Khi ca sĩ Việt kiện nhau chỉ vì một chữ… Tiền
Ca sĩ, nhạc sĩ thời gian này hay… kiện nhau. Tất nhiên việc đưa ra pháp luật thì cũng còn… hậu xét, nhưng lên báo để cãi nhau thì nhiều. Mà những chuyện cãi vã ít khi liên quan đến chuyên môn, chủ yếu là chuyện tranh chấp bản quyền.
Các ca sĩ, nhạc sĩ trẻ thời gian này rất hay… kiện nhau. Đụng một chút là đã đưa nhau lên báo rồi dọa sẽ đưa nhau ra pháp luật. Tất nhiên, việc đưa ra pháp luật thì cũng còn… hậu xét, nhưng lên báo để cãi nhau thì nhiều. Mà những chuyện cãi vã ít khi liên quan đến chuyên môn âm nhạc. Chủ yếu là chuyện tranh chấp bản quyền, đặc biệt từ khi nhạc chuông, nhạc chờ là một mối kiếm tiền cực lớn cho họ. Chỉ vì một chữ tiền, nhiều rắc rối xảy ra…
Rắc rối “Teen vọng cổ”
“Teen vọng cổ” là một bản “hit” đặc biệt và bất ngờ, có thể nói là một hiện tượng lạ của showbiz trong vài tháng qua. Nó có công đưa ca sĩ Vĩnh Thuyên Kim từ vô danh thành một ca sĩ rất ăn khách tại các tỉnh miền Tây. Ông bầu Vĩnh Thuyên, người đào tạo và giúp sức cho Vĩnh Thuyên Kim (cũng là người từng lăng xê Lý Hải, Lâm Hùng, Uyên Trang, Trần Tâm) rất tự hào về bài hát là này. “Teen vọng cổ” kết hợp giữa nhạc pop quen thuộc dành cho tuổi teen với một câu vọng cổ đổ ở cuối bài, bỗng khiến một bài hát bình thường trở nên ngộ nghĩnh.
Khoan xét về nội dung và chất lượng của ca khúc, đây rõ ràng là một cách đi khôn ngoan của ông bầu và nhạc sĩ, để nhanh chóng tạo thành một hiện tượng. Theo công ty VMG, đơn vị khai thác nhạc chuông, nhạc chờ độc quyền ca khúc “Teen vọng cổ” thì đây là bài được tải về mạng di động nhiều nhất trong suốt hai tháng, với sản lượng rất cao. Chính vì thế, ông bầu Vĩnh Thuyên tiếp tục làm thêm những phiên bản mới của ca khúc này như “Teen vọng cổ 2″, “Vọng cổ geisha”… và đều rất ăn khách.
Vĩnh Thuyên Kim
Tuy nhiên, một ngày đẹp trời một công ty tên là Galaxy đã gửi công văn yêu cầu tất cả các mạng đang khai thác kinh doanh “Teen vọng cổ” phải gỡ bài này xuống do vi phạm bản quyền. Ông bầu Vĩnh Thuyên bức xúc: “Họ nói, ca khúc “Teen vọng cổ” đã được nhạc sĩ Trần Anh Khôi ký độc quyền cho Du Sy Ka, ca sĩ công ty Music house, từ lâu.
Và bây giờ bên Music house mới là đơn vị có quyền khai thác “Teen vọng cổ”. Nghe nói họ lấy chính cái bản phối cũ của “Teen vọng cổ” rồi cho Du Sy Ka hát với Khang Luân, tôi chưa nghe nên chưa khẳng định. Tất nhiên họ hát cũng chẳng sao, vì rất nhiều ca sĩ cũng hát bài này hay như Don Nguyễn hát nhép bài này cũng rất nổi tiếng. Mới đây tôi đưa Vĩnh Thuyên Kim đi hát ở tỉnh, nhiều khá giả gặp ở cánh gà hỏi, anh ơi hôm nay Kim có hát “Teen vọng cổ” không? Hỏi ra mới biết, từ đầu chương trình đã có tới ba ca sĩ chạy show hát “Teen vọng cổ”.
Nghe thì bực mình nhưng mình cũng chấp nhận thôi, bởi vì bài hát ăn khách nên ai cũng muốn hát để kéo khán giả về phía mình. Cái quan trọng là Vĩnh Thuyên Kim là người đầu tiên hát và tạo được hiệu ứng từ đó… quay lại chuyện bản quyền “Teen vọng cổ”, chúng tôi đã ký độc quyền với VMG để khai thác kinh doanh trên hệ thống nhạc chuông, nhạc chờ. Ông Lê Hữu Tuấn, giám đốc Công ty Music house trình cho tôi cái văn bản có ghi Trần Anh Khôi đồng ý cho Du Sy Ka độc quyền ca khúc “Teen vọng cổ”. Tuy nhiên, cái văn bản này không có giá trị, bởi muốn có bản độc quyền thì nhạc sĩ phải là người ký vào chính văn bản nhạc đó, với ca từ đó. Tôi có văn bản nhạc có chữ ký và cam kết của Trần Anh Khôi.
Và “Teen vọng cổ” trong bản cam kết này đã được sở văn hóa Thể thao và Du lịch TP. Hồ Chí Minh cấp phép, phát hành trong album của Vĩnh Thuyên Kim nghĩa là đã có qua kiểm duyệt về nội dung. Tôi thấy đây cũng là điều cần bổ sung trong việc kinh doanh nhạc chuông, nhạc chờ, đó là ca khúc phải được cấp phép và thẩm định về nội dung thì mới được đưa vào hệ thống kinh doanh, để tránh những nội dung sai lạc và thẩm định kém thời gian qua, vì bị kiện ngược nên chúng tôi phải giải quyết nhiều việc và chậm tiến độ phát hành tờ rơi các mã số nhắn tin tải nhạc chuông, nhạc chờ “Teen vọng cổ” và nhiều ca khúc khác của Vĩnh Thuyên Kim, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuyện kinh doanh. Thế nên, chúng tôi đang làm thủ tục để kiện những đơn vị cố tình làm sai để ảnh hưởng đến chúng tôi”.
Trong hầu hết các chương trình hiện nay, Vĩnh Thuyên Kim đều được yêu cầu thể hiện “Teen vọng cổ”
Video đang HOT
Ông Vĩnh Thuyên nói, sở dĩ đến trường hợp “Teen vọng cổ” ông thực hiện các quy trình văn bản về bản quyền rất chặt chẽ vì ông có quá nhiều kinh nghiêm xương máu. “Khi tôi làm album Trọn đời bên em cho Lý Hải, khi ấy cậu ta chưa nổi tiếng. tôi nhờ một người liên hệ qua Rạng Đông mua bản quyền ba ca khúc hits của Lam Trường, Phương Thanh và Quang Linh. Người mua cho tôi nói bên Rạng Đông đã đồng ý, nhưng vì tin nhau nên tôi không yêu cầu văn bản giấy tờ gì cả. Đến khi album phát hành, phía Rạng Đông nói họ không hề bán và báo chí đồng loạt lên án Lý Hải ăn cắp bản quyền. Chúng tôi đành chấp nhận thua cuộc vì mình chẳng có gì trong tay cả.
Nhưng bây giờ thì không, tôi làm gì cũng phải có giấy tờ, nhạc sĩ phải ký vào bản nhạc và ghi rõ là cho độc quyền tôi mới làm. Bởi vì chỉ có cái chữ “Teen vọng cổ” thì đâu có nghĩa lý gì, phải là “Teen vọng cổ” với giai điệu đó và ca từ đó. Chứ chỉ có cái tên “Teen vọng cổ” thì ai đặt cũng được, nó chưa phải là một bản nhạc. có rất nhiều nhạc sĩ trẻ và các ông bầu bắt tay nhau trong chuyện cháo tên như vậy.
Khi thấy một ca khúc có vẻ ăn khách, họ liền kêu nhạc sĩ viết cho họ một lời nhạc khác và lấy cái tên khác, trả tiền cho nhạc sĩ cao hơn, vậy là xong. Trường hợp của tôi cự nhau với Công ty Thế giới giải trí của Nguyễn Quang Huy cũng là vậy. Tôi mua hầu hết sáng tác của Nguyễn Hoài Anh với giá đồng khoảng 500 ngàn đồng/bài. Khi đó, Nguyễn Hoài Anh chưa nổi tiếng, nên cậu ấy chấp nhận vui vẻ. Nhưng sau đó thì phía Nguyễn Quang Huy cũng muốn mua một ca khúc trong số đó để Ưng Hoàng Phúc hát. Khi chúng tôi cự nự thì Huy viết một lời nhạc khác trên giai điệu đó và đổi tên ca khúc. Những chuyện như vậy đã thành quen mất rồi”.
Hiện tượng “Teen vọng cổ” là một ví dụ nhãn tiền về việc, chỉ khi nào ca khúc… đẻ ra tiền thì mới sinh chuyện. Những tranh chấp một ca khúc thường xảy ra khi ca khúc đó ăn khách và là “át chủ bài” của các kênh kinh doanh nhạc chuông, nhạc chờ. Bởi với ca sĩ, đó giống như con gà đẻ trứng vàng, họ dường như không phải sáng tạo gì, chỉ ngồi mà hưởng lợi.
Đan Trường – Duy Mạnh… đấu võ mồm
Cũng rắc rối tương tự “Teen vọng cổ” đó chính là trường hợp hai ca sĩ lớn tuổi và cũng nhiều tiếng tăm Duy Mạnh và Đan Trường. Theo chính lời tranh cãi của hai người, thì Đan Trường xin Duy Mạnh ca khúc “Hãy về đây bên anh” để hát trong album “Thập nhị mỹ nhân”. Nhưng sau đó Đan Trường đã phát hành hai phiên bản khác của ca khúc này bằng tiếng Thái và tiếng Hoa. “Không thể chỉ xin lỗi suông cho xong vì đĩa đã phát hành sang Đài Loan, kinh doanh nhạc chuông, nhạc chờ rồi thì không thể chỉ nói về “cái tình” mà phải bồi thường theo luật.
Một ca sĩ tên tuổi như Đan Trường, đĩa phát hành có tem của Bộ VHTT&DL hẳn hoi mà cũng vi phạm thì không thể chấp nhận được. Hơn nữa, mới đây, một ca sĩ cũng đã đặt vấn đề với tôi xin được sử dụng ca khúc “Hãy về đây bên anh” bằng tiếng Hoa. Bây giờ Đan Trường đã sử dụng thì tôi biết ăn nói thế nào với người ta?… Tôi biết Hoàng Tuấn thế nào nên tôi thích làm việc bằng pháp luật chứ không qua lại với ông ấy. Đây không phải là lần đầu tiên tôi gặp sự cố về chuyện bản quyền tác quyền. Với đối tác khác, tôi sẽ chủ động liên lạc với họ để nhắc nhở chứ không đòi tiền bồi thường gì bởi đôi khi họ cũng vô tình sai phạm.
Đan Trường – Duy Mạnh
Nhưng Hoàng Tuấn thì khác. HT Produciton cũng đã từng đi kiện một trung tâm ca nhạc ở nước ngoài vì sử dụng ca khúc của Đan Trường mà không xin phép. Nghĩa là ông ấy quá hiểu luật cho nên trong trường hợp của tôi, ông ấy chơi trò lách luật chứ không phải vô tình nữa” – Duy Mạnh bức xúc với báo chí. Duy Mạnh đã chính thức gửi đơn khiếu kiện đến Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam và sự việc sẽ còn tiếp tục với nhiều tranh cãi.
Còn rất nhiều trường hợp kiện tụng như trường hợp Nguyễn Hà – Lương Bích Hữu hay chuyện Mỹ Tâm kiện Viettel…tất cả đều bắt đẩu từ việc quyền lợi quá nhiều mà lại có quá nhiều nơi muốn kiếm lợi từ nó. Nói như Duy Mạnh, là không ai có thể thờ ơ trước tiền của mình.
Ca khúc hit – gà đẻ trứng vàng
Theo đại diện Công ty VMG, đơn vị khai thác kinh doanh dịch vụ nhạc chuông, nhạc chờ trên cả ba hệ thống di động Vinaphone, Mobiphone, Viettel, thì hiện nay các ca sĩ, nhạc sĩ bắt đầu quan tâm nhiều đến giấy tờ và điều khoản trong hợp đồng vì họ rất quan tâm đến số tiền mà mình nhận được. Và thực sự, có những ca sĩ trẻ rất thành công và thu được khá nhiều tiền. chẳng hạn như Nam Cường, đây là ca sĩ gần như vô danh trước khi phát hành album vol 2 “Bay giữa ngân hà”.
Nam Cường
Album này do Nam Cường đầu tư, với sự hỗ trợ ban đầu của VMG là 50 triệu đồng. Đến nay hai bản hit “Bay giữa ngân hà” và “Một lần thôi” của Nam Cường đã đạt được sản lượng đáng kể trong kinh doanh nhạc chuông, nhạc chờ. Khi phát hành album phía Music Box, đơn vị mà Nam Cường đang đầu quân, cũng đòi khai thác độc quyền mảng nhạc chuông nhạc chờ và một trang nhạc online cũng muốn Cường ký hợp đồng khai thác miễn phí trong vòng một năm. “Nhưng VMG đã đầu tư ngay từ đầu nên tôi không thể nào cho những nơi khác khai thác”. Có thể nói là nhờ nhạc chuông, nhạc chờ mà Nam Cường có thể thu hồi vốn rất nhanh, đồng thời cũng đo được độ “hot” của ca khúc với khán giả của mình.
Ca sĩ thu lợi nhiều nhất và có tầm nhìn xa nhất là Thủy Tiên. Cô được mời viết nhạc cho bộ phim “Ngôi nhà hạnh phúc”. Phía đơn vị sản xuất trả tiền cát-sê cho cô là 60.triệu đồng nhưng yêu cầu ký độc quyền. Thủy Tiên từ chối và sẵn sàng làm miễn phí, nếu cần. Sau đó cô phát hành album nhạc phim và sản lượng kinh doanh nhạc chuông, nhạc chờ từ những ca khúc “hot” trong bộ phim này suốt thời gian phim trình chiếu trên VTV lên tới con số kỷ lục. Theo một tiết lộ từ một nhà kinh doanh nhạc chuông, nhạc chờ, các ca khúc của Thủy Tiên có sản lượng cao nhất trong hệ thống kinh doanh của họ. “Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm, kinh doanh nhạc chuông, nhạc chờ chỉ thực sự ăn tiền trong vòng hai năm trở lại đây và nó đang có dấu hiệu bão hòa, vì quá nhiều đơn vị cạnh tranh trong khi lượng ca khúc hay không nhiều. Chính vì thế, các nhà kinh doanh dịch vụ mạng đang tìm hướng đi mới” – nguồn tin này chia sẻ thêm.
Mỹ Tâm đã từng thắng trong vụ kiện bản quyền nhạc chuông, nhạc chờ với Viettel
Không chỉ các ngôi sao mà hầu hết các ca sĩ trẻ cũng đều được các công ty khai thác nhạc chuông, nhạc chờ chào mời. Vì showbiz Việt rất hiếm người rành luật, nên họ rất dễ rơi vào những tranh cãi quyết liệt nhưng rồi không bên nào đưa nổi những chứng cứ thuyết phục là mình thắng. Chưa đủ sức để tham gia vào môi trường pháp lý một cách chuyên nghiệp nên họ thường sau một hồi cãi vã rồi dẹp tiệm, không còn thiết tha với những vụ việc này. Luật sư Lê Quang Vy, người giúp Mỹ Tâm thắng trong vụ kiện bản quyền nhạc chuông, nhạc chờ với Viettel chia sẻ, có rất nhiều vấn đề chưa được chuẩn hóa và còn nhiều kẽ hở trong việc kinh doanh các sản phẩm âm nhạc tại Việt Nam. Chính vì thế, các nghệ sĩ cần phải có kiến thức hơn về luật trước khi tính chuyện tranh tụng. Bởi đây là công việc không dễ dàng, chúng ta tuân thủ pháp luật Việt Nam nhưng đồng thời về âm nhạc và bản quyền còn có các văn bản luật quốc tế nữa.
Theo CSTC
Thành công của "Teen vọng cổ" và cú hích cho nhạc online trong năm 2010
Sau thành công của hàng loạt ca khúc được tung lên mạng internet, rất nhiều website đã rục rịch lên kế hoạch tổ chức các cuộc thi âm nhạc online trong năm 2010 để các bạn trẻ có cơ hội thử sức với giấc mơ làm người nổi tiếng...
Thị trường âm nhạc online của Việt Nam bùng nổ gần 3 năm về trước. Đó là thời điểm mà nhiều giọng hát xuất hiện trên trang website âm nhạc, tạo nên thương hiệu trên cộng đồng mạng rồi mới đặt bước chân đầu tiên vào "cuộc đời thực" để làm ca sĩ bằng xương bằng thịt trên sân khấu. Những cái tên như Thùy Chi, Bảo Thy... chính là lứa ca sĩ trẻ đầu tiên thành danh từ sân chơi online ấy. Và năm 2010 này, xu hướng nổi tiếng từ thị trường âm nhạc online vẫn tiếp tục "nổi sóng" với đủ mọi cung bậc cảm xúc...
Bảo Thy - một trong những gương mặt đình đám của Vpop bước ra từ mạng Internet
Biến cái không thể thành có thể
Một trong những ca khúc hit vừa xuất hiện trên mạng nghe nhạc là bài Teen vọng cổ của ca sĩ trẻ Vĩnh Thuyên Kim. Cả bài là những giai điệu rộn ràng, sôi nổi của một bản pop theo phong cách quen thuộc, nhưng đến cuối bài thì nhạc sĩ trẻ sáng tác ca khúc này "chêm" vào một câu vọng cổ... khiến ca khúc chuyển hướng với một đoạn ca từ đầy bất ngờ. Thế nhưng, Teen vọng cổ vẫn đang chễm chệ trên bảng xếp hạng top ca khúc yêu thích nhất của nhiều trang web nghe nhạc trong suốt thời gian từ khi post lên hồi cuối năm 2009 đến đầu năm 2010. Và nhờ có bài hát này mà Vĩnh Thuyên Kim từ một cái tên mới mẻ đã trở nên quen thuộc với cộng đồng mạng, cũng như số lượng show diễn tăng lên đáng kể. Một trường hợp khác là Akira Phan với ca khúc Mùa đông không lạnh, sau khi post lên mạng cũng đã tạo nên hiệu ứng rầm rộ với lượng khán giả ở khắp mọi nơi. Cho đến thời điểm hiện tại, Akira Phan vẫn được đóng đinh duy nhất với ca khúc này.
Với thành công "khủng" của Teen vọng cổ, cái tên Vĩnh Thuyêt Kim được nhắc đến khắp nơi sau một thời gian đi hát nhưng không mấy thành công
Nhưng đó vẫn chưa phải là những trường hợp đặc biệt nhất. Mê ca hát nhưng hoàn cảnh cuộc sống không cho phép, anh bạn Tần Khánh (sinh 1978) đang kinh doanh rau củ quả tại một chợ đầu mối ở Sài Gòn đã thử thu âm vài ca khúc để thỏa đam mê của mình. Không ngờ một người bạn nghe được, lấy file này và post lên mạng. Ca khúc Chuyện tình dưới mưa do Tần Khánh thể hiện đã ngay lập tức thu hút đến 8 triệu lượt người nghe chỉ trong vòng 2 tháng, đứng vững trong bảng xếp hạng nhiều trang web ngeh nhạc, vượt lên trên cả những ca sĩ nổi tiếng khác trong khi thực sự chẳng mấy người biết Tần Khánh là ai và đến từ đâu. Hiện tại, Tần Khánh còn được một người bạn tập hợp các ca khúc do anh thể hiện thành một album online.
Những bài hát khác như Nhỏ ơi của Ngọc Dương - một nam sinh viên mê làm ca sĩ - vừa chơi guitar vừa hát, thu mộc nhưng lại có sức lan tỏa rất lớn với ca từ dễ thương về mối tình thầm kín giữa một anh chàng và cô nàng tình cờ gặp nhau. Hay thậm chí là một bản rap với tên gọi ngộ nghĩnh Nhỏ lớp trưởng được một rapper sinh năm 1987 với nick AT 117 sáng tác và phát hành trên mạng cũng gây hiệu ứng rầm rộ đối với các fan trẻ. Hai chữ cái đầu tiên của nick AT 117 chính là viết tắt tên Anh Tuấn của rapper trẻ này. Sau ca khúc này, Anh Tuấn còn sáng tác và post lên khá nhiều ca khúc online như Hạnh phúc ảo, Em và nó...
Akira Phan cũng trở thành hiện tượng sau khi Mùa đông không lạnh đình đám trên nhiều trang web nghe nhạc online
Từ những cái tên không ai biết đến, thế giới âm nhạc online đã tạo ra những cơ hội bất ngờ cho những bạn trẻ thích làm ca sĩ nhưng, nói theo ngôn ngữ vui nhộn là, "trong tay không một tấc sắt"... được dịp nổi tiếng. Nhưng việc những bạn trẻ ấy có nắm bắt được cơ hội để bước ra đời thật, hay chỉ xem ấy là một niềm vui - chỉ cần nhiều người biết đến mình trên mạng - thì đó lại là một chuyện khác...
Đông vui "chợ" âm nhạc...online
Theo thời gian, những trang web âm nhạc cũ có mới có vẫn tiếp tục phát triển theo nhiều hướng vừa post các album của các ca sĩ phát hành ra thị trường, vừa post các ca khúc do chính các user tự hát và thu âm để chia sẻ với mọi người. Đó là chưa kể các tờ báo online cũng đang mở ra các chuyên mục âm nhạc đặc thù riêng với đối tượng người đọc của mình. Thị phần âm nhạc online đang được chia năm xẻ bảy, và tất nhiên website nào uy tín sẽ tiếp tục tồn tại còn những website nào "chụp giựt" thì cũng tự động đào thải ngay lập tức.
Sau thành công của một lượng lớn ca khúc online, Thùy Chi còn được nhiều báo chí ưu ái với nickname "Diva nhạc online"
Gần như không thể phủ nhận, khi mà thị trường âm nhạc ngày càng khắt nghiệt, có tài năng nhưng không có tiền và cơ hội may mắn thì cũng khó mà nổi bật lên vào thời điểm này. Chính vì thế, "nổi tiếng nhờ mạng" được xem là lựa chọn tối ưu. Không nói đến những tên tuổi vô danh, mà ngay cả những ca sĩ trẻ như Khổng Tú Quỳnh, Đông Nhi, Minh Hằng, Wanbi Tuấn Anh, Thủy Tiên, Trương Quỳnh Anh, Phi Trường... cũng phải nhờ đến các website âm nhạc để tên tuổi mình có thể "bay xa và bay cao" hơn. Ca sĩ có khi một năm mới ra album một lần, nhưng chính vì nhờ các website âm nhạc này mà các ca sĩ hoàn toàn chủ động trong việc post các ca khúc thu âm (nhanh, ít chi phí) mà không nhất thiết đợi có album mới mới có tác phẩm trình làng.
Các hits của Đông Nhi trong năm qua cũng nhờ rất lớn vào sự trợ lực của nhạc online
Sự cạnh tranh của các ca sĩ ngày hôm nay không chỉ biểu hiện ở số lượng show diễn mà họ được các bầu show mời, mà còn ở khía cạnh các ca khúc của họ có lọt vào top hit các website âm nhạc nổi tiếng Việt Nam hay không. Riêng đối với các bạn trẻ không tên tuổi trong làng giải trí, nhưng vẫn đình đám trên các trang âm nhạc mạng, năm 2010 tiếp tục là một năm sôi động để họ thể hiện niềm đam mê cháy bỏng của mình. Và theo tin mới nhất, rất nhiều website nhạc đã rục rịch lên kế hoạch tổ chức các cuộc thi âm nhạc online chỉ để các bạn trẻ mê hát có cơ hội thử sức với ước mơ làm người nổi tiếng.3 ca khúc kinh khủng nhất của làng nhạc Việt 2009 Đã thành thông lệ, cứ đến thời điểm kết thúc năm cũ bắt đầu năm mới, các giải thưởng lại được tổ chức để nhìn lại những thành quả của những người làm nghệ thuật trong suốt một năm qua. Bên cạnh những giải thưởng để tôn vinh những thành quả lao động nghệ thuật xuất sắc, thì những giải thưởng "ngược" để...