‘Khi bị xâm phạm chủ quyền, cả dân tộc sẽ đứng lên’
Để chống lại dàn quân khổng lồ từ Trung Quốc tràn sang, lực lượng tại chỗ của ta đã chiến đấu quả cảm đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.
“Tiểu đoàn 4 vào sẵn sàng chiến đấu 100%…” – ông Nguyễn Xuân Thu lúc đó đang là tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 2, Sư đoàn 3 – Sao Vàng nhớ lại câu hiệu lệnh cuối cùng mình nghe được khi cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc 40 năm trước, chính thức bắt đầu.
Bởi khi lệnh chỉ huy từ trung đoàn chưa dứt, pháo kích từ phía Trung Quốc (TQ) nã vào đã phá hỏng hệ thống liên lạc. Chiến sĩ thông tin của tiểu đoàn đã hy sinh.
Đương đầu với dàn quân khổng lồ từ TQ
Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm (nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam) lúc đó đang là phó chính ủy Trung đoàn 148, Sư đoàn 316 đang đóng ở huyện Than Uyên, Hoàng Liên Sơn (nay là Lai Châu) cho hay phải đến ngày 18-2-1979, ông mới nhận được thông báo TQ đã đánh vào thị xã Lào Cai.
“TQ đưa đến 60 vạn quân, hơn 10 quân đoàn tấn công hàng loạt tuyến biên giới phía Bắc của chúng ta. Chiều sâu tiến vào của họ là 50 km, nếu tính cả chiều sâu hỏa lực là hơn 70 km” – Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm nhớ lại.
Còn với ông Nguyễn Xuân Thu, sau khi liên lạc bị cắt đứt, ba ngày liền tiểu đoàn chiến đấu độc lập trên trận địa của mình mà không có pháo binh và lực lượng bộ binh cơ động chi viện.
Dù vậy, toàn tiểu đoàn vẫn giữ chốt tới ngày 20-2-1979. Đến ngày 21, với sức tấn công của một sư đoàn bộ binh quân TQ và một tiểu đoàn xe tăng thì một số điểm trong trận địa của tiểu đoàn đã không cầm cự nổi.
Do lực lượng quá mất cân đối, tiểu đoàn phải lui về xây dựng trận địa phòng ngự tại cao điểm 300 phía Nam Đồng Đăng (Lạng Sơn) và bắt được liên lạc với trung đoàn. “Lúc đó trung đoàn mới biết tôi còn sống và bộ đội Tiểu đoàn 4 vẫn chiến đấu trên trận địa của mình trong những ngày mất liên lạc” – ông Nguyễn Xuân Thu kể.
Ông Phạm Văn Quang, nguyên Tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 197, kể lại ngay từ ngày 17-2 đã nhận được lệnh cấp trên chặn quân TQ ở phía Bắc cầu Khánh Khê với tinh thần bằng mọi giá phải bẻ gãy mũi vu hồi chiến dịch bao vây chia cắt Lạng Sơn của địch.
“Đến ngày 21-2-1979 địch bắt đầu nã pháo, rồi bộ binh có xe tăng yểm trợ tiến đánh vào trận địa. Ta có pháo binh yểm trợ đã bẻ gãy nhiều đợt tấn công của địch. Suốt từ sáng cho đến 17 giờ, quân địch tổn thất nặng nề cả về người và xe tăng. Xác địch nằm la liệt trước trận địa” – ông Phạm Văn Quang hồi tưởng.
Video đang HOT
Cảnh hoang tàn đổ nát ở Lạng Sơn vào tháng 2-1979. Ảnh: TƯ LIỆU
Các lực lượng của bộ đội ta chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ Tổ quốc trước quân Trung Quốc. Ảnh: TƯ LIỆU
Chiến đấu đến hơi thở cuối cùng
Nói về tổn thất ban đầu của ta trong cuộc chiến đó, Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm miêu tả: Địch gần như phá hủy cơ bản năm thị xã lớn của chúng ta là Lào Cai, Cam Đường, Cao Bằng, Lạng Sơn, Móng Cái.
Trung đoàn 148 nhận nhiệm vụ phòng ngự để bảo vệ dân, dàn quân từ Cốc San lên tuyến đường đi Sa Pa. Từ hai thị xã Lào Cai và Cam Đường, hàng vạn người dân hoảng loạn chạy sơ tán. Bộ đội ta tiến lên phía trước, còn dân chạy về phía sau để tránh bớt thương vong.
Ông Phạm Văn Quang nhớ lại, đến ngày 25-2-1979 địch đã mở rộng tấn công vào nhiều trận địa. Có tiểu đội đã chiến đấu dũng cảm đến giây phút cuối cùng, cả tiểu đội hy sinh. Khi hết đạn, chiến sĩ đánh giáp lá cà với địch để chờ quân tiếp viện của ta đến.
Ông Quang nhớ mãi hình ảnh Tiểu đội trưởng Vi Văn Thắng vẫn ôm chặt tên địch ngay trên bờ công sự. Khi đồng đội gỡ tay ra và đưa anh về phía sau nằm, anh chỉ bảo: “Kê đầu tôi lên cao chút nữa để tôi nhìn thấy trận địa chốt của ta lần cuối”. Sau đó anh trút hơi thở cuối cùng.
Những bài học rút ra
Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm cho rằng đây là lúc để chúng ta nhắc lại cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc, vì nó là lịch sử và phải nhắc lại đúng bản chất, tính chất, tên tuổi của nó.
Theo tướng Khảm, cuộc chiến này đã để lại cho cả hai bên nhiều bài học. Ông nói: Bài học của chúng ta là không được mất cảnh giác trong bất kỳ điều kiện và hoàn cảnh nào. Xây dựng đất nước chúng ta giàu đẹp nhưng không được lãng quên, phải luôn luôn bảo vệ Tổ quốc, chuẩn bị tốt nhất cho đất nước. Phía bên kia cũng phải rút ra những bài học, đó là bài học về sự hơn thua. “Họ nói dạy cho chúng ta một bài học nhưng ai dạy ai. Đó là cuộc chiến vừa phi lý vừa thiệt hại lớn cho TQ” – tướng Khảm nhận định.
Tướng Khảm cho rằng xảy ra xung đột, xảy ra chiến tranh cả hai bên đều tổn thất, hậu quả sẽ kéo dài. Vì vậy việc giải quyết các vấn đề bằng hòa bình, hữu nghị phải luôn được đưa lên hàng đầu. Bởi để xảy ra xung đột, chiến tranh là bài học lịch sử phải tránh, bất cứ nước nào dù có lớn mạnh đến đâu cũng vậy. “Nhưng khi đất nước bị xâm phạm chủ quyền thì cả dân tộc sẵn sàng đứng lên bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc” – Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm quả quyết.
Chung tay hàn gắn vết thương chiến tranh
Sau cuộc chiến tôi rất phấn khởi vì Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước đã chung tay hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai Đảng, hai nhà nước, hai dân tộc ngày càng phát triển. Biên giới Việt Nam và TQ trên bộ đang hiện thực là hòa bình hữu nghị…
Trung tướng NGUYỄN HỮU KHẢM, nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam
VIẾT THỊNH
Theo PL
"Người lính Gạc Ma đã bảo vệ chủ quyền biển đảo với ý chí cao nhất"
"Đã trải qua rất nhiều trận đánh ác liệt, chứng kiến nhiều tấm gương hy sinh anh dũng của đồng đội, nhưng hình ảnh các chiến sĩ hải quân của ta lao tàu lên bãi đá cạn (Cô Lin) để giữ vững chủ quyền khi Trung Quốc cưỡng chiếm Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa) luôn là hình ảnh sâu sắc nhất với tôi". Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm - nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam - chia sẻ khi trao đổi với Dân Việt.
Cách đây 30 năm, ông đang cùng đồng đội chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở Vị Xuyên, Hà Giang. Khi được tin quân Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa), cảm xúc của ông thế nào?
- Năm 1988, khi xảy ra sự kiện Gạc Ma, tôi đang là Sư đoàn phó, Tham mưu trưởng Sư đoàn 316. Sư đoàn của tôi nhận nhiệm vụ chuẩn bị vào thay phiên một đơn vị để chiến đấu bảo vệ biên giới Vị Xuyên. Mặc dù lúc đó chúng tôi cũng đang phải tham gia các trận chiến đấu ác liệt, cũng có nhiều hy sinh, tổn thất, tuy nhiên khi nghe tin quân Trung Quốc bất ngờ đánh chiếm Gạc Ma, rất nhiều chiến sĩ của chúng ta đã ngã xuống, anh em chúng tôi đã lặng người đi rất lâu. Tất cả đều dường như không tin đó là sự thật.
Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm - nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. (Ảnh: NVCC)
Sau đó, toàn thể cán bộ, chiến sĩ chúng tôi bừng bừng khí thế, như có một sợi dây liên kết tình cảm, ý chí giữa những người lính đang cầm súng bảo vệ Tổ quốc giữa biển đảo Trường Sa và đất liền. Có lẽ phải rơi vào hoàn cảnh của những người lính đang chiến đấu lúc đó mới hiểu được ý chí bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc ta cao như thế nào. Sự kiện Gạc Ma cùng sự hy sinh anh dũng của 64 chiến sỹ hải quân càng khiến cho chúng tôi thêm quyết tâm bảo vệ từng tấc đất ở biên giới phía Bắc.
Sau khi Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng đảo Gạc Ma, có những luồng ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề này. Quan điểm của ông thế nào?
- Thực ra trong suy nghĩ mỗi người dân chúng ta, khi chủ quyền lãnh thổ bất kể là trên biển hay đất liền bị xâm phạm thì nhân dân ta, quân đội chúng ta sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ đến cùng. Cách đây 30 năm, Trung Quốc cho quân đánh chiếm Gạc Ma là hành động phi đạo lý, trái những nguyên tắc về luật pháp quốc tế, đi ngược với truyền thống hữu nghị, đoàn kết giữa hai dân tộc đã được xây đắp. Có những ý kiến cho rằng chúng ta sợ nên không dám dùng vũ lực để lấy lại chủ quyền bị xâm chiếm, đó là suy nghĩ nông cạn, hời hợt.
Cần phải nói rằng, lúc đó quân đội ta được thế giới đánh giá là mạnh thuộc loại tốp đầu của khu vực Đông Nam Á, châu Á. Các cán bộ, chiến sĩ của ta có nhiều kinh nghiệm tổ chức chiến đấu và chiến đấu qua nhiều chiến trường gian khổ, ác liệt. Khí thế của dân tộc lúc đó cũng rất cao nhưng chúng ta đã kìm nén, không chọn giải pháp gây xung đột, có thể dẫn tới chiến tranh leo thang gây tổn thất cho cả hai phía.
Tàu HQ-604 khi nhận lệnh ra Gạc Ma. Ảnh: Tư liệu Lữ đoàn 125. (Ảnh tư liệu)
Đó là cách giải quyết tầm cao của một dân tộc. Đảng và Nhà nước lãnh đạo biết đưa dân tộc tránh khỏi hiểm họa, chứ không phải chúng ta sợ. Trong lịch sử trên thế giới có những cuộc tranh chấp giữa hai quốc gia, chỉ một quyết định sai lầm đã dẫn tới những cuộc chiến tranh ác liệt, hy sinh tổn thất lớn cho mỗi bên.
Thực tế hiện nay chúng ta cũng đã và đang kiên trì đấu tranh, tìm các biện pháp mang tính hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế để khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Lịch sử đã chứng minh sự anh dũng, bất khuất của dân tộc ta trước kẻ thù. Dân tộc chúng ta luôn yêu chuộng hòa bình, trọng sự hữu hảo với các nước xung quanh, luôn luôn chọn con đường đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc đúng đắn, hợp lý. Dù cho bất cứ là ai, nhưng nếu cậy sức mạnh, lúc nào cũng cư xử một cách trịch thượng, tôi chắc chắn không bao giờ khuất phục được dân tộc ta, một dân tộc có truyền thống yêu nước từ ngàn đời nay.
Là vị tướng từng trải qua nhiều chiến trận, điều gì khiến ông thấy ấn tượng và tự hào về hình ảnh của những chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam trong trận Gạc Ma?
- Thực sự với tôi, một người lính, rồi trở thành một sĩ quan, đã trải qua rất nhiều trận đánh ác liệt, chứng kiến nhiều tấm gương hy sinh anh dũng, nhưng hình ảnh các chiến sĩ hải quân cho tàu HQ 505 - con tàu đã bị trúng đạn và có nguy cơ chìm - lao lên bãi đá cạn (Cô Lin) để bảo vệ chủ quyền là hình ảnh sâu sắc nhất. Tàu tuy nhỏ, quân chúng ta ít nhưng chúng ta đã bảo vệ chủ quyền bằng tất cả những gì có một cách đầy anh dũng, sáng tạo.
Hình ảnh những chiến sĩ hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam đó có lẽ phía bên địch cũng phải "ngả mũ". Khi nói về câu chuyện này, các cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân đều rất xúc động.
Sự kiện Gạc Ma cách đây 30 năm để lại bài học gì cho chúng ta trong việc gìn giữ, bảo vệ chủ quyền, thưa ông?
- Điểm lại lịch sử, có thể thấy điều quan trọng nhất là phải luôn luôn cảnh giác. Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng tiếp tục khẳng định xây dựng một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, trong đó có lực lượng Hải quân.
Hiện nay tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nhân tố khó lường. Các nước lớn có sự điều chỉnh chiến lược, vừa cạnh tranh, vừa kiềm chế lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng. Đặc biệt, tình hình Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều động thái mới, hành động mới của nước ngoài, như: Cải tạo, mở rộng, quân sự, dân sự hóa các đảo nhân tạo... uy hiếp trực tiếp đến chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Việt Nam. Tình hình đó cho thấy nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc có những tính chất mới, ngày càng nặng nề, khó khăn, phức tạp, quyết liệt và lâu dài. Điều đó đặt ra cho Quân chủng Hải quân những trọng trách lớn lao, đòi hỏi phải đẩy mạnh xây dựng Quân chủng "Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại".
Trên thực tế, Đảng và Nhà nước ta đã dành sự đầu tư rất đáng kể để hiện đại hóa lực lượng hải quân (vừa mua của nước ngoài, vừa sản xuất). Đây là hướng đi đúng đắn, phù hợp để đáp ứng nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Xin cảm ơn Trung tướng!
Theo Danviet
Chiến tranh 1979: Quân Trung Quốc đã nhát gan như thế nào? Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm cho hay: "Khi xung phong thì quân Trung Quốc lấy số đông làm chính, ào ào xông lên. Khi ta nổ súng thì họ chạy luôn". Mới đây Tờ Hoàn Cầu thời báo, Trung Quốc trắng trợn tung clip tái hiện cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979 vẫn được truyền thông nước này gọi là:...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phát hiện 1 tấn thịt lợn 'xuất huyết ngoài da' chuẩn bị lên lò quay

Xe cứu thương lật bên đường sau cú va chạm với ô tô con

Huy động cả máy xúc mở đường chữa đám cháy lớn ở quận Nam Từ Liêm

Giám đốc Công an Hà Nội chỉ đạo xác minh thông tin cán bộ công an bị tố đánh người

TP.HCM: Một người tử vong nghi bị điện giật khi bơm nước mưa

Cảnh tượng khác thường trên cầu Cần Thơ

2 xe vút nhanh qua ngã tư TP Thái Bình, người phụ nữ tử vong

Cán bộ xã hành hung cô gái 23 tuổi có bị xử lý?

Lý do bất ngờ người phụ nữ tạt đầu ô tô, đập bể kính xe trên phố

Xe khách chở hàng chục người lật ngửa bên quốc lộ lúc rạng sáng

Bí thư Cao Bằng: Đi siêu thị mua hàng cũng phải đọc số điện thoại

Cá voi liên tiếp dạt vào bờ biển Quảng Ngãi
Có thể bạn quan tâm

Khởi tố tài xế ô tô gây tai nạn làm chết người
Pháp luật
23:45:27 13/05/2025
Israel tuyên bố 'toàn lực' tiến quân vào Dải Gaza để tiêu diệt Hamas
Thế giới
23:43:53 13/05/2025
1 mỹ nhân Việt bất ngờ tuyên bố: Từ nay tôi không muốn làm "bé ba" nữa
Hậu trường phim
23:40:52 13/05/2025
Sau rằm tháng 4 âm lịch, những con giáp này cần buông bỏ quá khứ, đối diện với hiện tại và hướng tới tương lai trong chuyện tình cảm
Trắc nghiệm
23:39:18 13/05/2025
2 ngọc nữ "con nhà nòi" hàng đầu Hàn Quốc: Nhan sắc được cả thế giới ngợi ca, đời thực còn "xịn" hơn phim
Sao châu á
23:27:55 13/05/2025
Ca sĩ Hiền Hồ và chặng đường đầy thử thách lấy lại hình ảnh
Nhạc việt
23:01:13 13/05/2025
Lần cuối cùng Như Quỳnh gặp Phi Nhung: "Tôi đâu có ngờ"
Sao việt
22:51:54 13/05/2025
Phim mới của Lee Min Ho và Jisoo gây tranh cãi
Phim châu á
22:34:31 13/05/2025
Vũ trụ bị phân hủy và biến mất sớm hơn vẫn tưởng?
Lạ vui
22:31:07 13/05/2025
Nghi vấn Elon Musk là cha 2 con sinh đôi của Amber Heard
Sao âu mỹ
22:29:11 13/05/2025