Khi cán bộ chọn làm việc khó
Bám sát tình hình thực tế, đăng ký những việc làm thiết thực là phong trào học và làm theo Bác được đội ngũ cán bộ, đảng viên tỉnh Bắc Giang tập trung triển khai. Nhiều việc khó, vấn đề nổi cộm, phức tạp đã được giải quyết, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với cấp ủy đảng, chính quyền.
Đường hoa xã Nghĩa Hưng, huyện Lạng Giang (Bắc Giang), một trong những điển hình tiêu biểu của phong trào xây dựng nông thôn mới.
Đề cao trách nhiệm tập thể, cá nhân
Xã Bắc Lý, huyện Hiệp Hòa là điểm nóng kéo dài về tình trạng lấn chiếm, mua bán trái phép đất đai. Nguyên nhân là do nhận thức luật pháp về đất đai của người dân còn hạn chế, trình độ cán bộ cơ sở còn nhiều bất cập. Sự việc bắt đầu từ trước năm 2000 cho tới năm 2016 vẫn có tới gần 200 vụ việc liên quan lấn chiếm, mua bán đất trái thẩm quyền… với nhiều tình tiết phức tạp, khó giải quyết. Nhiều người dân không đồng ý với quyết định giải quyết của chính quyền đã tổ chức khiếu kiện đông người, vượt cấp.
Triển khai thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng ủy xã Bắc Lý mạnh dạn đăng ký giải quyết điểm nóng này. Để thực hiện, Đảng ủy xã xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể với quyết tâm cao; phân công các đồng chí lãnh đạo chủ chốt phụ trách từng thôn, xóm, vụ việc. Đảng ủy, UBND xã tăng cường công tác tiếp dân, đối thoại giải quyết thắc mắc, khiếu nại. Đồng chí Ngô Đình Long, Bí thư, Chủ tịch UBND xã cho biết, Đảng ủy xã đã tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức về chính sách, luật pháp quản lý đất đai của Nhà nước cũng như quy định của tỉnh, huyện cho đội ngũ cán bộ. Các tổ chức, đoàn thể tăng cường xuống từng hộ dân tuyên truyền, giải thích. Người đứng đầu cấp ủy, đơn vị, người có uy tín như bí thư chi bộ thôn, xóm, cựu chiến binh được huy động tối đa trong công tác vận động. Đảng viên nêu gương đi đầu, đăng ký không để gia đình, người thân tham gia khiếu kiện vượt cấp… Những vụ việc phức tạp, tưởng chừng bế tắc dần được tháo gỡ. Hơn 100 vụ việc tồn đọng từ trước năm 2000 đã được giải quyết dứt điểm. Hơn 20 vụ việc liên quan đến đóng thuế quyền sử dụng đất cũng được người dân nhất trí với cách giải quyết của chính quyền, không khiếu kiện. Nhiều năm gần đây, địa phương không còn hiện tượng lấn chiếm, mua bán đất trái phép.
Bí thư Huyện ủy Hiệp Hòa Ngô Tiến Dũng chia sẻ, một kinh nghiệm trong giải quyết vấn đề phức tạp về quản lý đất đai trên địa bàn huyện, là gắn trách nhiệm của tổ chức, đơn vị với người đứng đầu. Khi triển khai đăng ký việc học tập và làm theo Bác, Huyện ủy chỉ đạo từng cấp ủy, đơn vị và người đứng đầu phải cam kết thực hiện đúng lộ trình và chịu trách nhiệm về kết quả. Huyện ủy, UBND huyện cũng thường xuyên kiểm tra việc thực hiện, do đó không còn chuyện tổ chức, cá nhân đứng ngoài cuộc.
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Giang Thạch Văn Chung cho biết, thời gian đầu nhiệm kỳ 2015-2020, một số địa phương tồn đọng nhiều vụ việc bức xúc, nổi cộm là do cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu tổ chức đảng, đơn vị còn ngại va chạm, né tránh việc khó. Để khắc phục khuyết điểm, hạn chế này, Tỉnh ủy Bắc Giang gắn việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị với Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, yêu cầu các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương chọn, đăng ký giải quyết việc nổi cộm, phức tạp. Qua hơn bốn năm thực hiện, các tổ chức đảng, đơn vị trong tỉnh Bắc Giang đã đăng ký, giải quyết dứt điểm hơn 8.000 vụ việc bức xúc, nổi cộm hoặc còn hạn chế, yếu kém.
Cầu nối Đảng với nhân dân
Từ phong trào chọn, đăng ký làm, giải quyết việc khó, xuất hiện nhiều tấm gương cán bộ, đảng viên gương mẫu đi đầu, góp phần thúc đẩy tinh thần trách nhiệm của cộng đồng. Đồng chí Dương Văn Thọ, Bí thư Chi bộ thôn Tè, xã Song Vân, huyện Tân Yên giới thiệu con đường dài 5 km mới được trải bê-tông. Đây được coi là “kỳ tích” vì hầu hết các nhà dân trong thôn đều nằm trên trục đường này, dù rất muốn con đường gồ ghề, lầy lội được cải tạo nhưng lại chưa tin tưởng vào cán bộ thôn, xóm, sợ không công bằng trong quá trình đóng góp, xây dựng. Nắm được tâm lý này, Chi bộ xây dựng nghị quyết làm đường giao thông thôn, trong đó xác định giải pháp trọng tâm là đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, đồng thời thực hiện nghiêm quy chế dân chủ cơ sở. Trưởng thôn Dương Văn Minh tâm sự, mọi đóng góp dù nhỏ nhất của người dân đều được ghi bằng bảng lớn, niêm yết công khai tại nhà văn hóa thôn. Thôn thành lập tổ giám sát công trình do người dân lựa chọn. Việc lớn nhỏ, từ tham khảo giá sắt thép, xi-măng đến đấu thầu rải bê-tông tuyến đường đều đưa ra nhân dân bàn bạc, thống nhất. Do đó, chi phí làm tuyến đường giảm so với dự kiến và chất lượng được bảo đảm. Khi tuyến đường hoàn thành, niềm tin của nhân dân với cán bộ xã được củng cố. Bà con đề xuất tiếp tục xây nhà văn hóa thôn và tự nguyện đóng góp. Nhiều gia đình vận động con cháu làm ăn xa đóng góp. Nhờ có sự đồng sức, đồng lòng, chỉ trong ba tháng, thôn đã có nhà văn hóa mới khang trang. Từ thôn Tè, phong trào đóng góp xây dựng nông thôn mới lan nhanh sang các thôn, xóm khác. Đến nay, xã Song Vân đã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới. Trong tổng kinh phí đầu tư xây dựng nông thôn mới khoảng 80 tỷ đồng, thì nhân dân đóng góp hơn 33 tỷ đồng.
Câu chuyện “mang rác về nhà” của Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Dương Hưu, huyện Sơn Động Vi Văn Hùng cũng là một điển hình. Năm 2018, dù nhiều cố gắng nhưng xã Dương Hưu chưa về đích nông thôn mới do tiêu chí về môi trường chưa đạt. Xã không có bãi thu gom, xử lý rác thải, do đó rác vứt bừa bãi gây mất vệ sinh. Thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị, Đảng ủy xã chọn đây là việc khó, đăng ký làm nhưng mãi vẫn chưa tìm ra giải pháp tối ưu, vì theo tiêu chí bãi thu gom, xử lý rác phải có diện tích rộng, không quá xa trung tâm và tiện đường để người dân mang rác tới tập kết. Trước khó khăn đó, đảng viên Vi Văn Hùng đã xung phong hiến hơn 5.000 m2 đất của gia đình để làm bãi thu gom, xử lý rác thải chung. Ngay sau đó, xã thành lập tổ thu gom xử lý rác thải. Môi trường các thôn, xóm trở nên sạch sẽ, ý thức bảo vệ môi trường của người dân nâng lên rõ rệt. Việc làm của đồng chí Vi Văn Hùng được nhân dân trong xã cảm kích và nhiều người làm theo. Tính từ năm 2018 đến nay, có 70 hộ dân trong xã ủng hộ hơn 1.500 m2 đất, gần 2.000 cây lấy gỗ để xã mở đường làm các công trình phúc lợi.
Theo đồng chí Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, đạt được những kết quả nêu trên là nhờ có sự cố gắng, nỗ lực của những cán bộ, đảng viên không ngại khó, nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết mình vì công việc, vì nhân dân. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn một số cấp ủy, cán bộ, đảng viên nhận thức chưa toàn diện, sâu sắc. Một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa tích cực tu dưỡng, rèn luyện làm theo. Vì vậy, thời gian tới, Tỉnh ủy Bắc Giang sẽ chỉ đạo các tổ chức đảng, đơn vị, địa phương tiếp tục lựa chọn các vấn đề bức xúc, nổi cộm hoặc còn hạn chế, yếu kém để tập trung giải quyết; đẩy mạnh việc đổi mới phong cách cán bộ theo hướng sát dân, gần dân.
Chi bộ tổ dân phố 6 và những việc làm gắn với lợi ích của nhân dân
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, những năm qua, chi bộ tổ dân phố 6, phường Đông Sơn (TP Thanh Hóa) đã cụ thể hóa bằng những việc làm cụ thể, thiết thực gắn với việc chăm lo đời sống của nhân dân.
Chi ủy chi bộ tổ dân phố 6, phường Đông Sơn (TP Thanh Hóa) họp triển khai học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Đi thăm các tuyến đường, khu dân cư ở tổ dân phố 6, điều tôi cảm nhận được là hầu hết các tuyến đường của phố như: Đặng Tất, Trương Hán Siêu, Nguyễn Văn Siêu, Trần Bình Trọng được rải nhựa và đổ bê tông khang trang, sạch đẹp. Đồng chí Đỗ Vũ Cương, bí thư chi bộ tổ dân phố 6 chia sẻ: "Đây được xem là kỳ tích ở phố, bởi quá trình triển khai thi công sửa chữa, nâng cấp mở rộng các tuyến đường gặp không ít khó khăn. Như lời dạy của Bác "dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong", cứ theo phương châm đó chúng tôi làm". Để học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành việc làm thường xuyên, chi bộ đã nghiêm túc quán triệt, triển khai sâu rộng đến toàn thể đảng viên, ban công tác mặt trận, các đoàn thể. Đồng thời, tổ chức lấy ý kiến của đảng viên về xây dựng phần việc làm theo Bác. Sau khi thống nhất, chi bộ đã ra nghị quyết chuyên đề và đăng ký với đảng ủy phường theo từng năm".
Trước năm 2016, tuyến đường Trương Hán Siêu chỉ là đường cấp phối, không có cống rãnh thoát nước. Với tinh thần "việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh", cũng như tạo diện mạo mới cho phố, chi bộ đã đăng ký với đảng ủy phường phần việc là vận động nhân dân rải nhựa tuyến đường Trương Hán Siêu. Cùng với việc tổ chức các cuộc họp để dân bàn bạc dân chủ, thì từ đồng chí bí thư đến các đảng viên trong chi bộ tổ dân phố 6 đã gương mẫu đóng góp trước. Được nhân dân đồng tình hưởng ứng, tuyến đường Trương Hán Siêu đã hoàn thành chỉ sau gần 4 tháng thi công. Nhân lên thành công, chi bộ tổ dân phố 6 tiếp tục vận động nhân dân đóng góp kinh phí bê tông hóa tuyến đường Đặng Tất. Năm 2019, được sự quan tâm của phường, thành phố và sự chung sức, đồng lòng của cán bộ, nhân dân, tuyến đường Nguyễn Văn Siêu, ngõ 40 - Nguyễn Văn Siêu đã được nâng cấp sạch, đẹp hoàn thành vào dịp đón xuân Canh Tý 2020. Nhiều năm trước, mỗi khi có mưa lớn tuyến đường Nguyễn Văn Siêu và ngõ 40 - Nguyễn Văn Siêu luôn trong cảnh ngập nước, việc đi lại của người dân gặp khó khăn. Sau khi TP Thanh Hóa có chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường Nguyễn Văn Siêu, ngõ 40 - Nguyễn Văn Siêu, đảng ủy phường giao cho chi bộ tổ dân phố 6 đảm nhận phần việc vận động nhân dân hiến đất, tài sản trên đất. Bắt tay vào thực hành "dân vận khéo", chi bộ đã thành lập các tổ vận động "đến từng ngõ, gõ từng nhà" để tuyên truyền, phân tích cho các hộ dân hiểu. Thấy rõ những lợi ích lâu dài, các hộ dân bị ảnh hưởng đã đồng tình tự nguyện hiến đất cho công trình; trong đó, diện tích đất mà các hộ hiến có giá trị hơn 1 tỷ đồng. Đáng nói hơn, chi bộ còn huy động cán bộ, đảng viên trong phố đóng góp khoảng 42 triệu đồng ủng hộ các hộ khó khăn bị ảnh hưởng bởi tuyến đường để xây lại cổng ngõ, tường rào, nhà cửa. "Làm việc gì cũng phải tâm huyết, tất cả vì lợi ích của nhân dân. Muốn vậy, phải phát huy được tinh thần đoàn kết của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Khi nhân dân đồng thuận cao mới quyết định làm", đồng chí Cương chia sẻ.
Song song với đó, phong trào xây dựng quỹ khuyến học, quỹ đền ơn đáp nghĩa được nhân dân trong phố hưởng ứng và tích cực tham gia; đời sống văn hóa có nhiều khởi sắc. Hàng năm, qua bình xét phố có từ 91% đến 94% số hộ dân đạt danh hiệu gia đình văn hóa; khoảng 62% số hộ đạt danh hiệu gia đình thể thao. Tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội ổn định, bà con yên tâm lao động, phát triển sản xuất, kinh doanh. Đến hết năm 2019, phố không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo, thu nhập bình quân đầu người đạt 60 triệu đồng/năm, đời sống ngày càng được nâng cao.
Với cách làm là gắn nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với các phong trào thi đua, công việc của phố, chi bộ tổ dân phố 6 đã tạo được niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân. Từ những kết quả trên, chi bộ tổ dân phố 6 đã được Ban Chấp hành Đảng bộ TP Thanh Hóa tặng giấy khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 3 năm liên tục; được Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa công nhận "Tập thể kiểu mẫu" vào cuối năm 2019. Việc học tập và làm theo Bác ở chi bộ tổ dân phố 6 đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ tới đảng viên và nhân dân, góp phần quan trọng vào sự phát triển đi lên của phường Đông Sơn và TP Thanh Hóa hôm nay.
Học tập Bác: Chọn người tài, đức, vì dân cho Đảng Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng khẳng định: Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã trở thành di sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá đối với Đảng, dân tộc ta. Kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 _ 19-5-2020), sáng 8-5, tại...