Khi bạn quên mùi cơ thể người thương: có thể đó là dấu hiệu của căn bệnh mất trí nhớ
Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Canada thêm 1 lần nữa khẳng định mối liên hệ của chứng bệnh mất trí nhớ và mùi cơ thể.
Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, khứu giác là 1 trong những giác quan gắn chặt với trí nhớ hơn là thị giác, vị giác, xúc giác hay thính giác…
Lý do được giới khoa học đưa ra đó là do trung tâm xử lý khứu giác nằm trên vỏ não gần vùng trí nhớ và cảm xúc nên một mùi quen thuộc có thể gợi nhớ những hình ảnh xa xưa hay nhiều cảm xúc vui buồn khác nhau.
Và mới đây, nghiên cứu đăng tải trên tạp chí khoa học Nature Communications của các nhà khoa học ĐH Toronto (Canada) đã chỉ ra thêm 1 cơ chế nữa cho phép não tái hiện lại những trải nghiệm giác quan sống động từ trí nhớ.
Từ đó, các chuyên gia rút ra kết luận rằng việc lãng quên mùi, đặc biệt là mùi cơ thể của người thân, người yêu là 1 dấu hiệu sớm của căn bệnh mất trí nhớ.
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu của tác giả Afif Aqrabawi cũng tìm thấy 1 vùng não ẩn chứa nhiều bí ẩn được gọi là “hạt nhân khứu giác trước” (anterior olfactory nucleus – AON).
Video đang HOT
Được biết, vùng AON này là nơi các dữ liệu mùi hương được tích hợp với thông tin về không gian, thời gian – hay nói đơn giản hơn đó chính là nơi cư trú của bộ nhớ mùi.
Càng nghiên cứu sâu hơn, giới khoa học Canada càng phát hiện ra rằng vùng AON có sự kết nối chặt chẽ với vùng hồi hải mã hippocampus – khu vực được biết đến với vai trò cốt lõi xử lý thông tin, lưu giữ khoảnh khắc chúng ta trải qua.
Nếu như vùng hồi hải mã mạnh khỏe, chúng sẽ liên kết với những bộ phận khác để lưu giữ thông tin, hình thành kí ức và điều phối khả năng định hướng không gian, từ đó chống lại chứng bệnh mất trí nhớ.
Tiến hành thử nghiệm trên chuột, các chuyên gia nhận thấy những cá thể chuột kết nối vùng hồi hải mã – AON dễ dàng tìm được đường trở về khi kí ức không – thời gian kết hợp với mùi hương được tái hiện. Trong khi đó, với những cá thể chuột không có kết nối với hồi hải mã thì chúng lại gặp khó khăn, bối rối, đôi khi không tìm về được nơi quen thuộc.
Ở người, sự ngắt kết nối này chủ yếu nằm ở mùi hương quen thuộc. Theo nhóm nghiên cứu, biết được sự mất mát bộ nhớ mùi này, đó sẽ là cơ sở để bác sĩ chẩn đoán sớm chứng mất trí nhớ ở người.
Nguồn: UCNews
Theo Helino
Mẹ nên tránh nước hoa khi cho con bú
Trang điểm hoặc dùng nước hoa, phấn thơm khi cho con bú khiến trẻ cảnh giác, khó ăn, dị ứng, thậm chí tuyệt thực.
Các nhà nghiên cứu cho biết, khứu giác là cơ quan cảm giác mẫn cảm nhất ở trẻ sơ sinh. Mùi cơ thể người mẹ ảnh hưởng không nhỏ tới trẻ. Nếu ngửi thấy mùi sữa mẹ, trẻ rất vui vẻ, hào hứng muốn ăn, có lợi cho sự phát triển của trẻ. Nếu mẹ trang điểm quá đậm, mùi thơm của son phấn, nước hoa... làm trẻ không nhận ra mẹ mình, nảy sinh tâm lý cảnh giác, lo lắng, khóc, khó ngủ, thậm chí tuyệt thực.
Chị Nguyễn Lan Anh (Ba Vì - Hà Nội) có con nhỏ đang trong thời kỳ bú sữa mẹ. Tuy nhiên, chị thường xuyên trang điểm đậm khi ra ngoài, dùng nước hoa, phấn thơm trên cơ thể. Một vài lần cho con bú, con chị có biểu hiện khóc nhiều, bú ít và kém gần gũi với mẹ.
Bác sĩ Nguyễn Quỳnh Nga, Bệnh viện sản phụ khoa Hà Nội cho biết, khi sinh ra, cơ quan khứu khác của trẻ đã quen với mùi cơ thể mẹ. Khi mẹ trang điểm, mùi phấn son trên da mẹ sẽ làm cho trẻ cảnh giác, không muốn gần gũi, sẽ có biểu hiện khóc nhiều, không bú mẹ, có nhiều trường hợp bé bị dị ứng trên da.
Cũng theo bác sĩ Nga, trong thời gian cho con bú, các mẹ sẽ có cảm giác đau núm vú hoặc vú bị nhiễm khuẩn...Nguyên nhân chủ yếu của những hiện tượng này là do lượng sữa được sản sinh ra quá nhiều làm cho vú bị căng, gây khó khăn cho trẻ khi bú. Nhiều bà mẹ thường xuyên vệ sinh ngực bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa có mùi thơm. Dưới tác dụng của cơ giới hoặc hóa học, chất tẩy rửa này có thể làm mất đi chức năng bảo vệ của lớp sừng trên bề mặt da, khiến cho bề mặt da bị tổn thương. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển, lâu dần có thể gây viêm vùng ngực và ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé.
Bác sĩ Nga khuyên
- Mẹ không nên trang điểm quá đậm, hoặc sử dụng những mỹ phẩm có mùi thơm trong thời kỳ cho con bú. Điều này sẽ khiến bé sợ hãi, lo lắng, kén ăn.
- Nếu mẹ trang điểm hoặc sử dụng các loại nước hoa, phấn thơm, cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ trước khi lại gần con và cho con bú.
- Chỉ nên dùng nước ấm để vệ sinh vùng ngực hoặc sử dụng các loại sữa tắm với tác dụng dịu nhẹ.
- Trong thời gian cho con bú, cần phải giữ 2 vú luôn ở trạng thái sạch sẽ và phải đảm bảo độ khô ráo cần thiết.
- Khi thấy núm vú bị dập nhỏ và cảm thấy đau, tốt nhất nên cho trẻ ngừng bú, bôi dầu hoặc kem dưỡng da để vú được lành nhanh hơn, tránh gây truyền nhiễm cho trẻ.
Thúy Quỳnh
Theo vnexpress.net
Dù có là "thánh ngủ khỏe" nhưng ai cũng lờ đờ 1, 2 tiếng sau khi thức dậy, lý do là vì... Hiểu được cơ chế của quán tính ngủ, bạn sẽ biết cách đỡ mệt người hơn mỗi khi thức dậy. Người ta có câu: "Buồn nào rồi cũng sẽ qua/ Chỉ có buồn ngủ không tha ngày nào". Chuyện này dĩ nhiên... quá đúng! Nhưng điều kỳ lạ là vì sao ta đã ngủ đủ mà sáng nào cũng ngáp, phải loay hoay...