Khi bức tường mật khẩu… bị phá vỡ
Một khảo sát nhỏ với các sinh viên Học viện Ngân hàng. Tất cả các bạn được điều tra đều có chung một mật khẩu cho toàn bộ địa chỉ email, tên đăng nhập forum, Facebook.
Internet là công cụ không thể thiếu được trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Ngày nay, mọi người sử dụng mạng thông tin toàn cầu để thực hiện nhiều hoạt động như truy cập thông tin, gửi mail, giải trí, mua sắm và thanh toán trực tuyến. Theo một thống kê của Google, người Việt Nam online trung bình khoảng 5-6 giờ một ngày, nhiều gấp đôi thời gian xem TV, gấp 4 lần thời gian xem báo hoặc nghe radio. Thời gian lên mạng càng nhiều đồng nghĩa với nguy cơ mất an toàn ngày càng tăng cao. Đặc biệt khi tham gia vào các forum, mạng xã hội, cư dân mạng thường bất cẩn bộc lộ thông tin cá nhân và đây chính là một kẽ hở để các hacker thực hiện các hoạt động ăn cắp thông tin mạng bất hợp pháp.
Chúng tôi đã thực hiện một khảo sát nhỏ đối với các bạn sinh viên Học viện Ngân hàng. Theo kết quả đó, tất cả các bạn được điều tra đều có chung một mật khẩu cho toàn bộ địa chỉ email, tên đăng nhập forum, Facebook hay Yahoo Messenger. Có 20% đặt mật khẩu cho tài khoản của mình là dãy số từ 1 đến 9 và từ 6 về 1; 30% đặt mật khẩu và tên đăng nhập của mình giống nhau, 50% đặt mật khẩu đúng 6 kí tự theo yêu cầu của hệ thống, 10% đặt mật khẩu là ngày sinh của mình, 70% lưu sẵn mật khẩu trong máy (trong tệp dữ liệu hoặc sử dụng chức năng “Nhớ mật khẩu” của trình duyệt), 80% khai báo chính xác và đầy đủ các thông tin khi đăng kí tài khoản trên các mạng xã hội, forum, hòm thư Gmail, Yahoo và đặc biệt 90% các bạn sẵn sàng click vào các đường link do bạn bè mình gửi qua YM hay Facebook.
Video đang HOT
Nguy cơ mất an toàn dữ liệu trong các trường hợp trên là điều dễ nhận ra. Đặt mật khẩu giống nhau, mật khẩu giống tên đăng nhập hay mật khẩu là ngày sinh của chính mình tuy dễ nhớ nhưng trong trường hợp không may bị lộ, nếu không nhanh chân đổi lại toàn bộ thì hàng loạt tài khoản trực tuyến của bạn sẽ sớm bị hacker đồng loạt tấn công. Đặt mật khẩu là các dãy số từ 1 đến 9 hay từ 9 về 1 chẳng khác nào “biếu không” tài khoản cho hacker vì đó là những khả năng các phần mềm dò mật khẩu nghĩ đến đầu tiên. Khai thông tin thật 100% của mình trong các bản đăng kí Gmail hay Yahoo- dù cho có là một quy định bắt buộc thì vẫn là một hoạt động đầy rủi ro khi những “ông lớn” về công nghệ bán hoặc để lộ thông tin của bạn cho một bên thứ ba nào đó.
Chắc hẳn bạn vẫn chưa quên vụ Sony Playstation bị hack mất gần 80 triệu tài khoản đăng kí hồi tháng 5? Cuối cùng, với tính tò mò, hầu hết người sử dụng đều sẵn sàng click vào liên kết do bạn bè, người thân gửi qua YM, Facebook, đặc biệt là khi những đường link đó lại kèm những lời mời chào thú vị về phần thưởng hay nội dung 18 . Tuy nhiên, việc làm này vô tình đã “mở cửa” rước những virus nguy hiểm, có khả năng sao chép mật khẩu, thông tin trong máy tính và có đặc tính lây lan cao (thông qua danh sách bạn bè trong YM, Facebook…) tạo nên một sự tấn công dây chuyền. Chỉ cho đến khi hàng loạt nick chat bị hack, nhiều tài khoản trực tuyến, tài khoản ngân hàng bị tấn công, Facebook bị lây lan mã độc…thì nhiều người mới méo mặt vì sự vô tư, chủ quan và bất cẩn của chính mình.
Chính vì thế nên chọn mật khẩu tốt là một trong những bước quan trọng làm giảm nguy cơ người dùng Internet trở thành nạn nhân của tội phạm công nghệ cao. Nhiều người cho rằng chọn một mật khẩu tốt để hacker khó đoán ra thì thường khó nhớ. Ngay cả chủ tài khoản nhiều lúc cũng có thể quên mật khẩu nếu trong một thời gian dài không sử dụng và vô tình mật khẩu lúc này lại trở thành một rào cản đối với việc truy nhập vào tài khoản của họ. Giải pháp lúc này là hãy sử dụng mật khẩu thông minh. Mật khẩu thông minh chính là bức tường thép bất khả xâm phạm khiến cho các phần mềm dò mật khẩu phải bất lực.
Bạn nên tạo một mật khẩu đủ mạnh, tối thiểu có 8 ký tự, trong đó nên có cả chữ cái thường hoặc chữ in hoa, số, ký tự đặc biệt(@#$%^&*). Đó phải là một mật khẩu dễ nhớ với mình nhưng khó đoán với người khác. Chẳng hạn “Tên đầy đủ của tôi và Lê Văn Sơn” có thể tạo thành một mật khẩu là “tddctllvs” và một mật khẩu có tính bảo mật cao hơn là “t122ctl2v$”. “t122ctllv$” là một mật khẩu vô cùng an toàn khi bạn kết hợp được cả chữ, số và kí tự đặc biệt (12 tạo thành chữ D,d2 và l2 là hai lần kí tự d và l, $ thay cho kí tự S). Với một mật khẩu càng dài, tài khoản của bạn càng được bảo vệ (Tuy nhiên khi đặt một mật khẩu dài thì lại dẫn tới hai trường hợp: Bạn sẽ quên mật khẩu hoặc ngại gõ, do đó sẽ lưu sẵn mật khẩu vào trong máy tính của mình).
Mât khâu tuyệt mật nhât trên thê giơi cung có thể bị lộ nêu co người nhin trôm qua vai ban trong khi ban đang gõ mât khâu, kê ca trong cuôc sông thưc hay cuôc sông ao hoăc nêu ban quên thoát ra khỏi trang web trên môt may tinh dung chung. Hãy luôn đảm bảo khi bạn gõ mật khẩu, không ai có thể quan sát được bàn phím của bạn. Đừng đăng nhập vào bất cứ một tài khoản nào khi bạn đang sử dụng một mạng công cộng hay ngồi ở café Internet. Nhiều nick chat bị hack trong thời gian gần đây chính là do bất cẩn khi sử dụng Internet qua wifi “chùa” hay đăng nhập ở các quán Internet mà không chú ý tới chức năng “Nhớ mật khẩu” đã được cài sẵn trong YM.
Như Genk đã từng giới thiệu, bạn nên nhờ tới sự trợ giúp của những phần mềm quản lí và bảo vệ mật khẩu, cho phép bạn tạo và lưu trữ các mật khẩu có độ bảo mật cao và phân biệt đối với từng tài khoản. Bạn cũng nên tạo thêm một lớp bảo mật bổ sung cho tài khoản của mình, chẳng hạn như với dịch vụ Gmail của Google, chương trình Xác minh 2 bước yêu cầu bạn khi đăng nhập vào tài khoản phải cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu cũng như quyền truy cập vào số điện thoại bạn đã đăng kí. Nếu ai đó ăn cắp hoặc đoán được mật khẩu của bạn, người đó vẫn không thể đăng nhập vào tài khoản của bạn vì họ không có điện thoại của bạn trong tay và khi này bạn sẽ được bảo vệ một cách tối đa.
Cuối cùng, dù cho có tò mò đến đâu, đừng dại dột click chuột vào đường link lạ do bạn bè gửi tới. Hãy đa nghi một chút và bạn sẽ không gặp phải những phiền toái sau này. Copy đường link và paste vào thanh tìm kiếm của Google, có thể bạn sẽ hiểu biết thêm về đường link lạ đó. Chỉ cần sáng suốt hơn, bạn đã tránh được một nửa nguy cơ nhiễm virus hay các mã độc thông qua các đường link được hacker cài nhan nhản trên Internet.
Những cảnh báo của các chuyên gia an ninh mạng không bao giờ là thừa và cũ. Hãy là những cư dân mạng thông thái và bạn sẽ luôn tự tin khi lướt net, không phải lo lắng cảnh “sập hầm” mỗi giây phút online hay đau đầu vì việc dữ liệu có thể bị đánh cắp bất cứ lúc nào vẫn hàng giờ tồn tại như những trái bom nổ chậm.
Theo ICTnew
"Ném đá hội đồng" và câu chuyện văn hóa trên internet Việt
Ném "đá", quăng "gạch" hồi đồng đang khiến một bộ phận cư dân mạng trở nên xấu xí.
Bên cạnh vấn nạn spam, nói tục, tung tin thất thiệt trên các forum, blog, mạng xã hội... việc a dua, "ném đá hội đồng" đã và đang là một căn bệnh nhức nhối, gióng lên những hồi chuông đáng báo động về văn hóa của người dùng Internet.
Nguồn gốc của trào lưu "ném đá hội đồng" trên mạng
Comment - bình luận ra đời như là một phần tất yếu của Internet, khi sự tương tác giữa người viết và người đọc ngày nay được coi trọng hơn bao giờ hết. Mạng xã hội, forum, blog... là nơi để cư dân mạng tự do bày tỏ quan điểm của bản thân mà không phải chịu những barie ngăn cấm nào cả.
Trên lí thuyết, mỗi cư dân mạng là một tế bào của cộng đồng, phải có văn hóa và ý thức xây dựng cộng đồng chung ngày càng vững mạnh. Nhưng trên thực tế, nhiều thành viên lại thuộc dạng "bát nháo chợ trời". Ngoài đời thực có gì thì trong thế giới ảo đủ cả. Tốt và xấu như bên nhau song hành trong một thế giới mà không ai biết tới ai. Chỉ bằng việc lập một tài khoản ảo, mỗi người đã có thể trở thành một phần của thế giới mạng, đường hoàng ngồi trước màn hình post comment lên mặt dạy dỗ anh A, chị B nào đó, chửi bới những ai không vừa ý theo tâm lí đám đông.
"Ném đá hội đồng" - lối nói vui chỉ việc cư dân mạng theo tâm lí đám đông phản đối gay gắt góc nhìn của một hoặc một số người, vì trái quan điểm với đa số hay "khó gần". Sự bắt nạt tập thể một ai đó trên Internet này tuy ảo nhưng lại được tiếp tay bởi vô số thành viên hung hãn, quá khích khác a dua theo.
Ngoài đời, có thể họ là những con người nhã nhặn, lịch sự... Nhưng trong thế giới ảo, bản tính của họ đã thay đổi hoàn toàn, sẵn sàng a dua theo bất cứ hội, nhóm nào gay gắt phản bác những quan điểm không được sự đồng thuận của đa số, bất kể đó là một quan điểm sai hay đúng. Thói "ném đá hội đồng" đã manh nha ra đời và từ đó dần trở thành một "con sâu" trong thế giới Internet muôn hình vạn trạng.
Vào mạng xã hội, forum để... lắng nghe tiếng "gạch đá" rơi
Hải Anh, sinh viên năm nhất trường Đại học Ngoại thương chia sẻ: "Trước đây mình cũng có tham gia một diễn đàn khá nổi ở Việt Nam và là một thành viên năng nổ ở đó. Thế nhưng, chỉ vì một lần bất đồng quan điểm với một "tay to" (mod) của diễn đàn mà mình bị vô số những thành viên khác vào phản đối, công kích bầy đàn, dù họ chẳng đưa ra được một lí do nào chứng minh ý kiến của mình là sai cả. Đưa ra những lí lẽ bảo vệ quan điểm thì họ cãi cùn, đuối lí thì lại rêu rao mình chấp nhặt. Cuối cùng, họ còn quay ra tìm info của mình để "dạy cho một bài học". Sau lần đó, mình chán hẳn việc sinh hoạt ở đây".
Có một thực tế rằng, nhiều cư dân mạng bây giờ chẳng cần biết đầu đuôi tranh luận thế nào, trong cuộc câu chuyện ai sai ai đúng mà....sẵn sàng lao theo số đông phản đối gay gắt quan điểm của số ít. Đôi khi, điều đó chỉ để khẳng định tiếng nói của mình ở diễn đàn hay kiếm thêm vài lượt "Thanks". Suy cho cùng, chỉ thiệt cho "nạn nhân", ném đá là ảo nhưng tổn thương lại là thật, bị cô lập, "tẩy chay" giữa cộng đồng.
Thậm chí, bắt nguồn từ một vấn đề nhỏ, nhiều thành viên sẵn sàng "xé ra to", chuyển cuộc tranh luận gay gắt trên diễn đàn thành một cuộc huyết chiến ngoài đời thực. Tuấn Anh, một thành viên của diễn đàn vOz từng chia sẻ: "Bây giờ, mỗi lần post bài là mình phải chú ý dùng từ ngữ cẩn thận để không "động chạm" đến ai. Tham gia vào các forum bây giờ cũng nguy hiểm chẳng kém gì tham gia giao thông vậy, chỉ cần va chạm nhỏ là cũng có thể xảy ra xô xát". Nhiều thành viên không phân biệt rạch ròi được ranh giới giữa ảo và thật, nên thường a dua "gạch đá" để minh chứng được tiếng nói của mình ở diễn đàn. Nhưng họ không ngờ tới việc nhờ vào Google, info chi tiết của mình có thể được tìm ra một cách dễ dàng. Và thế là "gạch đá" trên mạng là ảo, nhưng máu vẫn có thể đổ, sự tổn thương vẫn có thể xảy ra.
Sau sự việc anh chàng có nickname Kẹo Mút Chơi Bời đăng câu status vô cảm về một vụ tai nạn giao thông trên Facebook, cộng đồng mạng đã ráo riết truy tìm tung tích cả người đăng lẫn người click like. Nhiều topic được lập ra với mục tiêu... chuẩn bị quân số thanh toán người thanh niên trên bằng luật rừng. Sự việc cho thấy mọi phát ngôn, hành động trên internet có thể để lại hậu quả khôn lường ngoài đời thực.
Nhà văn Trang Hạ đã từng nói: "Khoảng một năm trở lại đây, các nghiên cứu về truyền thông đã bắt đầu xây dựng khái niệm lưu manh trên mạng (internet holigan) và sử dụng để chỉ những người coi Internet như một vũ khí đả thương đối phương. Nếu đối phương là cá nhân, bọn lưu manh này sẽ dùng nickname nặc danh hoặc blog giả vào blog họ để bình luận, phỉ báng, gửi tràn lan thông tin rác hoặc châm ngòi làm bùng nổ những cuộc chiến lắm khi không có hồi kết trên mạng....Tuy nhiên, hầu hết những holigan hiếu chiến thời đại số này đều nặc danh, ném đá giấu tay, không dám đứng tên thật để chịu trách nhiệm về các phát ngôn của mình". Điều đó đã phần nào nói lên thực trạng hiện nay về thái độ thiếu văn hóa của một bộ phận không nhỏ cư dân mạng.
Chỉ mong rằng mỗi cư dân mạng hãy là những người có ý thức, văn hóa khi tham gia vào ngôi nhà chung, để các diễn đàn, mạng xã hội là nơi giải trí, bồi bổ kiến thức, vun đắp niềm đam mê... Những cư dân mạng chân chính sẽ luôn buồn và tiếc cho những forum tên tuổi và lâu đời mà nay chỉ còn toàn "đá" và "gạch".
Theo ICTnew
Khám phá bí quyết tạo nên một MMORPG hút khách Đây gần như đã thành một công thức bắt buộc phải áp dụng dành cho các NPH. Liên tục update Rõ ràng việc liên tục update thêm các tính năng, hoạt động mới hay thậm chí là cả những class nhân vật trong game các game nhập vai sẽ khiến cho gamer cảm thấy hứng thú hơn với trò chơi. Sẽ chẳng còn...