Khi chồng ngoại tình, phụ nữ nên “học” Hoạn Thư
Vượt ra khỏi phạm vi tác phẩm Truyện Kiều, Hoạn Thư đã trở thành một biểu tượng cho máu ghen khủng khiếp của phụ nữ có chồng ngoại tình.
“Nhiều phụ nữ nghĩ rằng tất cả những phụ nữ ngoại tình với chồng mình chỉ như hạng… gái điếm, không đúng đâu. Thường thì các mối quan hệ đến từ tình bạn đầu tiên. Thực tế, có 60% mối giao tình khởi đầu từ nơi làm việc”.
Bên cạnh những cái nhìn kì thị, dè chừng thì ít ai ngờ rằng ở con người này cũng sở hữu những ưu điểm mà phụ nữ thời nào cũng nên “học”.
Chấp nhận đứng sau chồng
Video đang HOT
Trong Truyện Kiều, Đại thi hào Nguyễn Du miêu tả Hoạn Thư thuộc dòng dõi danh giá, lấy Thúc Sinh là một thanh niên có máu ăn chơi, theo cha làm quan ở phủ Lâm Tri.
Dù cuộc hôn nhân không “môn đăng hộ đối” vì vợ là “lá ngọc cành vàng”, con quan lớn, chồng thì dòng dõi học trò, có bố buôn bán nhỏ nhưng Hoạn Thư vẫn chấp nhận làm người “nâng khăn sửa túi”, trông coi cửa nhà cho chồng lo sự nghiệp.
Công việc, tính khí ham chơi của Thúc Sinh có thể xa nhà cả năm trời nhưng nếp nhà dưới tay Hoạn Thư vẫn trong ấm ngoài êm, mỗi lần về nhà, vợ chồng lại chén tạc chén thù.
Tuy nhiên, bi kịch của Hoạn Thư là dù có tất cả những ưu thế ấy thì vẫn không giữ chân được người chồng bản tính phong tình, háo sắc. Bởi thế, vợ Thúc Sinh vừa phải toàn tâm toàn ý lo việc nhà, vừa phải nghĩ kế đối mặt với kẻ thứ ba.
Ý thức được vị thế “danh gia vọng tọc” của gia đình nên ngay cả khi hay tin chồng ngoại tình, Hoạn Thư vẫn khôn khéo chọn con đường của đấng “bề trên” vừa không ảnh hưởng đến chồng, đến gia đình lại có thể dạy cho tình địch một bài học.
Trớ trêu thay, trong nhà, không chỉ có Thúc Sinh đứng về phía Kiều mà cha Thúc Sinh cũng vì nể trọng tài sắc nhân tình của con trai nên vui vẻ nhận Kiều làm dâu trong nhà.
Vốn là kẻ “khôn ngoan hết mực”, Hoạn Thư đã giữ mọi việc “kín mít như bưng”, trước mặt chồng vẫn thơn thớt nói cười như không, đồng thời cùng với mẹ là Hoạn bà mưu tính một sự báo thù hiểm hóc: Làm cho nhìn chẳng được nhau/ Làm cho đầy đoạ cất đầu chẳng lên.
Biết phân tích tình hình đối phương
Theo điều tra xã hội học, đa phần những người phụ nữ có chồng ngoại tình phản ứng đầu tiên khi biết tin là đều bĩu môi dè bỉu, kết luận tình địch của mình chỉ như hạng “gái bán hoa”. Nhưng Hoạn Thư thì không! Dù bấy giờ, Thúy Kiều là phận “buôn phấn bán hương” đúng nghĩa, được Thúc Sinh chuộc khỏi lầu xanh.
Trong cơn ghen sục sôi, Hoạn Thư đủ bản lĩnh để kiểm soát sự tỉnh táo, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của đối phương. Nàng nhìn nhận, ở tình địch của mình có ba con người cùng tồn tại: kẻ tình địch, bậc tài hoa và thân phận đường cùng.
Thế nên trong các ngón đòn của người đàn bà có chồng ngoại tình ấy đủ cả sự căm phẫn (cho người bắt cóc, đánh đập), thương xót (để Kiều ra Quan Âm các chép kinh) và mở lối thoát cho kẻ đường cùng (không đuổi cùng giết tận lúc Kiều bỏ trốn).
Rõ ràng, trong trích đoạn thi hào Nguyễn Du miêu tả về mối quan hệ tay ba đầy ngang trái giữa Hoạn Thư – Thúc Sinh – Thúy Kiều, tuyệt nhiên không xuất hiện một lời mắng mỏ, đay nghiến nào của Hoạn Thư giành cho chồng mà chỉ có những hành động, âm mưu.
Có thể thấy, Hoạn Thư chính là một hình mẫu điển hình cho cơn ghen tuông chưa bao giờ cũ của xã hội con người, nhất là người Á Đông.
Hoạn Thư đã làm được một điều rất ít người phụ nữ nào làm được đó là: Làm trước, nói sau. Và sự nhẫn nhịn, tạo đường lui, biết người biết ta không hề khiến uy danh của người phụ nữ ấy bị hao hụt mà trái lại, với người đàn ông lỡ sa chân sẩy bước, với kẻ thứ ba hay dư luận xã hội, đó mãi là cái “khuôn uy” bền vững khiến người ta phải hồn xiêu phách lạc, vừa nể phục, vừa bó tay!
“Chiến thuật” thông minh
Nếu ở xã hội ngày nay, trước tình huống người đàn ông ngoại tình, thể nào hậu quả nhãn tiền cũng là túm tóc đánh ghen, “ông ăn chả, bà ăn nem” hoặc lu loa cho cả thiên hạ biết để rồi nhà cửa đổ vỡ, tan nát tính sau. Nhưng Hoạn Thư trong tình huống ấy đã có những “chiến thuật” vô cùng “lợi hại” để xử lý tình huống.
Theo T.Phuong/24h