Khi “bóng hồng” tham gia vận chuyển ma túy xuyên quốc gia
Những năm gần đây đã có hàng chục vụ vận chuyển ma túy xuyên quốc gia qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất với số lượng đặc biệt lớn bị phát hiện, triệt phá. Điều đáng quan tâm là những đối tượng cả gan vận chuyển lượng ma túy khủng bị bắt quả tang đều là phụ nữ.
Gần đây nhất, ngày 4/2, Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất đã phối hợp với các đơn vị chuyên trách về phòng, chống ma tuý của Bộ Công an và Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh kiểm tra, bắt giữ N.T.H.A., 48 tuổi, ngụ tại quận 8, TP Hồ Chí Minh.
Trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu lô hàng dưới hình thức quà biếu, các lực lượng phối hợp đã phát hiện đối tượng vận chuyển trái phép lượng ma tuý lớn từ Brazil về Việt Nam. Tổng cộng, đã có 1,84kg cocain, trị giá hơn 5 tỷ đồng, được đối tượng cất giấu tinh vi được tìm thấy trong ruột 4 con chim đại bàng bằng đá, để lẫn trong các thùng sắt đựng hàng trăm bức tượng chim cùng loại.
Lực lượng Công an dẫn giải một đối tượng buôn bán ma túy qua sân bay Tân Sơn Nhất.
Trước đó, cơ quan chức năng đã bắt giữ Nguyễn Thị Hoa vận chuyển 5kg ma túy đá từ Malaysia về sân bay Tân Sơn Nhất. Công an đã xác định, đối tượng Hoa vận chuyển thuê cho Trần Thị Thu Trinh là người chuyên tổ chức vận chuyển thuê ma túy xuyên quốc gia. Dưới tay Trinh còn có đến 12 đối tượng nữ khác sẵn sàng xuất cảnh ra nước ngoài để xách ma túy kiếm tiền công.
Thời điểm bắt giữ Trinh, Công an cũng đã xác định còn có 2 đối tượng khác cùng đường dây là Ngô Thị Hương và Nguyễn Hữu Trà Mai đang đi xách ma túy thuê từ Thái Lan và Singapore về Việt Nam. Tuy vậy Trinh cũng chỉ là một đầu mối vận chuyển thuê ma túy bằng đường không cho Trần Thị Thanh Lan, quê Bình Phước, đang sống cùng chồng là Fran, một người gốc Phi.
Video đang HOT
Cùng nhóm với Lan và Fran còn có Chree và Simon. Công an đã bắt được Lan và 3 đồng bọn khi đang vận chuyển hơn 6,9kg heroin giấu trong áo ngực và quần lót tại địa bàn quận 3, TP Hồ Chí Minh.
Tiếp tục tiến hành bóc gỡ đường dây vận chuyển ma túy xuyên lục địa này, Công an đã bắt thêm 4 đối tượng khác, trong đó có 2 đối tượng gốc Phi, thu giữ tại chỗ 3 kg ma túy đá. Đến vụ việc đối tượng Trần Thị Nga, SN 1983, nhập cảnh qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất với 3,1kg methamphetamine được quấn trong 2 bịch nilon giấu trong va ly 2 đáy cũng vậy. Mở rộng vụ án, các lực lượng phối hợp cũng đã bắt giữ 2 đối tượng gốc Phi đã thuê Nga đi nước ngoài vận chuyển ma túy về Việt Nam.
Không ít vụ, đối tượng xách thuê ma túy là phụ nữ nước ngoài. Nữ hành khách tên Pantimoong Narisara, SN 1989, quốc tịch Thái Lan, nhập cảnh bằng đường hàng không từ Doha về Tân Sơn Nhất đã vận chuyển đến 3,97kg cocain. Số ma tuý trên được cất giấu tinh vi trong 2 ba lô để trong một túi xách gửi theo đường hành lý ký gửi. Trị giá tang vật ước tính gần 25 tỷ đồng.
Bị bắt, đối tượng khai báo đã vận chuyển trót lọt qua nhiều nước trước khi đến Việt Nam. Sau đó không lâu, Hải quan sân bay tiếp tục phối hợp với lực lượng phòng chống ma túy của Bộ Công an, Đồn Công an cửa khẩu Tân Sơn Nhất bắt giữ một nữ hành khách quốc tịch Thái Lan, nhập cảnh từ Abu Dhabi về Việt Nam, giấu trong hành lý kí gửi tới 2,99kg cocain. Các đường dây ma túy còn thuê cả phụ nữ Việt Nam vận chuyển ma túy đến nước thứ 3.
Đáng lưu ý, hầu như người vận chuyển ma túy không biết trước lộ trình vận chuyển, hoàn toàn thụ động thực hiện theo sự chỉ đạo của các đối tượng chỉ đạo đường dây. Tuyến vận chuyển ma túy cũng thường xuyên được thay đổi theo sự điều khiển, chỉ đạo của các đối tượng cầm đầu từ nước ngoài.
Bắt, triệt phá được các đường dây ma túy lớn, nhưng điều khiến các lực lượng tham gia chặn ma túy thẩm lậu về Việt Nam qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất trăn trở là thực trạng phụ nữ bị lợi dụng đưa đi vận chuyển ma túy thuê cho trùm nước ngoài. Vì vậy, để có thể chấm dứt tình trạng trên, trước hết phải phụ thuộc vào nhận thức của chính bản thân mỗi chị em trong quan hệ với những đối tượng nước ngoài có biểu hiện bất minh.
Theo Công an Nhân dân
Con đường pháo lậu vẫn "nóng" vào dịp Tết Nguyên đán
Tết Bính Thân 2016 đang cận kề, đây là thời điểm tình trạng vận chuyển, buôn bán các loại pháo nổ diễn biến phức tạp.
Đặc biệt, qua một số vụ việc đã bị bắt giữ, có thể thấy, năm nay xuất hiện thêm loại pháo mới do Thái Lan sản xuất, được vận chuyển qua Lào, Campuchia vào Việt Nam với thủ đoạn hết sức tinh vi. Trước tình hình trên, bộ Công an đã chỉ đạo công an các địa phương, đơn vị nghiệp vụ quyết liệt đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về pháo, giữ vững ANTT cho nhân dân đón Tết an toàn, bình yên.
"Nóng" theo thời điểm cận Tết
Lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát (bộ Công an) thông tin, chỉ tính từ ngày 15/11/2015 đến nay, tức là khoảng 2,5 tháng cao điểm, lực lượng chức năng đã bắt giữ 226 vụ, thu hơn 11.500kg pháo các loại.
Trao đổi với PV báo ĐS&PL, Đại tá Vũ Minh Hùng, Trưởng phòng Hướng dẫn, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo - cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C64, bộ Công an) cho biết: "Tình trạng vi phạm về pháo có chiều hướng gia tăng vào thời điểm cuối năm. Có thể thấy, đa số các vụ việc gần đây mà lực lượng chức năng như Công an, Biên phòng, Hải quan... bắt giữ với số lượng tuy không lớn nhưng rất nhiều vụ. Cá biệt, chỉ có một vụ lớn nhất tại Đông Triều, Quảng Ninh là bắt giữ được 1.450kg pháo nổ".
Con đường pháo lậu vẫn "nóng" vào dịp Tết Nguyên đán
Sớm hoàn thiện hồ sơ, xét xử các vụ án liên quan đến pháo Cũng theo Trung tướng Trần Văn Vệ, đối với những vụ án vừa qua liên quan đến pháo mà lực lượng công an bắt giữ thì tích cực phối hợp với VKSND, TAND, sớm hoàn thiện hồ sơ để đưa ra xét xử trước Tết, nhằm răn đe chung. Nhân dịp cận Tết Bính Thân, vị Phó Tổng cục trưởng cũng khuyến cáo mọi người dân chấp hành nghiêm túc quy định cấm sản xuất, kinh doanh buôn bán, vận chuyển, đốt pháo nổ.
Theo Đại tá Hùng, thủ đoạn của các đối tượng hết sức tinh vi như lén lút sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch, mua pháo, giấu vào các thùng hàng hóa thông thường rồi thuê cư dân biên giới mang vác qua đường mòn về Việt Nam. Sau đó xé lẻ, dùng các loại phương tiện vận chuyển pháo vào sâu trong nội địa để tiêu thụ. Tình hình vi phạm về pháo trên các tuyến biên giới, đặc biệt năm nay nổi lên việc buôn bán, vận chuyển pháo từ Lào, Campuchia sang Việt Nam. Tuyến này chủ yếu vận chuyển pháo do Thái Lan sản xuất. Trong đó, tại một số tỉnh biên giới giáp với Lào, Campuchia như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Kon Tum... lực lượng chức năng đã bắt giữ được các vụ vận chuyển, mua bán trái phép pháo nổ vào Việt Nam. Cụ thể, tại cửa khẩu Bờ Y của tỉnh Kon Tum, hơn 800kg pháo qua biên giới đã bị phát hiện, bắt giữ kịp thời.
Tăng cường mật phục, tuần tra những ngày cao điểm
Ngay từ những tháng cuối năm 2015, bộ Công an đã có văn bản chỉ đạo công an các địa phương tập trung đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm về pháo, vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Theo Đại tá Vũ Minh Hùng, sau khi có chỉ đạo của Bộ, Tổng cục Cảnh sát cũng đã tổ chức hội nghị trọng tâm về 3 nội dung. Trong đó liên quan đến việc đấu tranh với các hành vi vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ, pháo; đấu tranh với hành vi vi phạm về buôn lậu và gian lận thương mại và đấu tranh với hành vi mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Hội nghị đã mời gần 30 địa phương trọng điểm về tham dự, thành phần có lãnh đạo công an các địa phương, các đồng chí trưởng các phòng nghiệp vụ.
Sau đó, công an các địa phương về cũng triển khai đến cấp huyện, xã để thực hiện chỉ đạo của bộ Công an và đặc biệt đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tổ chức hội nghị liên ngành, tổ chức lễ ra quân tấn công các loại tội phạm, trong đó có hành vi liên quan đến pháo, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
"Tại thời điểm ngày 30 Tết, đêm giao thừa và mồng 1, mồng 2 Tết, các lực lượng tập trung cao điểm, tăng cường đến tận cơ sở để kiểm tra, kể cả mật phục, tuần tra công khai..., trực tiếp phát hiện, bắt giữ nếu như đối tượng cố tình đốt pháo, kịp thời ngăn chặn, hạn chế tình trạng đốt pháo lây lan", Đại tá Hùng cho hay.
Quy trách nhiệm người đứng đầu Trao đổi riêng với PV báo ĐS&PL, Trung tướng Trần Văn Vệ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (bộ Công an) cho biết: "Bộ trưởng bộ Công an đã có công văn chỉ đạo Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và lãnh đạo Công an các đơn vị tăng cường quyết liệt công tác tuyên truyền, vận động, xử lý đối với những cá nhân, hộ gia đình vi phạm Nghị định 36/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo, đặc biệt là trong đêm giao thừa và những ngày đầu xuân. Nếu như địa bàn nào để xảy ra vi phạm thì đồng chí phụ trách địa bàn đó, phụ trách đơn vị phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước Bộ trưởng. Thứ hai, các đơn vị công an huy động tối đa phương tiện, lực lượng xuống cơ sở, đặc biệt là xuống các địa bàn mà Tết 2015 còn có tiếng pháo nổ, cương quyết ngăn chặn, bắt giữ, xử lý. Nếu như hành vi vi phạm đáng mức xử lý hình sự thì sẽ xử lý hình sự. Còn không thì sẽ xử lý hành chính. Cấp uỷ chính quyền sẽ xử lý hành chính nếu như cán bộ công nhân viên đốt pháo. Còn nhân dân mà đốt pháo thì địa phương sẽ xem xét về tiêu chí gia đình văn hoá... Với tinh thần quyết tâm Tết Bính Thân 2016 không để tiếng pháo nổ!".
NGUYỄN HƯỜNG
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Phạm nhân vận chuyển ma túy trong trại giam Bộ Công an TAND huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên vừa mở phiên tòa xét xử vụ án "Vận chuyển trái phép chất ma túy" tại Phân trại 3, Trại giam Phú Sơn 4 (Bộ Công an). Bị cáo Quy tại phiên tòa. Theo cáo trạng truy tố, khoảng 15h40 ngày 11/7/2015, tại Nhà thăm gặp phạm nhân thuộc Phân trại số 3, Trại giam Phú...