Khi biết vợ bị ung thư, việc đầu tiên chồng làm khiến tôi uất nghẹn
Có rơi vào bước đường cùng tôi mới hiểu được lòng tốt của chồng nó lớn đến cỡ nào?
Vợ chồng tôi lấy nhau được 8 năm, có với nhau 2 đứa con ngoan ngoãn. Hiện tại chúng tôi đã tiết kiệm được khoảng 1,7 tỷ đồng và số tiền đang gửi ngân hàng do chồng đứng tên. Chồng dự định giữa năm nay sẽ làm nhà trên mảnh đất mà ông bà nội cho.
2 hôm trước tôi đi khám và phát hiện ra mình bị ung thư vú giai đoạn hai, bác sĩ khuyên tôi chữa sớm để đỡ tốn kém và cơ hội sống lâu hơn. Tôi rất sốc và đã khóc nhiều trên đường từ bệnh viện về.
Đến nhà tôi ôm chặt chồng vừa khóc vừa báo tin dữ và anh ấy cũng rất sốc. Tôi bảo phải chữa trị sớm để chớp lấy giai đoạn vàng, mới có cơ hội phục hồi nhanh. Chồng vẫn im lặng không nói gì.
Tôi bàn với chồng dừng làm nhà và rút một phần tiền gửi ngân hàng về chữa bệnh cho vợ. Chồng gật đầu đồng ý khiến tôi khá yên tâm và vui vẻ hơn.
Tôi bàn với chồng dừng làm nhà và rút một phần tiền gửi ngân hàng về chữa bệnh cho vợ. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Hôm sau tôi bảo chồng đi rút tiền và đưa vợ nhập viện. Chồng bảo tôi nên gọi điện về cho ông bà ngoại hỏi vay vì bên đó khá giả hơn bên nội. Còn tiền tiết kiệm để xây nhà.
Nghe chồng nói mà tôi đứng hình, không nói được lời nào. Tôi không ngờ người đàn ông mà tôi tin tưởng yêu thương và hết lòng tận tụy lại là người keo kiệt bủn xỉn với chính vợ mình. Nếu không có chuyện tôi bị bệnh chắc cả đời này tôi cũng không biết con người thật của chồng lại đáng sợ đến vậy.
Tôi bảo là con gái lấy chồng rồi phải theo nhà chồng, nhà có tiền không dùng, cớ sao lại đi làm khổ ông bà ngoại? Chồng bảo nếu dùng tiền đó chữa bệnh cho tôi thì sẽ không thể xây được nhà như dự định. Anh ấy nói là chán cảnh phải ở trọ lắm rồi.
Trong khi tôi đang chán nản tuyệt vọng về bệnh tật thì chồng vội vã gọi điện khắp mọi nơi để triển khai kế hoạch xây dựng nhà trước dự định. Uất lắm mà tôi không biết phải làm gì nữa? Theo mọi người bây giờ tôi phải thuyết phục chồng thế nào để anh ấy chịu bỏ tiền ra chạy chữa mà không phải phiền đến ông bà ngoại đây?
(hienquynh…@gmail.com)
15 năm kiên cường chiến đấu với bệnh ung thư máu mạn tính
Là một trong những người bệnh ung thư máu đầu tiên tại Việt Nam được điều trị bằng thuốc nhắm đích, 15 năm qua chị Đặng Thu Hoài vẫn kiên cường chiến đấu với căn bệnh tưởng chừng không thể vượt qua ấy.
15 năm qua chị Đặng Thu Hoài vẫn kiên cường chiến đấu với căn bệnh tưởng chừng không thể vượt qua ấy.
Những ngày đầu suy sụp
Năm 2006, chị Đặng Thu Hoài bàng hoàng khi biết mình đã mắc phải bệnh Lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt (CML), nói theo cách mà ai cũng hiểu đó chính là bệnh ung thư máu mạn tính. Vào thời điểm đó, mắc bệnh ung thư máu gần như đồng nghĩa với việc "án tử" có thể đến bất cứ lúc nào.
Không đầu hàng số phận, chị quyết tâm "sống chung với bệnh".
"Cảm giác lúc ấy không đơn giản là buồn mà còn cả suy sụp và thất vọng. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bị ung thư. Lúc ấy, tất cả những dự định trong tương lai của tôi đều sụp đổ. Tôi không còn dám mơ ước gì nhiều ngoài một cuộc sống bình thường khỏe mạnh"- chị Hoài tâm sự về khoảng thời gian đầu khi biết tin mình mắc bệnh.
Có lẽ bất cứ ai cũng sẽ có cảm giác như chị Hoài trước sự thật khủng khiếp ấy. Nhưng điều quan trọng là cách mà chúng ta vượt qua sự khủng hoảng về tinh thần như thế nào? Có người tuyệt vọng, có người chán chường buông xuôi, nhưng cũng không ít người như chị Hoài, mạnh mẽ và kiên cường đối mặt.
Không đầu hàng số phận, chị quyết tâm "sống chung với bệnh", đồng thời cũng tìm mọi cách để tiếp cận với những phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
May mắn mỉm cười
Cuối cùng, những cố gắng của chị Hoài cũng được đền đáp khi chị được tiếp xúc với thuốc điều trị nhắm đích - một trong những phương pháp điều trị bệnh Lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt hiệu quả nhất.
Chị Đặng Thu Hoài bồi hồi nhớ lại cảm xúc của gần 15 năm trước: "Khi được tiếp cận với nguồn thuốc viện trợ, tôi có cảm giác vỡ òa trong hạnh phúc, giống như mình được tái sinh vậy. Uống thuốc đến đâu, tôi cảm thấy sảng khoái, nhẹ nhõm đến đấy. Trước đó, tôi chưa từng nghĩ đến việc mình có thể đẩy lùi được căn bệnh ung thư này".
Chị không hề cảm thấy mệt mỏi căng thẳng khi đi bệnh viện, mà ngược lại, mỗi khi tới điều trị chị lại càng thêm vui vẻ, đầy hi vọng vào tương lai.
Từ những ngày tháng sống trong hoang mang, lo lắng, giờ đây chị Hoài đã có thể có một cuộc sống mới tràn đầy hi vọng. Tương lai mở ra trước mắt, chị có thêm động lực đế tiếp tục phấn đấu, tiếp tục học tập và làm việc. Kết quả là, đã 15 năm kể từ ngày phát hiện bệnh, cho đến nay không những sống khỏe mạnh, chị còn hoàn thành chương trình học cao học và là một chiến sĩ kiên cường công tác tại Cục an ninh mạng, Bộ Công an.
Đầu năm 2020, chị Đặng Thu Hoài từ Bệnh viện Truyền máu - Huyết học (TPHCM) chuyển ra điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (Hà Nội), chị tâm sự: "Đến Viện Huyết học, tôi thấy vô cùng thoải mái và thân thương. Tôi được các y, bác sĩ tư vấn vô cùng nhiệt tình như đang tư vấn cho người thân vậy. Tôi không hề cảm thấy mệt mỏi căng thẳng khi đi viện, mà ngược lại, mỗi khi tới điều trị tôi lại càng thêm vui vẻ, đầy hi vọng vào tương lai."
Căn bệnh ung thư vốn là cơn ác mộng của bất cứ ai không may mắc phải và khi đối mặt với một cơn ác mộng, những bệnh nhân như chị Hoài đã lựa chọn dũng cảm đối mặt, dũng cảm chiến đấu với bệnh đến cùng. Cuộc sống mới với hạnh phúc ở hiện tại và tương lai chính là trái ngọt cho sức sống kỳ diệu ấy.
Vợ dứt khoát không bán nhà cứu bố chồng bị ung thư Cô ấy kiên quyết không bán nhà, bảo rằng nếu cô ấy có tiền có vàng tiết kiệm thì sẵn sàng bỏ ra đến đồng cuối cùng chữa cho bố, nhưng nhà thì không. Cô ấy viện con cái ra để từ chối, rằng thà cô ấy có lỗi với một mình bố còn hơn có lỗi với cả 4 người... Tôi không...