảm đang.
“Anh à, anh làm khoa học không cần nhiều mối quan hệ, nhưng em thì cần. Thỉnh thoảng em phải gặp khách hàng vào buổi trưa. Hay là buổi trưa mỗi người tự ăn cơm ở công sở, chiều về ăn cơm nhà được không anh?” – có lần Thủy đề nghị. “Ừ, nếu công việc của em cần thì tự ăn trưa cũng được” – chồng đồng ý ngay. Nhưng anh lại vẫn về nhà, loay hoay lục thức ăn trong tủ lạnh ra nấu ăn một mình. Mẹ chồng biết chuyện, xót xa: “Thủy ơi, con làm gì thì làm, cũng phải lo cho chồng ăn uống tử tế chứ!”. Vừa thấy mình có lỗi khi để chồng lụi cụi nấu nướng, vừa bực bội trước lời trách của mẹ chồng, Thủy đành lại bươn bả chạy về mỗi trưa để nấu cho chồng ăn.
Video đang HOT
Cho đến giờ, Thủy vẫn rất thương khi thấy hễ không có vợ thì chồng mình lại ăn mì gói. Nhưng cô không tự hào trước lời khen ngợi “đảm đang, chiều chồng” nữa. Cô chỉ ước một tối nào đó, nghe vợ gọi điện thoại bảo có việc không về nhà sớm nấu cơm được, chồng cô sẽ hoan hỉ tụ tập bạn bè đánh chén, và về nhà khoe: “Em à, anh mới ăn món này ngon lắm… no căng cả bụng… để hôm nào anh dẫn em đến đó ăn nhé”.
Theo Thanh Niên
Nên làm gì khi cãi nhau với nàng
Ra ngoài vào những lúc "to tiếng" với nhau này nghe có vẻ "bất tiện", song thực chất lại là một ý tưởng rất hay. Các chuyên gia cho rằng đi dạo giúp con người bình tĩnh hơn.
Phụ nữ khi nổi giận sẽ trở nên hung dữ và rất... khó lường. Muốn tránh khỏi tình cảnh bi thương, tốt nhất hãy tìm cách "làm dịu cơn" cho nàng ngay từ khi lửa còn đang nhen nhóm.
1. "Hạ nhiệt" bản thân
Bất kể chuyện có xảy ra thế nào đi chăng nữa, bạn cũng đừng nổi nóng. Bởi nếu bạn làm vậy, nàng sẽ còn bị kích động hơn và càng cho rằng mình đúng.
Th.S tâm lý Paul Hauck cho rằng, mỗi khi nhận thấy cơ thể mình sắp nóng bừng vì giận, hãy nhắc nhở bản thân rằng: "Cô ấy không thể chọc giận được ta".
Và nếu bạn không làm cho cô ấy giận mà cô ấy chủ động "khiêu chiến", hãy phải ứng lại với vấn đề của cô ấy, chứ không phải thái độ của cô ấy.
2. Không cãi lý
Một người đàn ông cố gắng tranh cãi với phụ nữ bằng cách đưa ra các số liệu, dữ kiện chắc chắn là chẳng ăn thua. Phụ nữ coi đó là thái độ thiếu tôn trọng, không lắng nghe, và họ càng nổi đóa.
3. Nhận lỗi khôn ngoan
Nếu bạn sai, tốt nhất cứ thừa nhận. Song đừng nhận theo một cách... hạ mình.
4. Điều chỉnh
Nếu thực sự nàng đang gặp vấn đề lớn, hãy lắng nghe. Cũng đừng đợi đến khi nàng nổi đóa lên mới biết chạy đến chia sẻ. Cơn giận cũng giống như khoái cảm vậy, đi theo đường vòng cung. Bất cứ khi nào nhận thấy các dấu hiệu "khó ở" của nàng (một tiếng thở dài hay mắt long lên giận dữ), hãy nghe nàng trút giận ngay, kẻo lại phải hứng mưa giông sấm giật.
5. Lùi một bước...
Bạn không cần phải đồng ý với nàng, song hãy chấp nhận cách nhìn của nàng như một góc hiện thực, để cho nàng thấy mình được bạn tôn trọng. Thông thường, phụ nữ sẽ nổi đóa vì họ tin rằng đang có chuyện bất công, nằm ngoài tầm kiểm soát hoặc đời tư cá nhân bị xâm phạm...
6. Giữ lấy ánh mắt
Nếu không thể nhìn vào mắt nhau, điều đó chứng tỏ chúng ta đang lên cơn giận. Song nếu bạn nhìn được thẳng vào mắt nàng, đó là dấu hiệu của việc đang lắng nghe.
Các nhà tâm lý đã quan sát được mô tuýp cãi nhau "cổ điển" của các cặp vợ chồng là: Vợ lên cơn điên, chồng im lặng, vợ càng điên tiết hơn, bởi cô ấy nghĩ chồng đang từ chối sự gần gũi tâm hồn. Hãy nhìn vào mắt vợ, sẵn sàng nghe cô ấy nói và chia sẻ những lo âu của cô ấy.
7. Quan tâm
... bằng những câu hỏi. Điều đó cho thấy bạn đang lắng nghe và muốn lắng nghe nàng nhiều hơn nữa.
8. Cùng nhau đi dạo
Ra ngoài vào những lúc "to tiếng" như thế này nghe có vẻ "bất tiện", song thực chất lại là một ý tưởng rất hay. Các chuyên gia cho rằng đi dạo giúp con người bình tĩnh hơn.
9. Những câu nói "ma thuật"
"Ừ, anh đồng ý", "Em nói đúng", "Anh xin lỗi" được xem là những gợi ý không tồi. Đứng về phía nàng là cách nhanh nhất dập đi cơn nóng giận. Chính vì thế, hãy tìm một điểm bất kỳ để đồng ý với nàng, dù là rất nhỏ.
10. Đưa ra những giới hạn
Bởi ai cũng có ngưỡng chịu đựng của riêng mình, bạn cần để nàng hiểu rõ điều đó. Nếu những cơn nóng giận của nàng trở nên quá đáng, quá thường xuyên và quá lạm dụng, hãy đưa ra cho nàng chính xác 2 cơ hội để thay đổi. Hoặc bạn sẽ ra đi.
Theo Dân Trí
Lợi thế của con gái khi yêu Chàng phải chờ cả tiếng đồng hồ để bạn tô so trát phấn mà không được quyền than vãn, hoặc có 1001 lí do buộc anh ấy phải làm xe ôm tự nguyện cho bạn... Con gái không thể phủ nhận rằng trong tình yêu, nhờ sự "liễu yếu đào tơ" mà bạn có nhiều lợi thế vượt trội so với cánh mày...