Khi cá lóc cứ “khóc” đòi hèm rượu
Hèm vốn là phụ phẩm trong qui trình chưng cất/nấu rượu hoặc bia. Dạng “tàn dư” của những giọt nước mắt quê hương trong veo ấy, vẫn có thể khiến nhiều người mê say.
“Trọng dụng” chúng nhất có thể kể đến các bà nội trợ đảm đang khắp làng quê Nam bộ. “Hèm rượu nếp cho người, còn (hèm) rượu gạo mới đổ cho heo gà”, mợ Năm tôi, người từng nấu rượu từ thời thập niên 80, cho hay.
Ngon hết biết món dưa “xỉn”
Riêng với dòng đế nếp “nặng” trên 37 độ cồn. Chỉ cần chế vài chung mắt trâu “đế hồn nhiên” ấy lên chiếc dĩa sành có rắc sẵn nhúm muối hột, đã đủ nướng thơm phức một con khô mực ống cỡ bàn tay người lớn. Rượu cháy lửa trắng xanh (phần ngọn), trông khá ma mị.
Với lại, thuở xưa, các bài men dùng ủ rượu chưa xuất hiện nhiều loại trôi nổi độc hại như bây giờ, cho nên dân nhậu và những đôi tay đảm rất an tâm “xuống tay” ngay từ giai đoạn cơm rượu. Món thông dụng nhất là “nhận” (muối dưa) cải chua. Gặp người ủ dưa khéo, thân cải sẽ ánh vàng màu mật ong và thoảng nhẹ mùi cơm rượu vừa “chín” tới. Cắn vào, nghe giòn rau ráu với chua thanh lẫn thơm dịu rất thanh tân.
Chính chất chua thanh thoát đó, đã kích thích cơn thèm ăn bùng phát. Chấm cùng nước mắm nhỉ giầm cá đồng nướng hoặc vài muỗng nước kho sánh vàng trong “ơ” (niêu) ba rọi kho tiêu đều hao cơm đến “phát sợ”.
Nước hèm có thể “tẩy trần” nhiều vật thực trở nên hấp dẫn hơn.
Thế nhưng, trên cả tuyệt vời là món cỏ bồng bồng “nhận” chua với nước hèm. Loại cỏ này (tên khoa học: Eryobotrya japonica Lindl), thường mọc hoang trên những chân ruộng sâu chứa nước phèn lợ miệt Nam bộ.
Thành phẩm: thân rau vừa ửng hồng vừa giòn giòn, phẩm vị đắng thanh nhẹ và có hậu ngọt rất hấp dẫn. Do đó, tuy trội vị chua nhưng người ăn có thể an tâm gắp nặng đũa. Bởi vì, món rau này không gây ê răng, xót ruột sau bữa ăn như một số rau dưa bình dị khác, giống như: dưa môn, dưa gang…
Giòn thanh rộn rã, dưa rau muống ngâm hèm.
Cho nên, dưa bồng bồng mà đem xào với thịt vịt cỏ đương ôm trứng non sẽ cuốn hút vô cùng. Ôi! Từng muỗng nước xào, ngọt thơm thanh đậm đến ngất ngây! Và công dụng chính của nó trong thực phẩm: giúp giải độc, theo Đông y.
Tuy vậy, muốn biết những món đột phá với hèm “ngon thấu trời” ra sao, phải thọ giáo dân nhậu… lành mạnh.
Ngẫu hứng với mẻ – cơm rượu
Video đang HOT
Bởi với họ, cuộc nhậu là một thú tiêu khiển thanh tao hoặc cầu nối để dốc bầu tâm sự cùng bạn bầu tri kỷ. Do đó, thức đưa cay – chấp cánh cuộc vui – không thể xềnh xoàng được.
Nồi lẩu hèm miền Tây, vẫn vững “phong độ” từ thời bếp than sang bếp điện.
Theo đó, các món gà tơ thả vườn “trộm” của vợ, lóc đồng nhúng hèm đều ngọt thơm “tới bến”.
Ngay cả mớ mình ốc lác hoặc ốc bưu vàng tầm thường hơn cơm nguội, đem nhúng ké nồi lẩu hèm đang sục sôi cũng trở nên giòn ngọt lạ thường. Đặt biệt, mùi tanh và lớp nhớt bám ngoài mình ốc cũng vụt biến mất – nhường lối cho luồng hương thơm phảng phất, chờn vờn.
Đám cá lóc cứ “khóc” đòi hèm!
Tuy nhiên, hấp dẫn cỡ đó, vẫn chưa phải là đỉnh cao của nghệ thuật mượn hèm lay động… lòng người.
Những đạo diễn hèm cao tay, thường phối hèm với một vài gia vị tương đồng khác nhằm gia tăng hương vị quyến rũ và có thể bảo quản lâu hơn.
Có lần ngao du về xứ sen hồng Đồng Tháp, được người bạn thân đãi một món thật thú vị: lẩu trâu nhúng hèm pha với cơm mẻ. Muỗng nước lẩu vừa chua thơm như ý vừa phảng phất mùi hèm rượu thật hấp dẫn.
Nhờ vậy, dù là thịt bắp trâu nghé hay mớ rau cải (đậu bắp, cải xanh) “lội” vào cũng trở nên cuốn hút bội phần.
“Chết mê” thịt trâu tơ tắm hèm pha với cơm mẻ.
Về lại TP.HCM, tìm một quán có nhiều món chuộng hèm, gần khu vực trung tâm hơi bị khó. Thế nên, chúng tôi liền nghĩ ra cách phối cơm mẻ với cơm rượu theo tỷ lệ 4/6 thử xem sao. Nào ngờ, tưởng không ngon mà ngon không tưởng.
Thông thường, điểm trừ của các nồi lẩu mẻ là càng hâm nóng càng chua hỗn. Chua đến độ, gây tê dại cả “xóm” gai vị giác nơi đầu lưỡi. Báo hại, người ta chuyển sang ăn món khác cũng chẳng cảm thấy ngon miệng nữa.
Còn dạng lẩu phối ngẫu vừa kể thì dễ thương hơn nhiều: không tăng độ chua đột ngột và mùi vị lại quyến rũ đến mê hồn! Cho dù nhúng vào mớ thịt bắp bò hoặc cá đuối hay lươn… đều ngất ngây!
Bắp bò nhúng lẩu mẻ pha với cơm rượu.
Thế mới biết, thuật điều phối gia vị gầy đàn men yêu thích vô cùng quan trọng. Chúng có thể thổi bùng hứng khởi, giúp gặt hái được nhiều cái gật đầu khoái chí với bao nụ cười tươi.
Theo Nguoidothi
Bật mí công thức làm mực chiên giòn tới đầu bếp nhà hàng cũng phải thán phục
Mực là loại hải sản có thể chế biến thành rất nhiều món ăn mà ai ai cũng thích. Trời se se lạnh, một đĩa mực chiên vàng ươm, giòn và hơi béo là sự lựa chọn tuyệt vời cho bữa trưa của mọi gia đình.
Nguyên liệu:
- 300 gr mực làm sẵn
- 1 nhánh hành lá
- 1 muỗng canh muối, ớt
- 100 gr bột chiên giòn để riêng trong bao nilông
- 180 gr bột chiên giòn
- 180-190 ml nước đá lạnh
Thực hiện:
Bước 1:
Bột chiên giòn, nước và hành lá băm nhuyễn cho hết vào âu hòa tan, ta có âu bột hơi sánh, để bột nghỉ 15-20 phút.
Bước 2:
Mực rửa sạch, chần nhanh( khoảng 20 giây) qua nước sôi, sau đó đổ ra rổ để ráo. Chần qua nước sôi để khoanh mực tạo độ tròn cứng cáp. Khi nhúng bột chiên nhìn sẽ đẹp hơn.
Bước 3:
Cho mực vào bao bột khô trộn /xóc đều.
Bước 4:
Bắc chảo dầu lên bếp, chờ dầu nóng thì lấy từng khoanh mực đã áo bột nhúng vào âu bột nước, rồi thả vào nồi dầu chiên lửa vừa. Chiên vàng hai mặt trước khi gắp ra dĩa có lót giấy thấm dầu.
Trình bày:
- Mực chiên giòn cho ra dĩa có xà lách và dưa leo.
- Khi ăn có thể chấm với sốt tương cay hoặc bất kỳ loại sốt nào.
Chúc các bạn thành công!
Theo Khampha
Đậm đà măng xào lòng heo Măng có thể làm mất mùi tanh của một số thực phẩm khó chế biến, chẳng hạn như thịt vịt. Nhưng tôi thích nhất là món măng xào lòng heo. Muốn chế biến món ngon này như ý muốn, đầu tiên phải chọn những mầm măng mới nhú cỡ khoảng 20 cm. Bởi những mầm măng như thế rất mềm và ngọt. Măng...