Khi cả thế giới im lặng, trẻ em Syria phải tự đứng lên cho số phận của mình
Những ngày vừa qua, khi hàng chục trẻ em tại đất nước Syria đã mãi ra đi vì cuộc tấn công hóa học tại thị trấn Khan Sheikhoun, nhiều tổ chức quốc tế vẫn chưa có động thái cụ thể để giúp đỡ các em. Không có lựa chọn nào khác, cả em phải tự đứng lên cho cuộc sống của mình.
2016 là một năm dậy sóng với nỗi đau của bao nhiêu trẻ em Syria: những vụ không kích ném bom, những cuộc càn quét… Hàng trăm sinh mạng trẻ em vô tội đã đổ xuống mà không thấy dấu hiệu nào của hòa bình.
Những tưởng 2017 sẽ bình yên hơn nhưng không ngờ, tai họa lại ập đến quá sớm với lũ trẻ tại thị trấn Khan Sheikhoun, phía bắc Syria.
Vào hôm 4/4, một cuộc tấn công hóa học đã xảy ra khiến ít nhất hơn 72 người thiệt mạng, trong đó có 20 trẻ em.
Lá cờ của nhiều nước và các tổ chức trên thế giới được các em cầm trên tay.
Bao nhiêu vụ việc đau thương đã xảy đến nhưng có vẻ, chỉ có trên Facebook là tràn ngập tình thương qua những bài chia sẻ, dòng tâm trạng…
Video đang HOT
Những điều đấy chẳng thể mang lại hạnh phúc cho trẻ em Syria khi Internet còn là cái gì xa lạ với các em. Cái chúng cần là hành động, sự giúp đỡ thiết thực từ cộng đồng và các tổ chức quốc tế.
Và mới đây, khi không có sự lựa chọn nào, lũ trẻ tại Syria đã phải tự đứng lên biểu tình, cất lên tiếng nói của mình.
Những chiếc khẩu trang mà các em đeo là biểu tượng cho sự im lặng của cộng đồng quốc tế và sự thờ ơ trước nỗi đau tàn khốc mà các em phải hứng chịu.
Những đứa trẻ phản đối sự im lặng của cộng đồng quốc tế trước số phận trẻ em tại Syria.
Một bé gái giơ cao tấm biển: “Những người bạn của Syria”, cạnh 7 em nhỏ khác đang cầm lá cờ của nhiều quốc gia.
Các em nhìn trân trân xuống những “thi thể” trên nền đất, như những gì từng xuất hiện rất nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Mỹ, Anh và Pháp đã soạn thảo một đề xuất gửi lên Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc với kế hoạch ngăn chặn những vụ tấn công như vậy xảy ra.
Thủ tướng Anh Theresa May cũng kêu gọi các nước nên dừng cuộc chiến gây ra bao nỗi đau cho dân thường.
Theo Soha News
Vì sao khủng bố "sói đơn độc" dễ dàng tấn công London?
Lực lượng cảnh sát Anh phải đối mặt với nghi vấn xung quanh lỗ hổng an ninh khiến kẻ khủng bố có thể vào khu nhà quốc hội mà không bị ngăn chặn.
Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở London hôm 22/3
Kẻ khủng bố đã lao xe vào đám đông đang đi bộ trên cầu Westminster hôm 22/3 trước khi húc vào hàng rào tòa nhà quốc hội. Sau đó, tên này xuống xe, dùng dao đâm chết một sĩ quan cảnh sát, rồi chạy vào bên trong tòa nhà quốc hội. Hai cảnh sát trong tòa nhà nổ súng tiêu diệt kẻ tấn công.
Một số cáo buộc cho rằng không có sĩ quan vũ trang nào canh gác tại cổng chính, nơi Thủ tướng Anh Theresa May sử dụng để ra vào khu nhà quốc hội, Longroom đưa tin.
"Hắn đáng ra không thể vào tới cổng, điều này cho thấy có lỗ hổng an ninh với hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Các quan chức sẽ phải trả lời nhiều nghi vấn. Khu nhà quốc hội là mục tiêu nổi bật, họ nên xem xét triển khai cảnh sát vũ trang cố định tại cổng ra vào", đại tá Richard Kemp, cựu chỉ huy lực lượng Anh tại Afghanistan và chuyên gia an ninh, cho biết.
Cổng này cũng được sử dụng bởi các thành viên quốc hội, nhân viên khu nhà và khách tham quan. Nó được bảo vệ bởi hàng rào kim loại và các rào chắn. Dù lính cảnh vệ có vũ trang liên tục cảnh giới, họ lại không đứng cố định ở khu cổng chính. Điều này được cho là giúp tạo quá trình tuần tra cơ động, khiến những tên khủng bố không thể biết vị trí chính xác của lính gác.
"Điểm yếu ở khu nhà quốc hội nằm ở cổng chính. Chúng ta chỉ có 4 sĩ quan cảnh sát ở đó, hai người phía ngoài và hai người phía trong. Tôi nghĩ chúng ta sẽ phải xem xét an ninh ở khu vực này sau vụ việc. Đây là một ngày tồi tệ đối với Quốc hội Anh", bà Mary Creagh, thành viên Công đảng Anh tuyên bố.
Quảng trường Quốc hội Anh bị phong tỏa sau vụ tấn công. Ảnh: AP.
Cục an ninh Quốc hội (PSD) chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn cho cả hai viện Quốc hội Anh, đồng thời hợp tác với cảnh sát thủ đô London (MPS), lực lượng bảo đảm hoạt động tuần tra vũ trang. Các sĩ quan ở khu vực này trực thuộc PSD, thay thế cho cảnh sát MPS từ đầu năm nay.
Phó cảnh sát trưởng London Mark Rowley tuyên bố sẽ tăng cường số sĩ quan cảnh sát thông thường và có vũ trang trên đường phố. Ông cho biết có thể yêu cầu quân đội hỗ trợ nếu cần thiết.
Theo Tử Quỳnh (Vnexpress)
Anh "noi gương" Mỹ, cấm thiết bị điện tử trong các chuyến bay từ Trung Đông Nối gót Mỹ, chính phủ Anh dự kiến cũng sẽ ban hành lệnh cấm một số thiết bị điện tử như máy tính bảng hay máy tính xách tay lên khoang hành khách trên các chuyến bay từ 6 nước Trung Đông và Bắc Phi có đông dân theo đạo Hồi. (Ảnh minh họa: The Nation) Reuters dẫn lời người phát ngôn của...