Khi chồng nghiện lô đề
Chúng tôi kết hôn đã được 1 năm, hai vợ chồng đều có công việc và thu nhập ổn định. Từ khi lấy nhau, chồng tôi đột ngột dính vào lô đề, cờ bạc, còn lén lút lấy trộm của hồi môn của tôi để nướng vào những trò đỏ đen và càng ngày càng lấn sâu vào nợ nần.
Gia đình hai bên đã khuyên bảo, răn đe, và cho vay tiền để trả nợ nhưng anh ta vẫn ngựa quen được cũ. Cách đây 2 tuần, tôi như chết đứng khi có người đến nhà đòi nợ, nói anh ta đang nợ hơn 1 tỷ đồng. Họ còn đe dọa nếu tôi không thanh toán, cả nhà tôi sẽ không thể sống yên ổn. Tôi vô cùng suy sụp vì không biết lấy đâu ra số tiền lớn đó.
Tôi muốn thoát ra khỏi tình cảnh này, muốn ly hôn nhưng lại không muốn đứa con bé bỏng của mình sống trong cảnh tan đàn xẻ nghé. Tôi phải làm sao đây? Vũ Thanh Hiển (Phủ Lý – Hà Nam)
Video đang HOT
Trả lời: Có lẽ bạn đã không tìm hiểu kỹ người mình lấy làm chồng trước khi quyết định làm đám cưới bởi rất có thể ngay từ khi yêu nhau, anh ta đã dính vào lô đề, cờ bạc. Có một sự thật phũ phàng mà bạn phải đối mặt là việc từ bỏ những tệ nạn này là rất khó khăn và mất nhiều thời gian.
Tuy vậy, trường hợp của chồng bạn không phải không còn lối thoát, nhất là khi bạn vẫn còn tình yêu với anh ấy. Trước hết, bạn hãy nhẹ nhàng tâm sự với chồng, giúp cho anh ấy hiểu ra rằng lô đề cờ bạc không bao giờ mang đến một tương lai tươi sáng mà nó chỉ khiến các gia đình đổ vỡ, ly tán.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên nói chuyện với bố mẹ hai bên để tìm biện pháp tháo gỡ khoản nợ trước mắt. Người xưa có câu “quá tam ba bận”, bạn hãy cho chồng có cơ hội sửa chữa. Tôi tin rằng với sự vị tha và tình yêu chân thành của bạn, chồng bạn sẽ sớm tỉnh ngộ, chí thú làm ăn để cùng nhau vun vén hạnh phúc.
Theo VNE
Trung Quốc răn đe quan chức trước Tết
10 quan chức lãng phí của công vừa bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc công bố nhằm cảnh tỉnh những người khác khi lễ Tết đang đến gần.
10 trường hợp bị kỷ luật nói trên vi phạm 8 điều chống tham nhũng và lãng phí do Chính phủ Trung Quốc đưa ra từ cuối năm 2012. Cụ thể, họ tiêu tiền công vào tiệc tùng, dùng xe công vào việc riêng, chi công quỹ để đánh golf hay những chuyến du lịch không cần thiết, tổ chức tiệc cưới cho con... Theo đó, hình phạt nặng nhất là cách chức và nhẹ nhất là cảnh cáo.
Trong số những người bị nêu tên phải kể đến Phó Hiểu Quang, quan chức tỉnh Hắc Long Giang, bị giáng chức vì dùng tiền công đưa gia đình đi du lịch và ăn nhậu. Vụ việc này khiến giám đốc phòng lâm nghiệp tỉnh này tử vong do uống quá chén. Ngoài ra, Giám đốc Sở Thủy văn và tài nguyên nước khu tự trị dân tộc Choang ở Quảng Tây Ngụy Văn Đạt bị cách chức vì nhận đồ biếu xén, lãng phí công quỹ.
Phó Hiểu Quang, quan chức tỉnh Hắc Long Giang, bị giáng chức vì dùng tiền công đưa gia đình đi du lịch. Ảnh: SINA
Theo đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), một số nhà hàng vẫn thường xuyên đón nhiều quan chức cao cấp, kể cả cấp bộ, bất chấp 8 điều cấm chống tham nhũng, lãng phí. Nhiều khách sạn và nhà hàng cao cấp lôi kéo khách quen bằng cách giảm giá cho các bữa tiệc của quan chức, thay đổi thực đơn... Theo thống kê của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, trong tháng 10, có 19.896 người trong 17.380 vụ vi phạm 8 điều cấm, trong đó 4.675 đối tượng bị thi hành kỷ luật Đảng.
Trong khi đó, các hoạt động mừng sinh nhật lần thứ 120 của cố Chủ tịch Mao Trạch Đông diễn ra tại Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 26-12 cũng được cắt giảm. Chủ nhiệm ban Khoa học chính trị của Học viện xã hội Trung Quốc Vương Chiêm Dương nhận định: "Một số thành phần bảo thủ và quan chức với những quyền lợi cố hữu muốn hạn chế cải cách bằng cách quảng bá những tư tưởng bảo thủ nhất của ông Mao Trạch Đông mà Đảng không học theo".
Theo Người lao động
Xử phạt hàng chục xe buýt "nhái" Liên quan đến chuyên đề tổng kiểm tra xử phạt xe buýt "nhái" trên địa bàn toàn thành phố, trong 10 ngày triển khai thực hiện, Phòng CSGT CATP Hà Nội đã phát hiện, kiểm tra và xử phạt hơn 20 trường hợp xe buýt "nhái" vi phạm. Theo đại diện Phòng CSGT, hai tổ công tác đặc biệt chuyên xử lý vi...