Khi các ‘hủ nữ’ học sử
Không thể ngủ yên với mấy nàng này.
Theo Datviet
Bí kíp học Sử '3H' hiệu quả của cô bạn chuyên Văn
Nguyễn Hồng Trâm học chuyên Văn nhưng lại rất đam mê môn Lịch sử. Cô bạn có tuyệt chiêu '3H': Hiểu - Học - Hành để 'đối phó' với môn khó nhằn này.
Nguyễn Hồng Trâm hiện là "thần dân" lớp 11 chuyên Văn, trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa TP HCM. Trâm từng đoạt HCĐ môn Lịch sử kỳ thi Olympic truyền thống 30/4 năm 2012.
Học chuyên Văn nhưng Hồng Trâm đam mê và học giỏi môn Sử. Ảnh: NVCC.
Video đang HOT
Phát hiện ra mình thích học Sử từ đầu năm lớp 10 khi bị thầy giáo dạy Sử "hút hồn" vào bài giảng, Trâm quyết định nghe theo thầy tiến sâu hơn vào đội tuyển Sử của trường. Hồng Trâm học liên tục cùng đội tuyển mỗi tuần một buổi, khi có lịch thi thì số lượng tiết học tăng gấp đôi, gấp ba.
Cô bạn chia sẻ: "Học Sử là học từ thời đồ đá đến những sự kiện chỉ cách đây khoảng nửa thập kỉ, muốn học được khối kiến thức "khổng lồ" ấy thì phải tự mình tìm ra giải pháp hiệu quả".
Nhờ quy tắc "3H" rất riêng của mình, cô bạn có thể đọc vanh vách ngày - tháng - năm của những sự kiện nổi bật trong quá khứ, phân tích rõ ràng và rành mạch nguyên nhân - diễn biến - ý nghĩa của từng chiến dịch.
Cùng nghe Trâm bật mí về bí kíp này nhé:
Phương pháp "3H" được Trâm áp dụng hiểu quả trong việc học môn Sử.Ảnh: NVCC.
Hiểu
Muốn học bài, trước hết phải hiểu. Hiểu nội dung bài, nắm bắt đại ý, khái quát được vấn đề, các bạn mới có thể "xắn tay lên" và học bài.
Trâm khuyên: "Học theo kiểu &'mì ăn liền' thì chỉ áp dụng cho những trường hợp khẩn cấp thôi, còn nếu có thời gian thì mình nên dành cho việc học Sử một khoảng thời gian, ngắn thôi cũng được.
Khi ngồi trên lớp, hãy nghe thật kĩ những đoạn then chốt trong bài giảng của thầy cô. "Đó là những phần tuyệt hay mà chúng ta hay bỏ lỡ đó", Trâm nói. Một khi đã hiểu rồi thì chắc chắn không ít thì nhiều, khối nội dung ấy sẽ thấm dần vào "bộ nhớ".
Học
Không phải lúc nào "tụng" Sử như "tụng kinh" cũng là giải pháp an toàn đâu nhé. Thử tham khảo một số cách học vừa lạ vừa quen dưới đây của Hồng Trâm nhé:
- Liên hệ liền, ngay và lập tức ngày/tháng/năm sự kiện với ngày/tháng/năm ứng với sinh nhật của bạn bè, người thân, thầy cô... Một công đôi việc đấy.
Ví dụ: sinh nhật của Trâm trùng với ngày thành phố Huế được giải phóng, sinh nhật cô bạn thân của bạn ý gần sát với ngày mở chiến dịch Tết Mậu Thân 1968...
Học Sử từ những hình ảnh hay video trên You Tube.
- Xem phim tài liệu, phim hoạt hình được dựng tái hiện lại các trận đánh: phim 3D về đại tướng Võ Nguyên Giáp (tái hiện cả chiến dịch Điện Biên Phủ), phim Pearl Habochiếu trên Star Movie nói về trận Trân Châu Cảng... hay lên You Tube thì tha hồ mà tìm kiếm.
- Sử dụng sơ đồ tư duy (nhánh cây, xương cá) một cách thường xuyên, đặc biệt là những sự kiện lịch sử lớn, khó nhớ.
- Tự học bằng ngôn ngữ cơ thể. Trâm kể: "Khi rơi vào tình trạng "học hoài không vô", tớ đứng lên và diễn tả lại nội dung trong bài học bằng hành động.
Giả dụ như bên này giết bên kia thì đưa tay lên ngang cổ, đánh du kích thì chạy và...chui xuống gầm bàn". Lúc đó sẽ cảm thấy rất thoải mái, vừa được thư giãn, vừa như được sống cùng sự kiện lịch sử đó vậy.
Hành
Học xong là phải thực hành ngay kẻo quên. Chẳng hạn như kể lại ngay nội dung bài vừa học "nóng hôi hổi" thành câu chuyện lịch sử cho đứa em nghe.
Bên cạnh đó việc đi thăm các di tích lịch sử, bảo tàng cũng là cách để thu nạp kiến thức rất bổ ích.
Không chỉ có lý thyết, học Sử cũng cần phải từ thực tế nữa để nhớ thật lâu kiến thức. Ảnh minh họa từ Internet.
Học Sử, học các chiến dịch nhiều khi có thể áp dụng cho việc học của mình. Chẳng hạn như phương pháp "đánh chắc thắng chắc" hay là "đánh nhanh thắng nhanh". Đơn giản mà siêu hiệu quả nữa.
Theo TTVN
Nghe học sinh dân tộc thiểu số chia sẻ đam mê học Sử "Hãy học Sử để biết! Hãy học Sử giống như khi mình chơi một trò giải trí gì đó thì sẽ thấy rất hiệu quả...". Đó là chia sẻ của em Mông Thị Bích Vân, người dân tộc Nùng, học sinh lớp 11A3, Trường THPT DTNT Nơ Trang Lơng, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Phóng viên Dân trí vừa có cuộc trò...