Khi cảnh “nóng” xuất hiện trên phim truyền hình Mỹ
Từ lâu, những tác phẩm truyền hình Mỹ đã yêu cầu khán giả phải cân nhắc trước khi xem bởi 2 yếu tố: “ nóng” và bạo lực.
Tại các nước châu Á, cảnh “nóng” luôn là chủ đề nhạy cảm và tuyệt đối không được đón chào trong các bộ phim trình chiếu qua màn ảnh nhỏ. Tuy nhiên đối với loạt phim truyền hình Mỹ, không khó để tìm thấy 1 tác phẩm cấm trẻ em dưới 17 tuổi (TV-MA) hiện nay. Dù có bị chê hay khen, những phân đoạn nhạy cảm này vẫn góp phần tạo ra sức thu hút để lôi kéo khán giả theo dõi về cho nhà sản xuất.
Đa phần những bộ phim truyền hình Mỹ đóng mác “TV-MA” đều vì yếu tố bạo lực, cảnh nóng và ngôn từ nhạy cảm. Đối tượng khán giả chính cho dòng phim này là người lớn do tác phẩm có những phân đoạn không phù hợp với trẻ em dưới 17 tuổi. TV-MA thường được áp dụng cho các chương trình thuộc kênh truyền hình cáp và hạn chế áp dụng cho các chương trình truyền hình địa phương.
Thực tế, phim truyền hình đang là “con gà đẻ trứng vàng” tại Mỹ. Theo tờ Los Angeles Times, nếu lượng khán giả ra rạp xem phim vào năm ngoái giảm 25% thì lượng người xem phim truyền hình lại tăng tới 42%. Con số này đã tạo ra 1 cuộc chiến khốc liệt giữa các nhà đài lớn, điển hình như ABC, CBS, CW, HBO hay Fox. Họ đều tập trung đầu tư vào những tác phẩm thu hút số đông khán giả và loại bỏ những series ít được quan tâm hơn. Trong năm 2014, có đến 90% những bộ phim truyền hình thuộc nhóm “TV-MA” được thực hiện các phần tiếp theo.
Video đang HOT
Rất nhiều người cho rằng, cảnh “nóng” là cách để nhà đài thu hút sự chú ý của khán giả. Phần đầu tiên của loạt phim Spartacus – Spartacus: Blood and Sand – đã khiến không ít người “chết lặng” trước màn hình tivi vì cảnh nóng táo bạo cùng yếu tố bạo lực khi ra mắt vào năm 2010. Game of Thrones (Trò Chơi Vương Quyền) – bộ phim truyền hình Mỹ ăn khách nhất hiện nay – cũng không nằm ngoài trào lưu kể trên. Tuy nhiên, Trò Chơi Vương Quyền vẫn nhỉnh hơn đàn anh nhờ nội dung hấp dẫn qua từng phần. Trong khiSpartacus thì lại bị khán giả chê tới tấp ở các mùa sau.
Mặc dù vậy, cảnh “nóng” cũng góp phần không nhỏ trong việc khắc họa rõ hơn tính cách của mỗi nhân vật trong phim. Như trong 2 phần đầu của True Blood, Sookie ( Anna Paquin) và Bill (Stephen Moyer) đã thể hiện tình yêu mạnh mẽ, cuồng nhiệt của họ ở những phân đoạn nhạy cảm. Trong khi đó, “hate sex” giữa chàng ma cà rồng với nhân vật Lorena (Mariana Klaveno) ở season 3 lại cho khán giả thấy 1 khía cạnh khác trong nội tâm của Bill.
Hay như trong Masters of Sex mùa đầu tiên, cảnh thân mật giữa giáo sư William H. Masters (Michael Sheen) và người vợ Libby (Caitlin FitzGerald) đã bộc lộ sự lo lắng và có chút tuyệt vọng trong việc nỗ lực có con của 2 người. Trong khi qua những cảnh tương tác giữa William và người tình nguyện giúp ông làm nghiên cứu, dù có yếu tố nhạy cảm đan xen nhưng khán giả lại nhìn nhận ông là người tận tâm cũng như có niềm đam mê lớn với chính công việc của mình.
Ngoài ra, điều khiến khán giả đón nhận các cảnh “nóng” trên màn ảnh truyền hình xứ cờ hoa nằm ở việc chúng không hề “nửa mùa”. Những phân đoạn nhạy cảm thường không che đậy, không tạo hiệu ứng “lừa lọc” người xem cũng như có sự liên kết tới mạch phim. Dù chỉ được coi như chiêu câu khách của các nhà sản xuất nhưng không thể phủ nhận, những cảnh “nóng” này đều được đạo diễn và biên kịch xử lý rất khéo léo khi phim lên sóng.
Theo Trí thức trẻ
Disney tiếp tục làm phim về đời sau của "Vua Sư Tử"
Disney đang bắt tay vào sản xuất bộ phim truyền hình mới có tên gọi "The Lion Guard" (Vệ Sĩ Sư Tử), nối tiếp câu chuyện trong "The Lion King" (Vua Sư Tử).
Fan của kênh Disney sắp sửa có cơ hội gặp lại những nhân vật quen thuộc trong series hoạt hình mới có tên gọi The Lion Guard (tạm dịch: Vệ Sĩ Sư Tử). Đây là bộ phim nối tiếp câu chuyện trong tác phẩm nổi tiếng The Lion King (Vua Sư Tử) của Disney cách đây 20 năm.
The Lion Guard xoay quanh Kion - chú sư tử con thứ hai do Simba và Nala sinh ra. Chú đảm nhiệm vai trò lãnh đạo của Lion Guard, một nhóm thú dũng cảm và thông minh nhất được giao nhiệm vụ bảo tồn vùng đất Pride. Thay vì tập hợp một đội sư tử, Kion đi ngược lại truyền thống khi gọi những người bạn đáng tin cậy nhất của mình vào nhóm. Họ gồm Bunga - một chú gấu mê mật ong; Fuli - một con báo tự tin; Beshte - một hà mã vui nhộn; và Ono - một chú cò thông thái.
Câu chuyện trong The Lion Guardsẽ có sự xuất hiện đặc biệt của các gương mặt quen thuộc như Mufasa, Timon, Pumbaa, Rafiki, Zazu và chị gái của Kion - Kiara - Nữ hoàng tương lai của Pride Lands.
Nancy Kanter, phó chủ tịch kênh Disney Junior toàn cầu, cho biết: "Câu chuyện của The Lion King đã làm tất cả các gia đình trên toàn thế giới xúc động sâu sắc kể từ khi phát hành cách đây 20 năm. Chúng tôi mong muốn giới thiệu đến thế hệ khán giả nhí mới hàng loạt nhân vật kinh điển của Disney lẫn bạn bè và những người hùng hợp với thời đại của các em."
Các chuyên gia giáo dục động vật hoang dã tại Animal Kingdom thuộc công viên chủ đề của Disney sẽ là những người tư vấn nội dung cho The Lion Guard. Sarah Mirza, tác giả kiêm chuyên gia ngôn ngữ Swahili sẽ là cố vấn ngôn ngữ và văn hóa cho bộ phim.
The Lion Guard do Ford Riley (Special Agent Oso) chịu trách nhiệm sản xuất, Howy Parkins (Jake and the Never Land Pirates) sẽ làm đạo diễn. Christopher Willis (Mickey Mouse) là nhà soạn nhạc. Phim sẽ ra mắt vào mùa thu năm 2015 và series tiếp theo sẽ ra mắt vào đầu năm 2016 trên Disney Junior và Disney Channel.
Theo Trí thức trẻ
8 tài tử thử vai anh hùng nhưng nhận vai phản diện James Franco, Tom Hiddleston, Heath Ledger, Lee Pace... là những diễn viên từng đi thử vai anh hùng nhưng cuối cùng lại gây ấn tượng bằng những vai phản diện trong cùng bộ phim. James Franco trong Spider-Man (2002): Trong bộ ba Spider-Man của đạo diễn Sam Raimi, nam diễn viên thủ vai Harry Osborn, con trai của ác nhân Green Goblin và...