Khi chính quyền xã “nhiệt tình” đi kèm quan liêu
Vụ án dân sự tranh chấp quyền sử dụng đất (QSDĐ) tại thôn 5, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội đã trải qua 8 lần xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm.
Cơ quan Thi hành án (THA) dân sự TP. Hà Nội đã thi hành xong bản án phúc thẩm có hiệu lực sau phiên giám đốc thẩm TAND tối cao được gần 2 năm. Nhưng chính quyền xã Đông Mỹ vẫn chưa “tâm phục khẩu phục” bản án các cấp Tòa đã tuyên, tiếp tục có công văn gửi các cơ quan Trung ương kiến nghị xem xét lại bản án.
Mốc giới phân chia đất được cơ quan THA tiến hành xác định xong gần 2 năm về trước
Kỳ án xét xử tranh chấp QSDĐ của gia đình bà Triệu Thị Mão trú tại thôn 5, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội kéo dài gần 10 năm, sau nhiều cấp tòa đã hạ hồi phân giải bằng một bản án phúc thẩm số 58/2008/DS-PT ngày 23/9/2008 với nội dung được Hội đồng xét xử (HĐXX) tuyên hợp tình, hợp lý cho cả hai bên đương sự.
Video đang HOT
Theo đó, chấp nhận đơn yêu cầu đòi QSDĐ của bà Triệu Thị Mão (nguyên đơn) đối với các anh Nguyễn Văn Tạo (con trai bà Mão), Nguyễn Văn Chung (con trai của em chồng bà Mão) do chị Nguyễn Thị Bình làm giám hộ; bác yêu cầu của chị Nguyễn Thị Bình đòi lại 510m2 trên tổng số 1020m2 đất của bà Mão; ghi nhận sự tự nguyện của bà Mão dành cho anh Nguyễn Văn Chung 170m2 đất trên thửa đất trên và kiến nghị UBND huyện Thanh Trì thu hồi 2 Giấy chứng nhận QSDĐ do các anh Tạo, Chung đứng tên và cấp lại cho chủ sử dụng đất theo bản án này là bà Mão.
Ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, ngày 16/1/2009 trước sự chứng kiến của đại diện các cơ quan chức năng trong đó có đại diện công an xã Đông Mỹ, đại diện Trưởng thôn 5, xã Đông Mỹ, cơ quan THA dân sự TP. Hà Nội đã có biên bản bàn giao QSDĐ cho các bên. Theo đó, bà Triệu Thị Mão toàn quyền sử dụng 1.020m2 nhà đất tại thôn 5, xã Đông Mỹ, Thanh trì, Hà Nội. Ghi nhận sự tự nguyện từ phía gia đình bà Triệu Thị Mão dành cho anh Nguyễn Văn Chung do 170m2 đất. Cùng ngày, cơ quan THA đã có công văn 646/THA-CV gửi TAND tối cao, thông báo về việc đã thi hành xong bản án có hiệu lực nêu trên.
Ông Lê Tuấn Minh, Chủ tịch UBND xã Đông Mỹ mới biết bản án đã được thi hành xong.
Sau khi xét xử phúc thẩm, cùng với phía bị đơn anh Nguyễn Văn Chung Đảng ủy, UBND xã Đông Mỹ cùng các ban, ngành, đoàn thể của xã cùng nhất loạt ký công văn gửi nhiều cơ quan Trung ương, kiến nghị xem xét lại bản án phúc thẩm trên.
Qua tìm hiểu thực tế vụ án có thể nhận thấy, những lý do mà Đảng ủy, UBND xã Đông Mỹ “vin” vào, để nêu ra trong công văn gửi các cơ quan đều bị bác bỏ tại nhiều phiên tòa trước đấy (vì không có tài liệu để chứng minh có việc chia đất trong nội tộc gia đình bà Triệu Thị Mão); hồ sơ cấp “sổ đỏ” cũng có nhiều điểm bất hợp lý (đơn xin tách thửa và biên bản chia cắt đất đề ngày 20/4/1993 do Nguyễn Văn Tạo ký, nhưng đứng đơn và biên bản lại là ông Nguyễn Văn Kế (Chồng bà Mão – PV) ký, nhưng ông Kế đã chết từ năm 1988; đơn xin đăng ký quyền sử dụng đất mang tên Nguyễn Văn Chung nhưng anh Chung lại không ký). Theo Quyết định Giám đốc thẩm số 63/2008/DS-GĐT ngày 21/4/2008 của TAND tối cao thì “việc làm này không đúng pháp luật vì không được sự đồng thuận, nhất trí của bà Mão và chị Nhung (chị gái của anh Tạo)… Như vậy, xác định việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho anh Tạo và anh Chung đứng tên rõ ràng là không đúng…”.
Trao đổi với ông Lê Tuấn Minh, Chủ tịch UBND xã Đông Mỹ, được biết, sở dĩ cấp chính quyền xã có công văn gửi tới các cấp là bởi vụ án đã được hòa giải tại xã, gia đình bà Triệu Thị Mão đã lần có xin lại đất của gia đình anh Nguyễn Văn Chung. Ông Minh cũng khẳng định việc cấp “sổ đỏ” cho các anh Tạo, Chung trước đây là đúng trình tự thủ tục và vụ án trên hiện vẫn chưa THA xong?
Khi phóng viên báo Thanh tra đưa ra công văn số 646/THA-CV của cơ quan THA dân sự gửi TAND tối cao thông báo về việc đã thi hành xong bản án thì cả Bí thư Đảng ủy xã Đông Mỹ bà Phạm Thị Liên và ông Lê Tuấn Minh nói giờ mới được biết. Ngạc nhiên hơn, khi ông Minh cho rằng trước kia cơ quan THA đã về xã đề nghị phối hợp THA, nhưng lãnh đạo xã không hợp tác vì không đồng tình với việc xét xử của Tòa.
Công tác hòa giải cấp cơ sở chỉ là trình tự thủ tục ban đầu trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai, phán quyết của HĐXX là quyết định cao nhất, buộc các bên phải tuân theo nhưng không hiểu vì lý do gì khi bản án Tòa tuyên đã có hiệu lực, lãnh đạo xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì lại có thái độ bất hợp tác như trên?
Theo Dantri
Bài học xót xa từ việc coi vật chất hơn tình thân
Ngõ đi vào ngôi nhà xảy ra án mạng và ngôi nhà xảy ra án mạng đóng cổng im lìm.
Cuộc chiến tranh chấp đất cát kéo dài 12 năm trời được kết thúc bằng một thảm án, cũng kết thúc luôn tình cảm anh em ruột thịt của những người đã lên chức ông, chức bà, con cháu đầy đàn.
Giờ đây người thì vướng vào vòng lao lý, người thì nằm dưới lớp đất sâu lạnh lẽo. Câu chuyện đau lòng đó vừa xảy ra tại thôn Quất Động, xã Quất Động, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội.
Buổi sáng định mệnh
Buổi sáng 19.4, người dân thôn Quất Động bỗng dưng lao xao vì một án mạng đã xảy ra tại thôn. Nạn nhân là bà Bùi Thị Nhài (SN 1956) ở thôn đã bị sát hại tại ngay nhà bố đẻ của mình là ông Bùi Trần Dậu (SN 1921) bằng 11 nhát dao bầu. Dù được con gái và hàng xóm đưa đi cấp cứu tại bệnh viện huyện nhưng do vết thương quá nặng, có những vết đâm vào chỗ hiểm, mất nhiều máu nên bà Nhài đã tử vong.
Hung thủ sát hại bà Nhài không ai khác mà chính là ông Bùi Trần Định (SN 1949), là anh trai ruột của nạn nhân. Theo lời kể của Trưởng thôn Trịnh Đình Toản thì tại hiện trường giữa ngôi nhà cấp 4 có nhiều máu loang lổ khắp cả, hung thủ Định thì đã trốn khỏi hiện trường. Công an xã Quất Động lập tức truy tìm thủ phạm, sau một hồi tìm kiếm thì thấy ông Định đang nằm cạnh bờ rào, có một lớp lá che phủ trên người. Khi bị phát hiện ông Định không hề chống cự và nói: "Cứ từ từ tôi sẽ ra, tôi làm thì tôi xin chịu".
Không khí tang thương bao trùm cả gia đình nạn nhân khi PV đến thăm và chia buồn. Với vẻ mặt khắc khổ, chồng nạn nhân là Vũ Đình Hòa, 60 tuổi, lặng lẽ nói: "Sự việc xảy ra với gia đình tôi quá bất ngờ, đây là một cú sốc lớn cho tôi và con cái".
Cuộc chiến đất cát 12 năm trời
Nguyên nhân cái chết của bà Nhài bước đầu được xác định là do mâu thuẫn tranh chấp đất đai đã kéo dài tới 12 năm qua giữa 7 anh em con của ông Bùi Trần Dậu. Cụ thể là tranh chấp miếng đất hương hỏa của gia đình nơi ông Dậu đang sống.
Ông Dậu sinh được bảy người con - ba trai, bốn gái, ông Định là con trai trưởng. Chỉ có ông Định và bà Nhài lấy chồng, vợ và cư trú tại địa phương, còn mấy người con khác đã định cư ở các nơi khác, nên sự việc tranh chấp đất cát chủ yếu xảy ra giữa bà Nhài và ông Định. Hai anh em đã to tiếng nhiều lần với nhau về quyền lợi đất cát.
Theo lời Trưởng thôn Trịnh Đình Toản thì việc tranh chấp đất cát của gia đình ông Dậu xảy ra nhiều năm liền mà chưa giải quyết được dứt khoát. Mảnh đất nhà ông Dậu trước kia đã được chia làm đều cho con cái cả trai lẫn gái, ai cũng được hưởng. Phần còn lại khoảng hơn 180 mét vuông nơi ông Dậu đang sống là đất hương hỏa thì ông Định lại làm nhà vào phần đó nên xảy ra tranh chấp giữa mấy anh em. Những người con gái thì đòi phá nhà ông Định đi để chia đều phần đất còn lại cho tất cả mấy anh chị em, còn ông Định thì coi đó là đất hương hỏa phải giữ nguyên lấy nơi thờ cúng. Gia đình họp mặt nhiều lần nhưng chưa lần nào giải quyết được nên việc tranh chấp cứ tiếp diễn đi diễn lại.
Việc tranh chấp này đã được Tòa án Nhân dân huyện Thanh Trì thụ lý và dán thông cáo một tuần trước đó để giải quyết. Mảnh đất mà ông Bùi Trần Định đang sống hiện tại vẫn đứng tên ông Bùi Trần Dậu, theo đó tòa xử ông Định muốn sở hữu phải bỏ một số tiền để chi trả cho giá trị mảnh đất. Nhưng chưa kịp giải quyết được thì án mạng xảy ra.
Coi vật chất hơn tình thân
Ông Định thường ngày vẫn được hàng xóm khen là hiền lành, ông chẳng bao giờ to tiếng với ai, được hàng xóm quý mến. Tuổi già mắt kém nhưng ông vẫn làm nghề hàng sáo để kiếm sống cho gia đình, gia cảnh cũng chẳng mấy khá giả. Còn bà Nhài thì hằng ngày vẫn xuống chăm nom cha già, việc cãi cọ nhau với anh trai của mình cũng đều chỉ dừng lại ở mức to tiếng. Không ai ngờ rằng án mạng lại xảy ra khi sự việc sắp được giải quyết.
Như những người dân nơi đây nhận định thì có lẽ do hoàn cảnh nghèo khó, bị bức bách khi không có tiền để đền bù mảnh đất hương hỏa nơi cả gia đình ông Định đang sinh sống cho những người anh em của mình mà ông Định đã cùng quẫn. Bực tức trước việc đòi chia mảnh đất nơi gia đình ở, bực tức trước lời đe dọa của mấy người em gái là "nếu không đền bù tiền hay phá nhà đi để chia chác thì họ sẽ cho máy xúc tới ủi nhà" nên khi xảy ra cãi cọ với bà Nhài, ông Định đã không kiềm chế được nên ra tay sát hại người em gái của mình.
Sự việc đau lòng đó, tới thời điểm hiện tại, cụ Dậu vẫn chưa hay biết vì con cái vẫn giấu tin. Năm nay đã 92 tuổi, nhưng cụ Dậu còn minh mẫn, nếu chẳng may khi người cha già biết tin những người con do mình sinh ra lại cầm dao sát hại nhau thì cụ đau lòng đến nhường nào.
Đáng lẽ điều đó sẽ không xảy ra nếu như anh em của họ biết quý trọng tình "máu mủ ruột già", ngồi bàn bạc để phân giải một cách hợp tình hợp lý. Nhưng họ không làm vậy mà ai cũng tranh phần lợi về mình, tiền bạc đạp đổ tình anh em ruột thịt. Mà họ đâu còn trẻ, đều đã lên tới chức ông, chức bà, con cháu đầy đàn, nhưng một phút không kiềm chế bản thân mà án mạng đau lòng đã xảy ra. Rồi đây con cháu họ sẽ suy nghĩ thế nào về những người ông, người bà của mình? Đó là bài học đắt giá cho những kẻ coi tiền bạc là tất cả, trên cả tình thân, trên cả máu mủ ruột thịt
Theo laodong
Hà Nội: Lạ kỳ nhóm đánh bạc thuê người câm cảnh giới Đối tượng Nguyễn Khắc Hiệp là một người bị câm nhưng lại giữ vai trò cảnh giới. Khi phát hiện lực lượng chức năng, Hiệp ú ớ bằng ngôn ngữ của mình để đánh động cho người chơi bạc. Sau nhiều ngay mật phục, theo dõi, chiều 15-4, tại cánh đồng thôn Hạ, xã Tây Tựu, lực lượng Đồn Công an số 18...