Khi chị em chạy đua theo mốt
Mùa đông đến đồng nghĩa với việc một cuộc chạy đua thời trang trong giới văn phòng lại bắt đầu…
Từ giày dép đến phụ trang
Với nhiều cơ quan, doanh nghiệp quy định rõ và yêu cầu việc mặc đồng phục, thì các chị em bị hạn chế rõ ràng trong việc sưu tầm và diện mốt mỗi ngày. Tuy vậy, “cái khó ló cái khôn”, không khoe được quần áo thì ta khoe giày dép, phụ trang.
Chị Hoài Giang (nhân viên ngân hàng) kể: “Ở văn phòng mình có chị có tất cả đến 30 đôi giày dép, khoảng gần 20 đôi sandal, số còn lại là giày với bốt. Sở dĩ có sự chênh lệch về số lượng giữa hai loại là vì mùa đông mới chớm và chị ấy chưa sắm được gì mới. Gần như mỗi ngày chị ấy đi một đôi. Mà toàn giày xịn thôi, chứ không tin hàng made in Viet nam tầm tầm đâu”.
Ở công sở, những người có số lượng giày dép nhiều như chị Hoài Giang kể không phải quá nhiều nhưng cũng không thực sự hiếm. Những cơ quan phải mặc đồng phục không có điều kiện diện mốt quần áo thì giày dép trở thành đích nhắm của thời trang. Trung bình, ít nhất, mỗi chị em cũng có khoản 4, 5 đôi cho mỗi mùa.
Đi cùng với giày dép và khăn, dây buộc tóc và thắt lưng và áo mặc trong áo khoác đồng phục (nếu có). Bởi đơn giản, chị em nào chú ý tới thời trang đều biết rất rõ, trang phục không thể kết hợp tùy tiện. Việc phối hợp đồ phải theo tông màu và ý tưởng nhất định. Màu giày, kiểu giày sẽ đi cùng gu với khăn quàng cổ, dây buộc tóc hay thắt lưng đi kèm.
Chị Quỳnh Nga (nhân viên bán hàng) cho biết: “Mới đầu đông, nhưng ngoài cửa hàng có những mẫu khăn nhẹ gì thì ở siêu thị mình có thể đếm tương đối đủ những mẫu đó. Tất cả mọi người đều mặc giống nhau, nên chỉ có chiếc khăn là điểm phân biệt. Thôi thì đủ các kiểu dáng, kích cỡ và cách thắt khăn. Các anh em cứ gọi là hoa mắt luôn”.
Thắt lưng cũng là một món đồ được nhiều chị em chú ý, tuy nhiên, không phải đồng phục nào cũng có thể giúp chiếc thắt lưng này được “thể hiện” nên ở công sở, thời trang thắt lưng thường kém phong phú hơn một chút.
Từ quần áo đến váy vóc
Video đang HOT
Đối với những công sở không yêu cầu mặc đồng phục, thì đây chính là một thiên đường của mốt. Chuyện những chị em có khi hai, ba tuần không mặc lại bộ trang phục nào đôi khi là chuyện “thường ngày ở huyện”. Nhất là mỗi dịp chuyển mùa, ở công sở sẽ có một cơn lốc thời trang cuốn tất cả chị em theo.
Chị Mai Thục (nhân viên văn phòng) chia sẻ: “Hễ một người nào trong phòng có cái quần hay cái áo mới nào là y như rằng hôm đó sẽ mất kha khá thời gian để mọi người hỏi han về giá cả, nơi may mua và bàn về mốt. Ngay hôm sau hoặc vài hôm thôi, sẽ thấy những kiểu dáng tương tự, na ná hoặc khác biệt hẳn nhưng cùng thể loại (ví dụ như cùng là áo vest lửng) tràn ngập phòng làm việc”.
Một số chị em ưa dùng quần áo, số khác chỉ chọn váy làm trang phục đến công sở. Thôi thì xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi sắc mỗi tông. Có những người mỗi mùa sắm rất nhiều, nhưng đến mùa này năm sau, có những thứ váy không hề thấy được diện lần nào nữa dù có thể khẳng định nó còn đẹp và mới. Lý do là mỗi năm sẽ có xu hướng thời trang riêng, và những thứ lỗi mốt sẽ được nằm lại nơi đáy tủ.
Chị Xuân Bình (doanh nghiệp nước ngoài) cho hay: “Năm nay màu xanh lá và màu cam rất hot. Mình lại chẳng có chiếc váy nào màu này. Nhìn mọi người mặc mà sốt ruột quá. Hôm qua vừa phải đi shopping một vòng, may cũng tậu được mấy cái khá ưng”.
Tiền là vấn đề không nhỏ
Tuy nhiên, không phải chị em nào cũng có điều kiện thể chạy theo mốt như thế. Tại công sở sôi động thị trường thời trang, ở góc nào đó vẫn có những chị em ngồi rất lặng lẽ.
Chị Mai Quỳnh (nhân viên thuế) cười nhẹ nhàng: “Mốt thì ai mà chả thích hả em? Nhưng mỗi người một điều kiện, một hoàn cảnh. Những em diện dàng hầu hết là chưa có chồng, không có gì phải lo toan. Hoặc là những em có chồng nhưng gia đình có điều kiện về kinh tế. Lương mình chỉ để mua sắm linh tinh bản thân và đôi khi được chồng hỗ trợ thì mới diện vậy được. Mình đây chồng cũng công chức nhà nước, lương ba cọc ba đồng, hai đứa con đang tuổi ăn tuổi học thì đành làm khán giả cổ vũ cho những buổi diễn thời trang ấy thôi”.
Và đôi khi, nhiều người bị cuốn vào cơn lốc ấy một cách rất thụ động, rất mệt mỏi, nhưng “thua trời một vạn chẳng bằng kém bạn một ly”.
Chị Thùy Dung (giáo viên tiểu học) thở dài: “Không hiểu sao chị em đi làm lương giống nhau, mình thì thu vén mãi mới đủ chi tiêu mà đồng nghiệp thì nhiều người dư dả thoải mái thế. Cũng không phải đua đòi gì đâu. Nhưng ở một nơi toàn người diện ngất trời, mình úi xùi quá cũng dễ bị coi thường. Cũng đành chắt bóp, dành dụm mua lấy một hai cái”.
Trời chuyển lạnh, lại một mùa thời trang mới bắt đầu…
Theo STT
Để từ chối "tình ý" của sếp một cách khéo léo
Sếp đã chính thức "bắn tin" và thể hiện tình cảm nồng nàn dành cho bạn, nhưng thật khó để nói lời đồng ý bởi nhiều lý do. Bạn không biết nên làm thế nào để lời từ chối của mình không phải "đòn" giáng xuống đầu sếp. Dưới đây sẽ là câu trả lời.
Không nhận quà một cách vô cớ
Nếu sếp tặng bạn quà vào dịp đặc biệt (sinh nhật bạn) thì việc nhận sẽ không có gì đáng nói. Bởi, đơn giản sếp chỉ muốn gần gũi và thân thiết với nhân viên. Nhưng nếu tần xuất tặng quà của sếp tăng theo cấp số cộng cùng những lý do "không liên quan" thì bạn cần có thái độ và hành động ngay lập tức.
Tuyệt đối không nhận quà vô cớ và không quên gửi đến sếp một lời cảm ơn về sự quan tâm "đặc biệt". " Có qua có lại mới toại lòng nhau", vì vậy đừng bao giờ nhận quà từ sếp một cách dễ dàng. Hãy nhớ, khi bạn tỏ rõ thái độ, sếp sẽ nhận ra rằng cách hành xử của bạn với sếp chỉ đơn giản là phép lịch sự không cùng tình cảm nam nữ. Điều này giống như một thông điệp ngầm gửi đến sếp cùng lời nhắn "rất xin lỗi".
Trả lời những câu hỏi cá nhân một cách chung chung
Bạn sẽ không thể không trả lời những câu hỏi của sếp bởi nhiều lý do "bất khả kháng". Tuy nhiên, bạn có thể khéo léo trả lời bằng những câu chung chung và có phần không liên quan đến câu hỏi. Ví dụ, nếu sếp muốn biết thêm thông tin về cuộc sống cá nhân của bạn, bạn có thể tặng sếp một nụ cười cùng câu trả lời " oh, nó phức tạp lắm sếp ạ" và cố gắng kết thúc câu chuyện càng nhanh càng tốt.
Đề xuất tuyển thêm cộng sự (nếu cần)
Sếp yêu cầu bạn làm thêm giờ để có thời gian bên cạnh bạn. Đó là mục đích của sếp không liên quan đến tính chất công việc của bạn. Là người trực tiếp gắn bó với công việc, bạn sẽ hiểu liệu bạn có cần làm thêm giờ hay không. Nếu sếp vẫn "trước sau như một" muốn bạn làm thêm giờ, hãy thảo luận với sếp về thời gian và thời lượng làm thêm. Nếu cần thiết, hãy mạnh dạn yêu cầu sếp tuyển thêm cộng sự để cùng bạn giải quyết công việc.
Đánh tiếng bạn là "hoa đã có chủ"
Sếp thường không mấy hứng thú hoặc nhụt dần ý chí khi biết bạn là "hoa đã có chủ". Vì vậy, đánh tiếng cho mọi người biết rằng bạn đang yêu và tình cảm của hai bạn thực sự gắn bó sẽ khiến sếp suy nghĩ lại.
Không để sếp có cơ hội chen ngang công việc
Khi sếp "lân la" đến bàn làm việc của bạn, hãy cố gắng tạo không khí thoải mái với sếp. Bởi, quanh bạn còn có rất nhiều đồng nghiệp. Mỗi phản ứng thái quá của bạn sẽ khiến sĩ diện của sếp bị tổn thương. Vì vậy, chỉ nói đến công việc với sếp và ngắt mọi ý định phát triển câu chuyện của sếp. Hãy nhớ, nếu bạn không thể cho sếp cơ hội gõ cửa trái tim mình thì hãy xây dựng một bức tường thành với sếp. Tuy nhiên, bức tường cần được xây dựng bằng chất liệu mềm để sếp chấp nhận một cách nhẹ nhàng. Nếu bức tường bạn xây quá cứng và quá cao, bạn sẽ khiến mối quan hệ giữa bạn và sếp đi đến bờ vực thẳm.
Giọng điệu chuyện trò luôn dứt khoát
Khi sếp gọi điện vào số cá nhân để chuyện trò với bạn. Thay vì "tám" rôm rả và tự nhiên, hãy tiết chế giọng điệu của mình một cách bình thường và dứt khoát. Khi ở văn phòng có thể bạn sẽ phải ngọt, nhạt với sếp nhưng khi đã rời khỏi tòa cao ốc thì sếp cũng chỉ như một người bạn thông thường.
Chuyện trò dứt khoát không có nghĩa là bạn trả lời một cách thiếu tôn trọng. Cố gắng trả lời nhanh các câu hỏi của sếp với một tốc độ vừa đủ, không cần thiết phải mở rộng câu chuyện và có thể kết thúc bằng câu " nói chuyện với sếp rất thú vị! nhưng giờ tôi có việc cần giải quyết. Hẹn gặp lại sếp ở văn phòng".
Theo STT
Chủ động "bẫy tình" đồng nghiệp Có nhiều lý do để một cô gái phát điên lên vì một người đã có vợ. Tôi quyết tâm theo đuổi anh, mặc cho bạn bè can. Khi nhớ lại quãng thời gian này, tôi chỉ nhớ rằng mình đã muốn có anh, bằng mọi giá. Tôi biết anh qua một người bạn. Anh là phó giám đốc của một doanh nghiệp,...