Khi Biển Đông đã nhìn rõ ‘tàu lạ, ‘người lạ’

Theo dõi VGT trên

So với quãng thời gian chúng ta còn e dè gọi tàu Trung Quốc xâm phạm là… “tàu lạ”, thì đây thực sự là một bước tiến dài từ cả phía chính quyền và phía người dân.

Tàu không lạ, người cũng quen

Những ngày qua, câu chuyện về tình hình biển Đông dường như cộng hưởng với cái nắng gay gắt đầu mùa hạ, khiến cho đời sống của mỗi người dân trở nên “ nóng” hơn bao giờ hết.

Từ nơi công sở đến quán nước vỉa hè, từ thành phố đến thôn quê, trên mạng xã hội lẫn ngoài đời sống thực, đâu đâu cũng thấy người dân đang bàn về chuyện Trung Quốc đưa giàn khoan vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Sự sốt sắng ấy khiến chúng ta nhận thấy một điều thiêng liêng: người dân Việt Nam dù sống ở thời đại, thuộc tầng lớp xa hội nào cũng luôn có tinh thần yêu nước. Một khi những hành vi của nước lân bang đã vượt quá giới hạn chịu đựng của những con người vốn chỉ mong được yên ổn để làm ăn trong một cuộc sống còn quá chật vật thì tinh thần ấy lại được khơi dậy mạnh mẽ.

Nhìn từ góc độ này, đây là cái phúc của một đất nước. Bởi còn gì đáng sợ hơn nữa khi Tổ quốc đứng trước những thử thách mà người dân thờ ơ, như thể đó là chuyện liên quan tới bất cứ ai trừ mình ra. Khi người dân còn muốn giữ nước thì nước mới còn. Đó là chân lý được rút ra từ lịch sử chống ngoại xâm nhọc nhằn của dân tộc ta từ hàng ngàn năm nay.

Đã lâu, người ta mới lại sống trong cái không khí khi mà hàng triệu người nghĩ về, nói về một nỗi lo chung như thế. Tinh thần yêu nước như thể được cởi trói khỏi một sợi dây vô hình của những e dè, lo ngại. Người dân xuống đường, lên tiếng phản đối kẻ xâm phạm lãnh thổ một cách thẳng thắng. Người đứng đầu Chính phủ cũng công khai phát biểu về hành vi sai trái của Trung Quốc và thể hiện quan điểm không khoan nhượng của Việt Nam.

So với quãng thời gian chúng ta còn e dè gọi tàu Trung Quốc xâm phạm là… “tàu lạ”, thì đây thực sự là một bước tiến dài từ cả phía chính quyền và phía người dân.

Thế nhưng, cùng lúc đó nếu nhìn lại, dường như ngay trong những lúc nước sôi lửa bỏng nhất người Việt Nam vẫn đang bộc lộ tính xấu của mình – thói ưa chỉ trích lẫn nhau. Đúng là yêu nước vẫn luôn là mẫu số chung của người Việt, thế nhưng khi nảy sinh vấn đề thì mới biết có rất nhiều cách tiếp cận và giải quyết. Để trưởng thành hơn, người Việt trước hết phải thừa nhận sự đa dạng này, học cách chấp nhận những khác biệt này và dẹp bỏ đi những cuộc khẩu chiến không đáng có.

Đất nước vốn không của riêng ai, vì thế khi bày tỏ tình yêu nước cũng không nhất thiết phải chung một cách.

Khi Biển Đông đã nhìn rõ &'tàu lạ, &'người lạ' - Hình 1

Tàu Trung Quốc đang bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 đặt trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ảnh: T.iền Phong

Khôn ngoan đá đáp người ngoài

Tại sao những người xuống đường biểu tình và những người quyết định không xuống đường lại phải “đá đáp” nhau về sự đúng sai, hay dở của việc này? Thiết nghĩ, đó là điều không cần thiết. Tùy suy nghĩ, tính cách, vị trí của mỗi người, hãy để cho họ được lựa chọn yêu nước theo cách của mình.

Video đang HOT

Cần nhớ rằng để chiến thắng trong bất cứ một cuộc chiến nào cũng cần kết hợp nhiều hình thức đấu tranh, trong đó không thể thiếu việc nói lên quan điểm, chính kiến của mình. Những ngày qua, tinh thần xuống đường đúng pháp luật của người Việt trong và ngoài nước cùng với những hình ảnh, khẩu hiệu, biểu ngữ đã thể hiện cho Trung Quốc cũng như thế giới thấy được ý chí không khoan nhượng của Việt Nam trong vấn đề toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần những người Việt trẻ thể hiện tinh thần yêu nước trên báo chí, diễn đàn quốc tế, đặc biệt là trên các mạng xã hội dù họ không muốn hay không thể xuống đường diễu hành. Chỉ cần một bài viết, một thông tin về tình hình biển đảo được chia sẻ, sự lan tỏa của thế giới mạng sẽ giúp cho bạn bè thế giới và ngay cả không ít người dân Trung Quốc hiểu được nguyên nhân khách quan của tình hình để từ đó có thái độ và cách hành xử đúng mực hơn.

Nhìn từ góc độ kinh tế, mỗi người dân hãy yêu nước theo “lợi thế tương đối” của mình. Làm tốt nhất công việc của mình trong bối cảnh hiện nay chính là cách đóng góp hữu ích nhất cho đất nước. Bởi xét đến cùng dân phải mạnh thì mới giữ được nước. Các chiến sĩ trên biển hãy vững tay tay lái. Các nhà báo hãy không ngại hiểm nguy, đưa tin trung thực và cập nhật nhất. Còn các nhà nghiên cứu hãy tiếp tục công việc của mình để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam. Đó chính là cách chúng ta thể hiện tinh thần yêu nước.

Bên cạnh việc tỏ rõ cho người dân cũng như thế giới thấy lập trường của Việt Nam, nâng cao cảnh giác và chuẩn bị đối phó với mọi tình huống phát sinh, các nhà lãnh đạo trong giai đoạn này cần giữ bình tĩnh để điều hành nền kinh tế. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, người dân cũng cần được trấn an bởi những người cầm cân nảy mực đất nước. Không để nền kinh tế rối loạn vì lòng dân bất an, đó là cách thể hiện tình yêu nước cấp thiết nhất của người lãnh đạo.

Hãy nhìn nhận tinh thần yêu nước bằng đôi mắt khoan dung bởi nó là hợp âm của hàng triệu con người ở mọi tầng lớp, mọi hoàn cảnh xã hội.

Theo Vietnamnet

Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam

Trung Quốc mới đây lại viện dẫn Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như một "bằng chứng" về việc Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Song đây là một "vở diễn lại" quá lố của Trung Quốc, bởi công luận Việt Nam đã từng phân tích sáng tỏ nội dung Công hàm 1958, khẳng định rằng văn bản này được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Hình 1

Chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là không thể tranh cãi

Dưới đây, xin dẫn lại bài báo "Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam" đăng trên báo Đại Đoàn kết vào tháng 7/2011 trong đó tác giả bài báo phân tích rõ nội dung Công hàm 1958 cũng như chỉ ra những diễn giải xuyên tạc của Trung Quốc đối với văn bản này:

Gần đây Trung Quốc luôn rêu rao cái gọi là họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Quốc diễn giải nội dung Công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản Công hàm đó, hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời. Có thể nói, giải thích xuyên tạc Công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Theo lý giải của Trung Quốc, ngày 4 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa và Nam Sa). Sau đó, ngày 14/9/1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng gửi Công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nguyên văn như sau:

"Thưa Đồng chí Tổng lý,

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng".

Cần phải thấy rằng, các tuyên bố nói trên của Trung Quốc cũng như của VNDCCH ra đời trong bối cảnh có nhiều chuyển biến phức tạp và cấp bách đối với Trung Quốc về tình hình lãnh thổ trên biển theo luật pháp quốc tế cũng như diễn biến căng thẳng của vấn đề quân sự xung quanh eo biển Đài Loan.

Năm 1956, Liên Hợp Quốc bắt đầu tiến hành các hội nghị quốc tế bàn về Luật Biển, sau đó một số hiệp định được ký kết vào năm 1958, tuy nhiên vẫn chưa làm thỏa mãn yêu sách về lãnh hải của một số quốc gia.

Từ đầu thế kỷ XX, nhiều quốc gia đã bắt đầu chú ý tới nguồn lợi to lớn từ khoáng sản và tài nguyên biển, bộc lộ ý đồ mở rộng chủ quyền trên biển. Trung Quốc, dù trong lịch sử ít quan tâm đến biển, cũng bắt đầu chú ý đến việc mở mang, kiếm tìm những đặc quyền trên biển. Mặc dù lúc đó chưa phải là thành viên của Liên Hợp Quốc, nhưng Trung Quốc cũng bắt đầu chú ý đến việc lên tiếng với cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề trên biển theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Trong chiến lược cho tương lai, thì việc cạnh tranh trên biển, cũng như tìm kiếm những nguồn tài nguyên trên biển là một vấn đề được Trung Quốc đặt ra.

Trên thực tế, cũng từ đầu thế kỷ XX, Trung Quốc đã hình thành ý định nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Rõ ràng, việc nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ thế kỷ XX đã nằm trong chiến lược "lấn sân" của Trung Quốc về tham vọng mở rộng biên giới quốc gia trên biển.

Ngày 26/5/1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã ra lệnh cho Hạm đội 7 tiến vào eo biển Đài Loan, ngăn chặn cuộc tấn công của Trung Quốc nhắm vào các đảo trên eo biển Đài Loan. Với hành động này, Mỹ đã thực sự bảo hộ Đài Loan, mặc cho Trung Quốc kịch liệt lên án. Để tỏ rõ quyết tâm giải phóng Đài Loan, ngày 3/9/1954, Trung Quốc đã tấn công trừng phạt đối với các hòn đảo ven biển như Kim Môn, Mã Tổ. Các nhà chép sử gọi đây là cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất.

Ngày 11/8/1954, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tuyên bố sẽ "giải phóng" Đài Loan, và tăng cường pháo kích vào hai đảo Kim Môn và Mã Tổ.

Ngày 12/9/1954, Chủ tịch Hội đồng Liên quân Hoa Kỳ đưa ra dự tính tấn công Trung Quốc bằng vũ khí nguyên tử, nhưng Tổng thống Eisenhower đã do dự sử dụng vũ khí nguyên tử cũng như sự liên can của quân đội Hoa Kỳ vào cuộc chiến này.

Năm 1958, tiếp tục xảy ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai. Ngày 23/8/1958 Trung Quốc đột ngột tăng cường nã pháo vào đảo Kim Môn. Theo Hiệp định Phòng thủ tương hỗ giữa Đài Loan-Hoa Kỳ, Tổng thống Eisenhower đã ra lệnh cho tàu chiến Hoa Kỳ đến bảo vệ đường tiếp tế hậu cần từ đảo Đài Loan đến 2 đảo t.iền tiêu Kim Môn và Mã Tổ.

Ngoài bối cảnh "phức tạp và cấp bách" đối với Trung Quốc như đã nêu trên, theo Thạc sĩ Hoàng Việt (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông), Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh quan hệ đặc thù VNDCCH -Trung Quốc lúc đó "vừa là đồng chí vừa là anh em". Năm 1949, bộ đội Việt Nam còn tấn công và chiếm vùng Trúc Sơn thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ tay các lực lượng khác rồi trao trả lại cho Quân giải phóng Trung Quốc. Năm 1957, Trung Quốc chiếm giữ đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam từ tay một số lực lượng khác, rồi sau đó cũng trao trả cho Việt Nam. Điều này cho thấy quan hệ đặc thù của hai nước VNDCCH - Trung Quốc lúc bấy giờ. Do vậy, trong tình hình lãnh thổ Trung Quốc đang bị đe dọa chia cắt, cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai khiến Hải quân Hoa Kỳ đưa tàu chiến vào can thiệp, việc Trung Quốc ra tuyên bố về lãnh hải bao gồm đảo Đài Loan trước hết nhằm khẳng định chủ quyền trên biển của Trung Quốc trong tình thế bị đe dọa tại eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không quên mục đích "sâu xa" của họ trên Biển Đông nên đã "lồng ghép" thêm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào bản tuyên bố.

Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung Quốc trong thời điểm VNDCCH đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia trong khối xã hội chủ nghĩa bấy giờ và là một cử chỉ ngoại giao tốt đẹp thể hiện quan điểm ủng hộ của VNDCCH trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát biểu những lời ủng hộ Trung Quốc trong hoàn cảnh hết sức khẩn trương, chiến tranh chuẩn bị leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ đang tiến vào eo biển Đài Loan và đe dọa Trung Quốc.

Nội dung Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bởi, hơn ai hết, chính Thủ tướng VNDCCH thấu hiểu quyền tuyên bố về lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, và việc bảo vệ toan vẹn lãnh thổ quốc gia luôn luôn là mục tiêu hàng đầu đối với Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh ra đời của Công hàm như đã nêu trên.

Công hàm 1958 có hai nội dung rất rõ ràng: Một là, Chính phủ VNDCCH ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý; Hai là, Chính phủ VNDCCH chỉ thị cho các cơ quan nhà nước tôn trọng giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố.

Trong Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, càng không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như Trung Quốc đã nêu. Do vậy, chỉ xét về câu chữ trong một văn bản có tính chất ngoại giao cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng Công hàm 1958 đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.

Tại Hội nghị San Francisco 1951, các quốc gia tham dự đã bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng tại hội nghị này, Việt Nam đã long trọng tuyên bố chủ quyền lâu đời và liên tục của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong phiên họp toàn thể mà không có bất kỳ sự phản đối hay ý kiến gì khác của tất cả các quốc gia tham dự. Điều đó có nghĩa là kể từ năm 1951, cộng động quốc tế đã thừa nhận chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những tuyên bố đơn phương về chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế là vô hiệu.

Hiệp định Genève 1954, mà Trung Quốc là một nước tham gia chính thức, cũng thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về người Việt Nam. Các điều khoản trong Hiệp định cũng yêu cầu các quốc gia tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập, nền thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Do vậy, phần tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc liên quan tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong bản tuyên bố ngày 4/9/1958 về cơ sở pháp lý quốc tế đương nhiên được xem là không có hiệu lực.

Trong Công hàm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì điều đó là không cần thiết, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì Chính phủ VNDCCH không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế.

Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đương nhiên chỉ tán thành những tuyên bố của Trung Quốc có nội dung hợp pháp được cộng đồng quốc tế thừa nhận trên cơ sở luật pháp quốc tế cho đến giai đoạn đó. Một phần nội dung của bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia về lãnh thổ của Việt Nam, đồng thời cũng vi phạm nghiêm trọng các cơ sở pháp lý về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà cộng đồng quốc tế đã thừa nhận cũng như đã nhiều lần tái thừa nhận một cách minh thị là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chính phủ VNDCCH trong bối cảnh quan hệ hữu nghị rất đặc thù với Trung Quốc đã khẳng định lập trường ghi nhận, tán thành tuyên bố giới hạn 12 hải lý về lãnh hải của Trung Quốc, còn những nội dung cụ thể diễn giải vượt quá phạm vi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc theo các hiệp ước quốc tế đã không được đề cập tới như là một sự mặc nhiên thừa nhận sự vô hiệu của nó dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế.

Trong khi đó, Chính quyền VNCH, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này. Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn này là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân VNCH chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974.

Trong bối cảnh lịch sử đặc biệt nêu trên càng thấy rõ một sự thật hiển nhiên là Công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đơn giản chỉ ghi nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc, không hề nhắc lại các nội dung mập mờ liên quan đến các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Về thực chất, Công hàm 1958 thể hiện một thái độ chính trị, một cử chỉ hữu nghị với tuyên bố giới hạn lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc. Thực là phi lý, nếu cố tình suy diễn và xuyên tạc (như lập luận phía Trung Quốc), cho rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người con ưu tú của dân tộc, lại ký văn bản từ bỏ lãnh thổ và chủ quyền của đất nước trong khi chính ông và cả dân tộc Việt Nam đã chiến đấu hết mình để giành độc lập, tự do.

Có lẽ cần phải nhấn mạnh rằng tất cả những hành động ngoại giao của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong Công hàm 1958 có thể hiểu không phải là ông không nhìn thấy mọi ý đồ của Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam, vì ông đã có kinh nghiệm trong bàn đàm phán Genève năm 1954, khi mà Trung Quốc đã có không ít động thái rất bất lợi cho VNDCCH. Nội dung Công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng phù hợp với hoàn cảnh và mối quan hệ đặc thù giữa VNDCCH và Trung Quốc bấy giờ, đồng thời cũng hàm chứa thái độ không bao giờ từ bỏ chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó cũng là quan điểm nhất quán của Việt Nam, bởi từ năm 1945 đến nay, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc hội Việt Nam Cộng hòa, Mặt trận DTGPMN Việt Nam và sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và hiện nay là Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam chưa bao giờ lên tiếng hoặc ra nghị quyết từ bỏ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Một cơ sở nữa trên phương diện pháp lý, nước VNDCCH lúc đó không trực tiếp quản lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trước năm 1975, các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam Cộng hòa và Philippines. Như vậy, những lời tuyên bố của VNDCCH xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp. Tuy nhiên, có tác giả đã cố tình nêu thuyết "estoppel" để suy diễn những lời tuyên bố đó có hiệu lực bó buộc đối với Việt Nam.

Theo luật quốc tế, không có một văn bản pháp lý nào có thể gắn cho những lời tuyên bố đơn phương một tính chất bó buộc, ngoại trừ thuyết "estoppel". Mục đích chính của nó ngăn chặn trường hợp một quốc gia có thể hưởng lợi vì những thái độ bất nhất của mình, và do đó, gây thiệt hại cho quốc gia khác. Vì vậy, estoppel phải hội đủ các điều kiện chính: (1) Lời tuyên bố hoặc hành động phải do một người hoặc cơ quan đại diện cho quốc gia phát biểu và phải được phát biểu một cách minh bạch; (2) Quốc gia nại "estoppel" phải chứng minh rằng mình đã dựa trên những lời tuyên bố hoặc hoạt động của quốc gia kia, mà có những hoạt động nào đó, hoặc không hoạt động; (3) Quốc gia nại "estoppel" cũng phải chứng minh rằng, vì dựa vào lời tuyên bố của quốc gia kia, mình đã bị thiệt hại, hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi khi phát biểu lời tuyên bố đó; (4) Nhiều bản án còn đòi hỏi lời tuyên bố hoặc hoạt động phải được phát biểu một cách liên tục và lâu dài. Thí dụ: bản án "Phân định biển trong vùng Vịnh Maine", bản án "Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua", bản án "Ngôi đền Preah Vihear"...

Áp dụng những nguyên tắc trên của estoppel vào những lời tuyên bố của VNDCCH, chúng ta thấy thiếu điều kiện 2 và 3 đã nêu ở trên. Năm 1956, năm 1958 và năm 1965, Trung Quốc đã không có thái độ nào, hoặc thay đổi thái độ vì dựa vào lời tuyên bố của VNDCCH. Trung Quốc cũng không thể chứng minh được rằng mình bị thiệt hại gì do dựa vào những lời tuyên bố đó. VNDCCH cũng không được hưởng lợi gì khi có những lời tuyên bố đó.

Trong suốt quá trình thực hiện mưu đồ bá chủ trên Biển Đông, Trung Quốc đã không ít lần đưa ra các tài liệu xuyên tạc lịch sử, biến có thành không, biến không thành có, tung hỏa mù để cố tình làm sai lệch nhận thức của chính nhân dân Trung Quốc cũng như của cộng đồng quốc tế về vấn đề này theo hướng có lợi cho mưu đồ của Trung Quốc. Tuy nhiên, trước những bằng chứng hiển nhiên của sự thật lịch sử và dưới ánh sáng của luật pháp quốc tế những hành vi xuyên tạc, tung hỏa mù, cố tình làm cho cộng đồng quốc tế ngộ nhận càng khiến cho Trung Quốc lộ rõ âm mưu cũng như thủ đoạn của họ trong suốt quá trình áp đặt ý đồ "nuốt trọn" Biển Đông, theo kiểu "miệng nói hòa bình không xưng bá, tay làm phức tạp hoá tình hình".

Theo ANTD

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ tông xe nghiêm trọng ở Vũng Tàu: Xác định danh tính, tạm giam nữ tài xế
15:12:14 29/06/2024
Tài xế t.ử v.ong trong cabin sau tai nạn liên hoàn trên quốc lộ 13
20:14:27 29/06/2024
Người thương binh giữa đêm mưa lao xuống hồ Quỳnh cứu n.ữ s.inh t.ự v.ẫn
22:18:18 29/06/2024
Tìm thấy t.hi t.hể nạn nhân bị mất tích tại Sa Pa
15:01:03 29/06/2024
112 công nhân nghi ngộ độc thực phẩm ở Hải Phòng đã được xuất viện
07:16:23 29/06/2024
Hà Nội: Phát hiện nam thanh niên t.ử v.ong nghi rơi từ chung cư Khu đô thị Linh Đàm
10:04:57 29/06/2024
Bà Rịa Vũng Tàu: Cháy nhà khiến 2 vợ chồng t.ử v.ong
11:20:55 29/06/2024
Ô tô khách bị lật xuống rìa quốc lộ sau tai nạn c.hết người
10:23:14 30/06/2024

Tin đang nóng

5 chi tiết đậm mùi hào môn trong đám cưới Midu: Màn cắt bánh "độc nhất vô nhị" chưa khủng bằng việc dùng 1 thứ đắt nhất thế giới!
16:10:47 30/06/2024
Động thái của "vua cá Koi" Thắng Ngô sau khi ném nhẫn cưới dứt tình với Hà Thanh Xuân
13:59:44 30/06/2024
Thái tử đế chế LVMH hẹn hò ai trước Lisa? Hết tiểu thư tài phiệt đến luật sư đa tài bảo sao em út BLACKPINK bị so sánh
14:08:37 30/06/2024
Sammy Đào: Chị gái song sinh Mèo Simmy, nghi bị "em trai" Mr.Vịt cắm sừng?
14:58:04 30/06/2024
Mỹ nhân được bạn trai bế thốc để giật hoa cưới Midu, lộ hint muốn cưới dù chưa công khai?
16:22:11 30/06/2024
Phương Oanh tiết lộ cuộc sống thời con gái, có một điểm khác hẳn sau khi sinh con cho shark Bình
14:04:02 30/06/2024
Thấy bố mẹ chồng đưa nhân tình của chồng đang mang bầu con trai về để chăm, tôi chẳng chút khó chịu lại cười tươi đưa ông bà tờ giấy lạ
18:04:57 30/06/2024
Ben Affleck dọn khỏi tổ ấm, hôn nhân không thể cứu vãn ?
14:38:44 30/06/2024

Tin mới nhất

Từ 1/7, người dân được xuất trình giấy tờ lái xe qua VNeID

13:09:30 30/06/2024
Khi người dân xuất trình thông tin các giấy tờ đã được tích hợp, cập nhật trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử thì CSGT thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát thông qua thông tin trong căn cước điện tử.

CSGT sẽ tước quyền sử dụng giấy tờ xe của tài xế vi phạm qua VNeID

11:51:16 30/06/2024
Thông tư 28 của Bộ Công an cho phép người dân xuất trình giấy tờ liên quan đến người lái và xe qua ứng dụng VNeID.

Quốc hội quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí

12:49:01 29/06/2024
Dao có tính sát thương cao sẽ được coi là vũ khí, tùy mục đích sử dụng để gây rối, chống người thi hành công vụ hoặc xâm phạm đến tính mạng người khác.

Một người bị mất tích nghi do lũ cuốn tại thị xã Sa Pa

07:09:28 29/06/2024
Trước đó, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với tác động của vùng hội tụ gió trên cao hoạt động mạnh, từ đêm 27/6 đến rạng sáng 28/6/2024 trên địa bàn thị xã Sa Pa có các đợt mưa vừa, mưa lớn gây lũ cục bộ trên các sông, suối.

2 người t.ử v.ong trong vụ nổ bình khí gas công nghiệp

18:12:10 28/06/2024
Sự việc thương tâm xảy ra ở TP Bắc Giang, hai người được xác định đã t.ử v.ong sau khi xảy ra vụ nổ bình khí gas công nghiệp...

Hà Nội: Cô gái người nước ngoài t.ử v.ong do rơi từ tầng 31 chung cư

17:54:22 28/06/2024
Cơ quan công an đang điều tra nguyên nhân một cô gái người nước ngoài t.ử v.ong do rơi từ tầng 31 chung cư ở phường Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Yêu cầu xử lý vi phạm vụ biểu diễn phản cảm ở khu du lịch Bãi Cháy

17:23:03 28/06/2024
Trước sự việc trên, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hạ Long đề nghị UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin tổ chức lại cuộc họp với các cơ quan, đơn vị chức năng để giải quyết dứt điểm các nội dung được dư luận phản ánh.

Một mã đề thi toán THPT tại Đắk Lắk bị lỗi nghiêm trọng?

17:15:46 28/06/2024
Theo phản ánh của phụ huynh, mã đề thi 119 môn toán kỳ thi tốt nghiệp THPT tại Đắk Đắk bị lỗi nghiêm trọng, ảnh hưởng đến kết quả thi.

TP Hồ Chí Minh: Cảnh báo nguy cơ không có lối thoát từ chung cư 'chuồng cọp'

14:10:40 28/06/2024
Sở cũng chưa ban hành văn bản hướng dẫn nào liên quan đến các nội dung nêu trên. Việc ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn trong thiết kế thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng.

Nổ bình khí công nghiệp tại Bắc Giang, hai người t.ử v.ong

12:54:14 28/06/2024
Ngay khi tiếp nhận tin, Công an thành phố Bắc Giang đã chỉ đạo các lực lượng tiến hành bảo vệ hiện trường. Hiện nạn nhân đã được đưa đến nhà xác Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang để tiến hành khám nghiệm t.ử t.hi.

Giây phút chàng trai lao ra dòng lũ dữ cứu b.é g.ái

10:27:27 28/06/2024
B.é g.ái đạp xe qua đ.ập tràn thôn Ngòi Bục, thuộc xã An Thịnh (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) không may bị dòng nước xiết cuốn theo cả người và xe. Em rất may mắn được hai thanh niên cứu giúp.

Nữ tài xế điều khiển ô tô tông loạt xe máy ở Vũng Tàu, 2 mẹ con không qua khỏi

09:38:15 28/06/2024
Tối 27/6, vụ tai nạn liên hoàn nghiêm trọng tại khu vực ngã tư Lê Quý Đôn (thuộc đường Nguyễn Văn Trỗi, Phường 1, TP Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu) khiến 5 người thương vong, trong đó có 2 người mất tại chỗ.

Có thể bạn quan tâm

Tôi được nhắc đến nhiều mỗi lần đám bạn nhậu của chồng tụ tập

Trắc nghiệm

20:11:44 30/06/2024
Họ bảo tôi hay kêu ca, không cho chồng đi quá nhiều so với các bà vợ khác, có phải tôi quá ghê gớm và ích kỷ không?Vợ chồng tôi bằng t.uổi, học chung từ thời cấp ba,

Người dân Pháp đi bầu cử Quốc hội vòng một

Thế giới

20:11:28 30/06/2024
Trong khi các cam kết của phe đa số được đ.ánh giá là phù hợp với thực tế, thì các đề xuất của phe cực hữu và phe cánh tả đã ít nhiều gây nghi ngại cho giới quan sát do có nhiều khúc mắc về nguồn tài chính để hiện thực hóa.

Phát hiện 1 sao nữ Vbiz làm trái quy định khi đến dự cưới Midu và Minh Đạt?

Sao việt

20:10:21 30/06/2024
Ngay thời điểm diễn ra đám cưới Midu, mẹ bỉm Sam gây chú ý khi đăng bức ảnh 2 nhóc tỳ Ijun và Ijin check in cùng cô dâu chú rể ngay sảnh tiệc.

Nhận miễn phí game mới chỉ bằng một click, giá bán thực lên tới hơn 200.000 VND

Mọt game

20:02:16 30/06/2024
Trò chơi cũng đã nhận được rất nhiều lời khen có cánh từ giới phê bình sau khi ra mắt vào 2019. Trên Steam, trò chơi có giá bán gốc là 200.000 VND.

Tôi 57 t.uổi, sau khi nghỉ hưu, đến nhà con gái giúp chăm cháu, con rể đưa 17 triệu đồng/tháng: Nửa năm sau, tôi quyết định bỏ về vì bị con rể coi như bảo mẫu làm thuê!

Góc tâm tình

19:57:17 30/06/2024
Bà Lý chia sẻ, sau khi về hưu, bà đến nhà con gái để giúp chăm cháu, mỗi tháng, con rể đưa cho bà 5.000 NDT (khoảng 17 triệu đồng).

Nữ rapper xuất sắc nhất Kpop: Lisa (Black Pink) mất vị trí quán quân

Nhạc quốc tế

19:55:00 30/06/2024
Theo Koreaboo, trang web nổi tiếng KingChoice gần đây đã tổ chức một cuộc thăm dò kéo dài một tháng với hơn 200.000 phiếu bầu, để bình chọn rapper nữ xuất sắc nhất của K-Pop vào năm 2024.

Bộ phim bị chê là rác phẩm dở nhất hiện tại, nữ chính diễn đơ như tượng sáp chỉ giỏi nhăn nhó mặt mày

Sao châu á

19:28:13 30/06/2024
Bộ phim Snow White s Revenge (tên cũ Scandal) hiện đã lên sóng được hai tuần và đang nhận về rất nhiều phản ứng gay gắt từ người xem.

"Anh tài" được gọi inh ỏi khắp MXH sau tập 1: Hát nhảy xuất thần, visual "dễ chịu vô cùng"!

Tv show

19:22:21 30/06/2024
Sự thể hiện của anh tài SOOBIN trong tập mở màn Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai nhận được nhiều lời khen từ công chúng.