Khi “bệnh chửi” lây lan trong giới trẻ
Bực dọc một chuyện bất kỳ: Chửi. Bị điểm kém: Chửi. Không thích đứa bạn ngồi cùng bàn: Chửi. Không đến được buổi hẹn với bạn bè: Chửi. Thậm chí là chửi yêu để bày tỏ tình cảm. Các cô cậu học trò còn tung hẳn “cẩm nang” chửi cho bài bản…
Đó là một thực tế trong giới teen hiện nay.
“Vung vãi” mới… sành điệu
Không biết từ bao giờ, các xì tin đã quen thay những câu khẳng định, câu hỏi của mình bằng loại ngôn ngữ “văng tứ tung”. Thậm chí còn bị coi là quê, nếu không mở đầu câu chuyện bằng “ĐM…”!!!
Chuyện học sinh chửi bậy thời nay đã trở thành bình thường. Hiếm khi đứng trước cổng trường cấp 3 nào (kể cả trường chuyên, trường điểm) mà không thấy bóng dáng vài áo trắng văng “phụ khoa” tứ tung. Càng là “hot boy”, “hot girl” lại càng văng nhiều như để khẳng định vị trí “Vip” của mình.
Nhưng với các trai tài gái sắc ngày nay, thì không hẳn có việc gì mới chửi bậy, họ đã chuyển sang “ nói bậy”, nghĩa là bất cứ chuyện gì cũng lôi từ bậy vào chứ không nhất thiết ghét ai mới chửi.
“Bệnh chửi bậy” đang lan nhanh trong giới trẻ
Phương Linh (Trường THPH TH, Hà Nội) chia sẻ: “Lớp tớ ai cũng nói bậy. Nói nhiều đến thành thói quen ấy. Chúng tớ không cho rằng những từ như ĐM, ĐC… là bậy nữa, dù sao còn bình thường chán so với mấy từ bọn con trai hay nói. Có những đứa mở mồm là l…, b… rồi. Nghe ghê lắm!”.
Lý do của Phạm Tuấn (Trường HM, Hà Nội) thì nghe có vẻ to tát hơn: “Cuộc sống, việc học hành đôi khi có quá nhiều thứ khiến bọn tớ ức chế. Việc nói bậy, chửi bậy giúp chúng tớ phần nào giải tỏa những ức chế ấy. Khi điên tiết, chửi được ra vài câu thấy nhẹ lòng hơn, đỡ bực mình hơn. Vả lại, người lớn cũng nói bậy đầy ra đó thôi”.
Dạo quanh những blog của thế hệ 9X, chúng ta không khỏi “sốc” khi rất nhiều blogger sử dụng ngôn ngữ chửi một cách vô tư, có bài bản. Bực dọc một chuyện bất kỳ: Chửi. Bị điểm kém: Chửi. Không thích đứa bạn ngồi cùng bàn: Chửi. Không đến được buổi hẹn với bạn bè: Chửi. Và nữa, thậm chí là chửi yêu để bày tỏ tình cảm.
Video đang HOT
Vấn đề này đã được các teen tranh luận rất thẳng thắn và đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, nhưng phần nhiều các teen tỏ ra ủng hộ, thông cảm, thậm chí coi chửi bậy là “một phần tất yếu”. Tại trang web Quangtrung.org, nickname Họa My chia sẻ: “Bản thân tôi không bao giờ nghĩ chửi bậy là xấu. Cá nhân tôi luôn chửi bậy. Chửi bậy là một cách để xả stress. Đôi khi bạn bè thân thiết cũng luôn chửi nhau vì chửi bậy rất vui, giải tỏa tâm lý mỗi khi học hành căng thẳng, ngoài ra còn là để thể hiện xem thằng nào nghĩ ra nhiều câu chửi hay”.
Nick name Thúy Vịt tỏ ra rất am hiểu trong lĩnh vực này, bày tỏ: “Theo tớ định nghĩa thì chửi bậy là một trong những cách biểu lộ cảm xúc ở mức độ cao trào, lúc tức giận, lúc vui vẻ. Nhưng con gái mà chửi nhiều thành câu cửa miệng, nghe sẽ rất khó chịu. Chửi bậy thì chửi làm sao cho đúng lúc đúng chỗ, đúng hoàn cảnh, đúng người đúng tội, chửi làm sao có văn hoá, thấm vào lòng người để người ta không hiểu nhầm mình là vô văn hoá?. Nếu được sử dụng đúng cách thì chửi bậy hoàn toàn không phải là một hành động vô văn hoá”.
Không ít teen đã tỏ ra đồng tình với ý kiến trên. Nhưng cũng có những ý kiến hoài nghi, lo lắng: “Chẳng nhẽ thiếu văn minh bây giờ lại là hay sao??? Em không hiểu được xã hội ngày nay như thế nào nữa? Đi đến đâu cũng thấy những lời nói bậy, nói tục, thiếu văn hoá. Ngay cả tại các trường chuyên lớp chọn bây giờ cũng không hề giữ được nếp sống văn minh như thời trước. Làm thế nào để hết những tệ nạn này đây?”.
Một cách xả… stress?
Một thầy giáo THPT (Hà Nội) cho biết, không phải chỉ có học sinh (HS) hạnh kiểm kém, học dốt mới nói tục, chửi bậy mà ngay cả HS trường chuyên, lớp chọn cũng nói bậy. Nó như một căn bệnh, một trào lưu khiến các em bị lây nhiễm rất nhanh và coi đó là “chuyện thường”.
Theo TS.Trịnh Hòa Bình (Viện Xã hội học Việt Nam) thì việc giới trẻ, kể cả học sinh, sinh viên, công chức nói tục, chửi bậy ngày càng phổ biến. Nhiều người coi nói tục chửi bậy là một thứ đồ trang sức, là cách thể hiện với mọi người là tôi rất dân dã, hòa đồng và không lạc lõng giữa số đông. Một lý do nữa, đó là hình như người ta nói bậy, nói tục cũng là một sự giải thoát, xả stress, là một sự phủ định xã hội hiện tại.
TS Trịnh Hòa Bình cảnh báo, việc nói tục chửi bậy thường xuyên kéo dài, kể cả trong một bộ phận người thầy làm cho bầu không khí xã hội bị vẩn đục. Việc nói tục chửi bậy cũng như việc nói ngoa nghĩa… làm méo mó, biến dạng ngữ pháp tiếng Việt, không trong sáng tiếng Việt. Nói tục, chửi bậy làm cho phong cách, hình ảnh của giới trẻ Việt Nam thiếu đi phần đàng hoàng, văn minh.
Cái chuẩn mực dường như đang bị đánh rơi đâu đấy. Việc giữ được chuẩn mực không quá khó cũng không dễ, nó là một sự giằng co giữa cái đẹp và cái xấu mà con người phải vượt qua. Cuộc sống ngày nay đòi hỏi phải giản dị nhưng không giản đơn, ngắn gọn nhưng không cụt lủn, thô mộc nhưng không thô lỗ.
TS.Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội cho rằng: Có 3 nguyên nhân khiến cho ngôn ngữ của giới trẻ lệch chuẩn là: Trong gia đình, cách nói năng giao tiếp giữa mọi người cũng không chuẩn mực; Trong giờ học thì HS không nói bậy nhưng giờ ra chơi các em vẫn chửi bậy; Còn ở ngoài xã hội, việc nói tục, chửi bậy khá phổ biến nhưng rất ít người lên án.
Thầy Tùng Lâm chia sẻ kinh nghiệm: “Trước tiên, chúng ta phải giáo dục để các em hiểu rõ đâu là chuẩn mực ngôn ngữ, chứ không nên lầm lẫn khi biến phương tiện làm việc thành phương tiện giao tiếp. Lời nói lệch chuẩn sẽ có thể dẫn đến tư duy, hành vi lệch lạc. Vì thế, việc làm méo mó ngôn ngữ tiếng Việt cần phải được lên án”. Cần xây dựng phong trào giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt để HS hiểu và thực hiện theo.
Theo Pháp Luật Việt Nam
Phụ huynh cũng bị xếp loại... 'cá biệt'
Không ít phụ huynh có hành vi và cách dạy con làm ảnh hưởng lớn đến việc phát triển nhân cách của con em mình và "vô hiệu hóa" mọi nỗ lực giáo dục học sinh (HS)của nhà trường.
Tại một trường THCS ở quận 8 (TP HCM), một HS lớp 6 thường xuyên đi ra ngoài trong giờ học mà không xin phép, thường không mang dép lên lớp, bài vở thiếu trước thiếu sau. Năm lần bảy lượt được mời, phụ huynh mới chịu diện kiến ban giám hiệu.
Phụ huynh khoanh tay trình bày với hiệu trưởng: "Thưa thầy, nhà tôi làm nghề mổ heo, không có thời gian dạy con, nhờ thầy cô dạy dỗ cháu giùm".
Thầy hiệu trưởng vừa tiễn phụ huynh này ra tới cửa, chưa kịp bước vào phòng đã nghe "bốp!". Người mẹ tát một cái như trời giáng vào mặt con và gầm lên: "Mẹ mày mua cho mày bao nhiêu đôi dép rồi. Mày muốn chết không? Tao đánh cho mày bớt ngu".
Dạy con bằng nắm đấm
Hiệu phó một trường THCS ở quận Bình Thạnh, TP HCM kể trong trường chị có ba HS cá biệt, thích gây gổ, đánh nhau với bạn hơn thích học. Ba HS này chửi bậy và nói bậy - những câu mà nhiều thầy cô giáo nghe qua phải giật mình. Chị gửi giấy mời phụ huynh lên làm việc thì không thấy trả lời, phải đến khi giấy mời có thêm dòng chữ: "Nếu phụ huynh không hợp tác, nhà trường sẽ không tiếp tục nhận HS vào học" trường mới gặp được phụ huynh.
Cách hành xử của phụ huynh ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của con em mình. Trong ảnh: phụ huynh đợi đón con trong lễ khai giảng tại một trường tiểu học ở quận 5, TP HCM
Tại buổi làm việc, bố của HS L. mặt đỏ phừng phừng đề nghị: "Nó hư, cô cứ oánh cho nó chết. Thằng này lì lắm. Ở nhà, tôi đã đánh đến tóe máu mà nó vẫn không chừa cái tật".
Xong việc, vừa kéo con ra về người cha vừa mắng con oang oang: "Cái đồ còn ngu hơn bò. Cho mày ăn học để làm gì hả? Để cho người ta kêu tao vào mắng vốn à? Lần sau tao còn bị kêu nữa là cho mày ở nhà đi hốt phân bò, nghe chưa?".
Trong khi đó, tại một trường THPT ở quận 10, một HS sử dụng điện thoại trong giờ học bị giáo viên bắt được, em thách thức: "Bà đánh tui đi. Tui thưa (kiện) bà liền". Bị ban giám hiệu mời lên "uống nước trà", HS tường trình: "Má dặn con nói vậy".
Nhưng khi giáo viên trao đổi với phụ huynh thì chị này lắc đầu nguầy nguậy: "Tui có nói vậy đâu" đến nỗi cậu HS phải gắt lên với mẹ: "Bà nói chứ ai. Bà kêu tui nếu cô giáo đánh thì nói ngay để bà đi thưa".
"Cái này không được nha cô"
"Là trường mầm non tư thục nên phụ huynh có thể vào lớp bất cứ lúc nào và góp ý với giáo viên bất cứ việc gì. Lớp mình có một HS thuộc hàng khá giả, mẹ bé không đi làm nên có nhiều thời gian. Chị ấy hay vào lớp thăm con, có khi một ngày vào ba lần và mỗi lần ở lại cả tiếng đồng hồ để giám sát cô giáo.
HS lớp mầm (3 tuổi) hầu hết đã biết cầm muỗng tự múc ăn, riêng con chị chưa biết nên mình tập cho bé biết tự phục vụ bản thân. Thấy thế, chị nghiêm giọng: "Cô đút cho bé ăn chứ bé tự múc rơi vãi hết lên quần áo, cơm canh nóng dễ bị phỏng lắm". Ăn xong, HS tự cầm tô của mình ra xếp vào khay và tự đem ghế của mình xếp lại cùng các bạn, chị cũng can thiệp: "Cô đừng bắt cháu làm như thế, bé ốm yếu, lỡ ghế rớt lên chân là gãy xương".
Rất nhiều việc chị đề nghị cô giáo làm thay cho cháu với lời hứa: "Các cô ráng chăm cho cháu tốt, cuối tháng mẹ sẽ bồi dưỡng".
Câu nói này được nhắc đi nhắc lại trước mặt các HS khiến con chị hay sai bảo cô giáo: "Cô ơi, cởi quần cho con đi ị (đa số HS 3 tuổi đều đã biết tự cởi quần và ngồi bồn cầu). Cô ơi mang đồ chơi qua đây cho con. Cô ơi lấy nước cho con uống...".
Cứ sau mỗi câu như thế bé lại nhấn mạnh: "Cô ráng chăm con cho tốt đi, cuối tháng mẹ sẽ bồi dưỡng mà". Chúng tôi giải thích cho bé thì bé kể: "Mẹ bảo mỗi tháng đóng cho các cô mấy triệu đồng để cô chăm con, chứ con tự làm hết thì đi học làm gì". Kể xong câu chuyện, chị T.T. - giáo viên một trường mầm non tư thục ở quận 1 - chép miệng: "Mới 3 tuổi, bé đã biết dùng đồng tiền làm phương tiện sai bảo mọi người".
Trong khi đó, các cô giáo ở lớp Thỏ Ngọc (HS từ 24-36 tháng) trường mầm non tư thục Đ (quận 9) lại khổ vì một phụ huynh có trình độ thạc sĩ kinh tế. Giờ ăn, cô lau miệng cho cháu bằng khăn giấy, phụ huynh chỉnh ngay: "Cái này không được nha cô, đây là giấy cuộn chỉ dùng đi vệ sinh chứ không lau miệng được, mất vệ sinh lắm".
Bé nhà trẻ hay bị chảy mũi, cô lấy khăn giấy lau mũi cho cháu, phụ huynh góp ý: "Cái này không được nha cô. Lau mũi bằng khăn giấy rất dễ khiến bé bị ho, phải lau bằng khăn mùng ấy"...
Các cô giáo cho biết cũng có chuyện phụ huynh góp ý đúng nhưng khó chịu nhất là cách nói "bề trên": Cái này không được nha cô. Câu nói này khiến HS xem cô như ôsin trong nhà. Bé không chịu ăn là nạt cô: "Không được đút bé ăn nữa". Buổi chiều, không chịu tắm, bé cũng nói: "Cái này không được nha cô, cô không được tắm cho bé".
Theo Tuổi Trẻ
Phản cảm kiểu cứ mở miệng là văng tục của teen Những status mà T. treo mấy ngày liền trên YM là nguyên nhân một trận chiến nảy lửa giữa T. với cô bạn mà cậu theo đuổi từ ngày cấp 3. Nói "bậy" cho phong cách? Hiện nay, ăn tục chửi thề dường như đã trở thành thành trào lưu phản cảm trong một bộ phận bạn trẻ. Ra ngoài đường, tới cổng...